100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 21 theo The New York Times (Phần 2)
100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 21 theo The New York Times (Phần 2)
Cùng Trạm tiếp tục khám phá danh sách 100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 21 theo bình chọn của The New York Times. 

 

89/ The Return (tạm dịch: Sự trở về) của Hisham Matar (2016) 

 

Mặc dù được trao giải Pulitzer cho hạng mục tiểu sử, nhưng tác phẩm của Matar viết về hành trình tìm kiếm người cha đã mất trong một vụ bắt cóc năm 1990 ở Cairo lại giống với một câu chuyện trinh thám hấp dẫn, tao nhã, là bức chân dung sắc nét về địa chính trị bị diệt vong.

 

88/ Tuyển tập truyện (cực) ngắn của Lydia Davis

 

Truyện ngắn Lydia Davis dài nhất chỉ hai, ba trang, và phần lớn chỉ vài dòng, thậm chí một câu. Cho dù truyện của bà hình như không thuật lại bất kỳ một câu chuyện nào, thực ra là có đấy, thấp thoáng ở đằng sau. 

 

87/ “Detransition, Baby” (tạm dịch: Lại chuyển hướng) của Torrey Peters (2021)

Tình yêu đã mất lại được tìm thấy và được cấu hình lại trong cuốn tiểu thuyết đầu tay hài hước, sâu sắc của Peters. Một chuyện tình tay ba khó có thể xảy ra giữa hai nhân vật chuyển giới và một phụ nữ đồng tính đã khiến cốt truyện trở nên sâu sắc và chứa đựng nhiều cảm xúc, tạo nên bức chân dung sâu sắc về tình cảm gia đình. 

 

86/ “Frederick Douglass” của David W. Blight (2018)

 

Khi còn trẻ, Frederick Douglass (1818–1895) đã trốn thoát khỏi chế độ nô lệ ở Baltimore, Maryland. Ông thật may mắn khi được bà chủ nô lệ dạy đọc và đã trở thành một trong những nhân vật văn học lớn của thời đại mình. Chính sự tồn tại của của ông đã bóc trần bộ mặt của chế độ nô lệ: với phẩm giá và trí thông minh tuyệt vời, ông chính là minh chứng của sự tàn bạo của chế độ nô lệ. 

 

85/ “Pastoralia” của George Saunders (2000)

 

Được Thomas Pynchon ca ngợi là "duyên dáng, đen tối, chân thực và hài hước", George Saunders mang đến cho chúng ta tuyển tập truyện bán chạy nhất lấy bối cảnh bối cảnh nước Mỹ bị biến dạng, vui nhộn và đáng sợ. 

 

84/ “Lịch sử ung thư - Hoàng đế của bách bệnh” của Siddhartha Mukherjee (2010)

 

Siddhartha Mukherjee đã đưa độc giả đến với ung thư kể từ lần đầu tiên nó được mô tả vào 4.600 năm trước bởi vị thầy thuốc người Ai Cập tên là Imhotep. Cuốn sách là biên niên sử về một căn bệnh cổ xưa – một thời là bí mật, một căn bệnh chỉ nên rỉ tai “nói thầm” với nhau – thường được nói một cách ẩn dụ thành một thực thể biến hình chết người có khả năng len lỏi vào tận các mặt chính trị, khoa học, y khoa, và thường được mô tả chắc chắn như một bệnh dịch khủng khiếp trong thế hệ chúng ta.

Cuốn sách nỗ lực đi vào tâm trí của căn bệnh bất trị này, để hiểu rõ đặc tính của nó, và để đánh tan huyền thoại bí ẩn về nó. Theo Mukherjee, cuốn sách này giúp trả lời câu hỏi muôn thuở của bệnh nhân: "Tôi sẵn sàng tiếp tục chiến đấu, nhưng tôi cần biết tôi đang chiến đấu với cái gì." Nhưng mục đích tối thượng của Siddhartha Mukherjee là đặt một câu hỏi vượt ra ngoài cuốn tiểu sử này: liệu ung thư có còn xâm chiếm tâm trí chúng ta trong tương lai không? Liệu có thể loại bỏ hoàn toàn căn bệnh này ra khỏi cơ thể và xã hội chúng ta không?

 

83/ “When We Cease to Understand the World” (tạm dịch: Khi chúng ta không còn hiểu thế giới) của Benjamín Labatut (2021) 

 

Cuốn sách cho chúng ta thấy những bộ óc vĩ đại đang dấn thân vào những nơi nguy hiểm, chưa được khám phá. Với cách viết chi tiết kỳ diệu, Benjamin Labatut mở ra câu chuyện về các nhà khoa học và nhà toán học, những người đã mở rộng quan niệm của chúng ta về những điều có thể.

 

82/ “Hurricane Season” (tạm dịch: Mùa bão) của Fernanda Melchor (2020)

 

Được viết bằng ngôn từ trữ tình vô cùng ấn tượng và như mê hoặc, cuốn tiểu thuyết tiếng Anh đầu tay của Fernanda Melchor, là một bức chân dung đáng sợ về Mexico đương đại và những điều xấu xa ẩn trong xã hội đó. 

Sau khi một nhóm trẻ em chơi gần một con kênh phát hiện một xác chết, ngôi làng La Matosa tràn ngập tin đồn về cách thức và lý do vụ giết người. Khi cuốn tiểu thuyết mở ra trong một dòng chảy ngôn ngữ rực rỡ, Fernanda Melchor đã vẽ nên một bức chân dung cảm động về những cuộc sống bị chi phối bởi nghèo đói và bạo lực, gia trưởng và khinh thường phụ nữ, mê tín và thành kiến.

 

81/ ”Pulphead” của John Jeremiah Sullivan (2011)

 

John Jeremiah Sullivan đưa chúng ta đến Ozarks để tham dự lễ hội nhạc rock Cơ đốc giáo; đến Florida để gặp gỡ những người tị nạn lang thang trong Thế giới thực của MTV; đến Indiana để điều tra những năm tháng làm nên tên tuổi của Michael Jackson và Axl Rose, sau đó đến Bờ biển vùng Vịnh sau cơn bão Katrina - và quay trở lại khi cư dân ở đây đối mặt với vụ tràn dầu BP. Đồng thời truyền tải năng lượng gonzo của Hunter S. Thompson và sự hóm hỉnh và sâu sắc của Joan Didion, Sullivan, với sự thoải mái, uyên bác, cho chúng ta thấy nước Mỹ thực sự (không, thực sự) đang sống như thế nào.

- Theo The New York Times 

Tags: