100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 21 theo The New York Times (Phần 8)
100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 21 theo The New York Times (Phần 8)

>> 100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 21 theo The New York Times (Phần 7)

>> 100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 21 theo The New York Times (Phần 6)

>> 100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 21 theo The New York Times (Phần 5)

>> 100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 21 theo The New York Times (Phần 4)

>> 100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 21 theo The New York Times (Phần 3)

>> 100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 21 theo The New York Times (Phần 2)

>> 100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 21 theo The New York Times (Phần 1)

 

29/ “The Last Samurai” (tạm dịch: Samurai cuối cùng) của Helen DeWitt (2000)

Sibylla, một người Mỹ xa xứ ở Anh, là một học giả xuất sắc. Con trai nhỏ của cô, Ludo, là một thần đồng, thông thạo “Odyssey” và ngữ pháp tiếng Nhật, rất thích các bộ phim của Akira Kurosawa. Có hai câu hỏi được đặt ra: 1) Ai là thiên tài thực sự? 2) Cha của Ludo là ai? Cuộc tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi số 2 của Ludo đã tạo nên cốt truyện vừa hài hước, nhưng cũng tàn nhẫn, mà vẫn đầy tính nghệ thuật. 

 

28/ “Bản đồ mây” của David Mitchell (2004)

Cuốn tiểu thuyết đầy tham vọng hài hước nhất của Mitchell thực sự là một sự cô đọng và khó hiểu của những ý tưởng, phong cách và môi trường. Cuốn sách thuộc thể loại sử thi, khoa học viễn tưởng bao gồm sáu câu chuyện riêng lẻ trải dài từ thế kỷ 19 đến tương lai xa, cho thấy tác động, giao thoa lẫn nhau giữa hành động của cá nhân với cá nhân khác và cả nhân loại: từ New Zealand những năm 1850 đến những năm 1930, Bỉ, California, nước Anh thời cận đại, Hàn Quốc thời kỳ đen tối, Hawaii… 

 

27/ “Americanah” của Chimamanda Ngozi Adichie (2013)

Ifemelu và Obinze còn trẻ và yêu nhau khi họ rời Nigeria do quân đội cai trị để đến phương Tây. Ifemelu xinh đẹp, tự tin nhưng khi đến Mỹ, dù thành công trong học tập nhưng lần đầu tiên cô phải vật lộn vì mình là người da màu. Obinze trầm lặng, chu đáo đã hy vọng được tham gia cùng cô, nhưng sau sự kiện 11/9, nước Mỹ đóng cửa với anh. Thay vào đó, anh lao vào một cuộc sống nguy hiểm, không có giấy tờ ở London.

 

26/ “Chuộc tội” của Ian McEwan (2002)

Lấy bối cảnh nước Anh trong Thế chiến thứ hai, Atonement là một câu chuyện về tình yêu, về chiến tranh và về khả năng hủy diệt của trí tưởng tượng. Tác giả khắc họa thành công những mâu thuẫn nội tâm của các tuyến nhân vật. Tình yêu, sự thù hận, lỗi lầm... tất cả đem lại một "thế chiến" khác trong sâu thẳm tâm hồn. Tác phẩm được chuyển thể thành phim và đoạt giải quả cầu vàng phim bi xuất sắc nhất năm 2008.

 

25/ “Random Family” (tạm dịch: Gia đình ngẫu nhiên) của Adrian Nicole LeBlanc (2003)

Hơn 20 năm sau khi được xuất bản, “Random Family” vẫn có chiều sâu, sức hút mãnh liệt. Trong cuốn sách này, Adrian Nicole LeBlanc khiến độc giả đắm chìm trong sự phức tạp của khu ổ chuột, tiết lộ những câu chuyện cổ tích thực sự ẩn giấu đằng sau giới xã hội đen, những kẻ buôn ma túy ngập trong vàng. Tập trung vào hai mối tình lãng mạn, “Random Family” là câu chuyện về những người trẻ cố gắng vượt qua số phận của mình.

 

24/ “Vòm rừng” của Richard Powers (2018)

“Vòm rừng” là câu chuyện xoay quanh 9 người Mỹ với những trải nghiệm đời sống độc đáo đã tìm thấy sự kết nối sâu sắc với từng loại cây. Như gia đình Hoels qua nhiều thế hệ đã sống cùng với cây hạt dẻ, một loại cây hiếm và đã chống chọi được bệnh đốm cam, căn bệnh làm diệt vong hơn bốn tỷ cây hạt dẻ trên khắp nước Mỹ. Một bi kịch khác là của người cha Mimi Ma, ông đã trồng cây dâu tằm để vinh danh gia tộc sau khi trốn thoát khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, cuối cùng ông đã t.ự t.ử khi cây dâu tằm mục ruỗng… Thoạt nhìn, mỗi một người họ không có sợi dây liên hệ nào với nhau; nhưng bằng độ dài sử thi và sự sắp đặt tình tiết khéo léo, Richard Powers đã tạo nên bản đồ những mối quan hệ với thiên nhiên thông qua các nhân vật này, như trình tự diễn biến của một cái cây: từ gốc rễ, thân, ngọn và cuối cùng hóa thân thành những hạt giống.

Những con người đó với nhiều cách khác nhau, gắn kết lại cùng nhau trong một sứ mệnh lớn lao, bảo vệ thiên nhiên, chống nạn phá rừng, cứu lấy sự sống còn của cây, trước khi những cây cổ thụ hàng triệu năm cuối cùng ngã xuống.

 

23/ “Hateship, Friendship, Courtship, Loveship, Marriage” (tạm dịch: Hận thù, Tình bạn, Lời tỏ tình, Tình yêu, Hôn nhân) của Alice Munro (2001)

Trong những câu chuyện này, cuộc sống được thể hiện rõ nét thông qua những sự kiện đơn lẻ hoặc những ký ức bất chợt hiện về. Quá khứ, như các nhân vật của Alice Munro khám phá, được tạo nên không chỉ bởi những gì được nhớ mà còn cả những gì không còn nữa. Quá khứ vẫn ở đó, chỉ hiện ra như một bức tranh nhưng nếu không được gợi lại trong tâm trí ai đó thì dường như chúng chưa từng tồn tại. Người phụ nữ nhìn lại tuổi trẻ của mình, nhìn lại những cuộc hôn nhân đầu tiên khi họ còn ngây thơ và tin tưởng, nhìn lại lối sống hẹp hòi, khó ưa và đòi hỏi của những người chồng. 

 

22/ “Behind the Beautiful Forevers” (tạm dịch: Ẩn sau vẻ đẹp vĩnh hằng) của Katherine Boo (2012)

Nếu bộ phim đình đám “Triệu phú khu ổ chuột” mang đến cho thế giới một câu chuyện thú vị về việc vượt qua sự phân biệt giai cấp ở Ấn Độ nhờ sự may mắn và hoàn toàn không thể xảy ra, thì khám phá này của Katherine Boo về một số cuộc sống liên kết với nhau ở vùng ngoại ô tồi tàn của Mumbai là một hiện thực. 

Câu chuyện đầy kịch tính về những gia đình phấn đấu hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn ở Annawadi, một khu định cư tạm bợ dưới bóng những khách sạn sang trọng gần sân bay Mumbai. Khi Ấn Độ bắt đầu thịnh vượng, người dân Annawadi tràn đầy hy vọng. Abdul, một thiếu niên dám nghĩ dám làm, nhìn thấy “một gia tài” trong số rác tái chế mà những người giàu hơn vứt đi. Trong khi đó Asha, một người phụ nữ có tham vọng, lại có kế hoạch mờ ám hơn để gia nhập tầng lớp trung lưu. Với một chút may mắn, cô con gái xinh đẹp của cô, “cô gái giỏi nhất” của Annawadi, có thể trở thành nữ sinh đầu tiên tại đây tốt nghiệp đại học. Và ngay cả những đứa trẻ nghèo nhất, như tên trộm trẻ tuổi Kalu, cũng cảm thấy mình đang tiến gần hơn đến ước mơ của mình. Nhưng sau đó Abdul bị buộc tội oan trong một thảm kịch kinh hoàng; khủng bố và suy thoái kinh tế toàn cầu làm rung chuyển thành phố; và những đàn áp về tôn giáo, đẳng cấp, tình dục, quyền lực và sự đố kỵ về kinh tế trở nên tàn bạo. 

Với trí tuệ, sự hài hước và cái nhìn sâu sắc về những gì kết nối con người với nhau trong thời đại đầy biến động, “Behind the Beautiful Forevers” dựa trên nhiều báo cáo, đưa người đọc đi sâu vào một trong những thế giới ẩn giấu của thế kỷ XXI và vào lòng mỗi gia đình không thể nào quên.

 

21/ “Evicted” (tạm dịch: Đánh đuổi) của Matthew Desmond (2016)

Trong “Evicted”, nhà xã hội học Princeton và MacArthur Matthew Desmond theo chân tám gia đình ở Milwaukee khi họ đấu tranh để giữ lại mái nhà. “Evicted” đã thay đổi hiểu biết của chúng ta về nghèo đói và bóc lột kinh tế, đồng thời cung cấp những ý tưởng mới để giải quyết một trong những vấn đề tàn khốc nhất của nước Mỹ thế kỷ 21. Những hy vọng và mất mát khó quên của nó nhắc nhở chúng ta về vai trò của mái nhà, nếu không có nó thì không thể có được điều gì khác.

 

20/ “Erasure” (tạm dịch: Xóa) của Percival Everett (2001)

Sự nghiệp viết lách của Thelonious "Monk" Ellison đã chạm đáy: ản thảo mới nhất của anh đã bị mười bảy nhà xuất bản từ chối dù những cuốn tiểu thuyết trước đây của anh đã được "giới phê bình đánh giá cao". Anh dường như bị đẩy ra bên lề của giới văn học khi theo dõi thành công vượt bậc của “We's Lives in Da Ghetto”, cuốn tiểu thuyết đầu tay của một người phụ nữ đã từng đến thăm "một số người thân ở Harlem trong vài ngày". Trong khi đó, Monk phải vật lộn với những bi kịch: người mẹ qua đời vì bệnh Alzheimer, anh vẫn vật lộn với dư âm về vụ tự sát của cha mình bảy năm trước. Trong cơn thịnh nộ và tuyệt vọng, Monk viết ra một cuốn tiểu thuyết nhằm mục đích cáo trạng cuốn sách bán chạy nhất của Juanita Mae Jenkins. Anh xuất bản nó nhưng dưới bút danh Stagg R. Leigh, chẳng bao lâu sau nó trở thành Next Big Thing. Cách Monk giải quyết những bi kịch đã thúc đẩy cuốn tiểu thuyết táo bạo, cuồng loạn và tàn khốc một cách lặng lẽ này.



Tags: