100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 21 theo The New York Times (Phần 1)
100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 21 theo The New York Times (Phần 1)
Danh sách này được bình chọn bởi 503 tiểu thuyết gia, nhà văn phi hư cấu, nhà thơ, nhà phê bình và những người yêu sách khác. 

Để đánh dấu cột mốc 25 năm đầu của thế kỷ 21, The New York Times Book Review đã phối hợp với Upshot để thực hiện cuộc khảo sát tới hàng trăm tác giả văn học nổi tiếng, yêu cầu họ kể tên 10 cuốn sách hay nhất được xuất bản kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2000, bao gồm những tên tuổi được yêu thích như Stephen King, James Patterson, Jonathan Lethem, Bonnie Garmus… 

Danh sách này được tạo ra để xác định những cuốn sách quan trọng nhất, có ảnh hưởng nhất của thời đại với mục tiêu giúp bạn khám phá được cuốn sách mà bạn luôn muốn đọc hoặc gặp được cuốn sách yêu thích mà bạn muốn đọc lại. Đồng thời, danh sách này cũng sẽ truyền cảm hứng đọc cho bạn bởi sự đa dạng của các chủ đề, tiếng nói, ý kiến, trải nghiệm và trí tưởng tượng. Hãy cùng Trạm khám phá danh sách này nhé!

 

100/ “Tree of Smoke” (Tạm dịch: Cột khói) của Denis Johnson (2007)

Cuốn sách là một báo cáo của đặc vụ William “Skip” Sands viết về chiến tranh Việt Nam được trao giải thưởng sách quốc gia Mỹ- National Book Awards lần thứ 58 cho thể loại tiểu thuyết hư cấu. 

Tác phẩm "Tree of Smoke" dài 600 trang của Denis Johnson đi đến tận cùng những vấn đề về quy luật tự nhiên, luân lý và tâm hồn con người trong chiến tranh Việt Nam. 

 

99/ “How to Be Both” (Tạm dịch: Vẹn cả đôi đường) của Ali Smith (2014)

Tiểu thuyết hư cấu nhẹ nhàng và trang nhã này viết về một cô gái người Anh thời hiện đại và một họa sĩ người Ý có thực ở thế kỷ 15. “How to Be Both” là một tác phẩm đầy đam mê,  sự phản chiếu giữa quá khứ và hiện tại, giữa nam và nữ, giữa thực và ảo, thơ và văn xuôi, sống và chết. 

 

98/ “Bel Canto” (Tạm dịch: Giọng hát đẹp) của Ann Patchett (2001)

Cuốn tiểu thuyết lấy cảm hứng từ một sự kiện có thật của Patchett kể câu chuyện về một ca sĩ opera nổi tiếng biểu diễn mừng sinh nhật một giám đốc điều hành Nhật Bản tại một ngôi nhà riêng sang trọng ở Nam Mỹ, nhưng tất cả đã bị bắt làm con tin bởi một nhóm bạo động. 

 

97/ “Men We Reaped” (tạm dịch: Gặt hái) của Jesmyn Ward (2013)

Cuốn hồi ký hư cấu của Jesmyn Ward viết về năm người đàn ông da đen trẻ tuổi gồm một người anh trai, một người anh họ, ba người bạn - những người đột ngột rời bỏ cuộc đời cô mà không hề báo trước. Cái chết của họ - do tự sát và bị sát hại dần hé lộ những bí ẩn của chủng tộc, công lý và hoàn cảnh tàn khốc. 

 

96/ “Wayward Lives, Beautiful Experiments” (tạm dịch: Nghiên cứu về cuộc sống ngỗ ngược) của Saidiya Hartman (2019)

Một cuộc khám phá đẹp đẽ, nghiên cứu tỉ mỉ về cuộc sống của những cô gái da đen đầu thế kỷ 20 bị luật pháp coi là “ngỗ ngược” vì những tội danh như nhiều người tình, ham muốn quá mức hoặc phong cách ứng xử nằm ngoài chuẩn mực của người da trắng. Hartman vật lộn với “quyền lực và thẩm quyền cũng như những giới hạn mà nó đặt ra đối với những gì có thể biết” về những phụ nữ da đen tội nghiệp, nhưng từ một vài dấu vết mà cô phát hiện ra trong hồ sơ lịch sử, cô đã phác họa được những bức chân dung sống động và tự do. 

 

95/ “Đến đoạn đầu đài” của Hilary Mantel (2012)

Tiêu đề này xuất phát từ một cụm từ tiếng Anh cổ trong lĩnh vực pháp lý để triệu tập những người đàn ông bị buộc tội phản quốc ra xét xử. Nhưng bức chân dung đầy ấn tượng của Mantel về Thomas Cromwell, phần tiếp theo của “Lâu đài”, hấp dẫn với những câu chuyện ly kỳ: một chính khách cấp thấp đang trên đà thăng tiến; một vị vua đang yêu; một vòng lặp điên cuồng của các trò chơi quyền lực, lòng trung thành bị đầu độc và sự dàn xếp của định mệnh. Rốt cuộc thì đó chỉ là những đế chế mà thôi.

 

94/ “On Beauty” (tạm dịch: Về cái đẹp) của Zadie Smith (2005)

Hãy coi đây là một sự sáng tạo táo bạo của Howards End, hoặc coi cuốn tiểu thuyết thứ ba đầy sức lôi cuốn của Smith là một điều quý giá theo cách riêng của nó. Cuốn sách kể câu chuyện về hai giáo sư - một người theo chủ nghĩa tự do đầy kiêu hãnh, người còn lại theo phe cánh hữu kiên quyết, và tình bạn, cũng như cuộc ganh đua giữa họ. 

 

93/ “Station Eleven” (tạm dịch: Trạm dừng số 11) của Emily St. John Mandel (2014)

Càng ngày càng có nhiều tiểu thuyết về ngày tận thế, nhưng không phải tác phẩm nào cũng cho bạn cảm nhận được sự may mắn kỳ lạ khi sống sót sau ngày tận thế. Đó là  nền văn minh được bảo tồn thông qua những vở Shakespeare đặc biệt của một đoàn kịch lưu động, hay toàn bộ hệ sinh thái của con người chứa đựng trong một sân bay bỏ hoang. Cuốn tiểu thuyết của Mande rất hấp dẫn bởi nét u sầu ma quái. 

 

92/ “The Days of Abandonment” (tạm dịch: Những ngày bị bỏ rơi) của Elena Ferrante (2005)

Một người phụ nữ trưởng thành, nhạy cảm, gần như loạn trí vì cuộc hôn nhân tan vỡ, đến mức bỏ bê con cái. Cuốn sách tâm lý trần trụi - đôi khi khó đọc, nhưng đôi lúc lại trào phúng. Ferrante dường như đã phác họa bức chân dung không thể xóa nhòa về tình bạn nữ giới trong bộ tứ tiểu thuyết Neapolitan của mình. Trong cuốn sách này, cô đưa ra cái nhìn sâu sắc về sự của mình, cũng như sự cô độc của phụ nữ.

 

91/ “Vết nhơ của người” của Philip Roth (2000)

Lấy bối cảnh trong mớ hỗn độn luận tội Clinton, cuốn sách một phần là bản cáo trạng không khoan nhượng về cái mà sau này được gọi là “văn hóa tẩy chay”, một phần là cuộc điều tra về những nghịch lý về giai cấp, giới tính và chủng tộc ở Mỹ. Một giáo sư đại học tên là Coleman Silk bị bức hại vì đưa ra những nhận xét được cho là phân biệt chủng tộc trong lớp. Nathan Zuckerman, người hàng xóm của ông biết rằng Silk là một người đàn ông da đen đã dành phần lớn cuộc đời của mình để theo đuổi một người da trắng. Trong tất cả các tiểu thuyết của Zuckerman, đây có thể là tiểu thuyết gây nên làn sóng phẫn nộ nhất và đáng lo ngại nhất. 

 

90/ “The Sympathyzer” (tạm dịch: Kẻ nằm vùng) của Nguyễn Thanh Việt

Cuốn sách là tiểu thuyết đầu tay của nhà văn người Mỹ gốc Việt, Nguyễn Thanh Việt. Tác phẩm đã giành giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 2016.

- Theo The New York Times

 

Tags: