Chủ đề

 

1. Những nguy hiểm của lối tư duy hạn hẹp

 

Hoàng tử bé cho thấy sự vô minh đi kèm với góc nhìn không đầy đủ và hạn hẹp. Ví dụ, trong chương 4, khi nhà thiên viên học người Thổ Nhĩ Kì lần đầu tiên trình bày khám phá của mình về Tiểu Hành Tinh B-612, không ai thèm quan tâm bởi vì ông mặc một bộ đồ người Thổ truyền thống. Nhiều năm sau, ông diễn thuyết tương tự nhưng mặc Âu phục và nhận được lời nhiều lời khen tấm tắc. Bởi vì bông hoa 3 cánh miêu tả trong chương 16 đã dành cả đời mình ở sa mạc, nó sai lầm khi kết luận rằng Trái Đất chỉ có một vài mống người và họ không có rễ, luôn trôi nổi.

Kể cả các nhân vật chính trong Hoàng tử bé cũng có lúc suy nghĩ hạn hẹp. Trong chương 17, người kể thừa nhận rằng mô tả trước đây của anh về Trái Đất tập trung quá nhiều vào loài người. Trong chương 19, ông hoàng nhỏ nhầm lẫn tiếng vọng của mình thành tiếng nói của loài người và buộc tội con người chỉ biết lặp đi lặp lại. Câu chuyện cho thấy, những phán xét vội vàng này dẫn đến sự phát triển các mẫu hình và định kiến nguy hiểm. Chúng cũng cản đường lối tư duy phản biện và cởi mở, điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống cân bằng và hạnh phúc.

Phần lớn nội dung cuốn Hoàng tử bé coi hạn hẹp là một phẩm chất của người lớn. Ngay trong chương đầu, người kể đã phân minh rõ ràng giữa thế giới quan của người lớn và trẻ em. Ông mô tả người lớn không biết tưởng tượng, nhàm chán, bề nổi, và ngoan cố khẳng định rằng quan điểm giới hạn của họ là đúng sự thật. Mặt khác, với ông, trẻ em biết mộng mơ, suy nghĩ cởi mở, và ý thức được cũng như nhạy cảm trước bí ẩn và vẻ đẹp của thế giới.

Trong những chương đầu của câu truyện, người kể giải thích rằng người lớn thiếu trí tưởng tượng để nhìn thấy Bức họa số 1 của anh, thể hiện một con trăn đang nuốt một con voi, chứ không phải một cái mũ. Khi câu truyện tiến triển, những ví dụ về sự mù quáng của người lớn dần xuất hiện. Khi ông hoàng nhỏ di chuyển từ hành tinh này tới hành tinh khác, sáu người lớn cậu chạm mặt đã tự hào bộc lộ những phẩm chất của mình, và rồi bị cậu bóc mẽ những mẫu thuẫn và thiếu sót.

Ông hoàng nhỏ đại diện cho sự cởi mở của trẻ em. Cậu là một người lang thang, không ngừng đặt câu hỏi, và sẵn sàng chấp nhận những bí ẩn vô hình, tuyệt mật của vũ trụ. Cuốn tiểu thuyết cho thấy sự tò mày này là chìa khóa để thấu hiểu và sống hạnh phúc. Tuy nhiên, cuốn sách cũng cho thấy tuổi tác không phải là rào cản chính ngăn cách giữa người lớn và trẻ em. Ví dụ, người kể cũng đã hơi già để nhớ cách vẽ, nhưng anh vẫn đủ trẻ con để hiểu và làm bạn với ông hoàng nhỏ bé bỏng, từ chốn xa lạ.

 

2. Khai sáng bằng cách đi khám phá 

 

Như nhà phê bình James Higgins chỉ ra, mỗi nhân vật chính trong câu truyện đều khao khát thám hiểm (khám phá thế giới bên ngoài) và nội quan (khám phá bản thân mình). Chính nhờ cuộc gặp gỡ của người kể với hoàng tử bé đang bị lạc đường giữa sa mạc cô lập mà anh chàng không bạn bè của chúng ta mới giác ngộ về thế giới. Nhưng trong những lần phiêu lưu của ông hoàng nhỏ, Saint-Exupéry cho thấy sự lớn lên về mặt tinh thần đòi hỏi bạn phải chủ động đi khám phá. Kết hợp giữa nhìn ra thế giới và nhìn vào bên trong, người kể và ông hoàng nhỏ mới hiểu rõ hơn về bản chất và vai trò của mình trong thế giới.

 

3. Các mối quan hệ dạy ta sống trách nhiệm

 

Cuốn sách Hoàng tử bé dạy ta rằng trách nhiệm sinh ra bởi mối quan hệ của ta với người khác sẽ khiến ta thêm thấu hiểu và nhận thức rõ hơn vai trò của mình trong thế giới nói chung. Câu chuyện về hoàng tử và bông hồng của cậu là một dụ ngôn (câu truyện dạy một bài học) về bản chất của tình yêu thật sự. Tình yêu của hoàng tử với bông hồng là lực đẩy chính phía sau câu truyện.

Hoàng tử rời hành tinh của mình bởi vì nàng, và cuối cùng, nàng luôn hiện hữu trong câu chuyện giữa hoàng tử với người kể, nàng trở thành lý do mà cậu muốn quay trở về. Nguồn gốc của tình yêu là cảm giác trách nhiệm của cậu đối với người mình yêu. Khi con cáo mong muốn được cảm hóa, nó giải thích cho hoàng tử bé rằng đầu tư thời gian vào một người khiến người đó, và mọi thứ liên quan đến họ, trở nên đặc biệt hơn. Cuốn truyện cho thấy những gì ta cho đi quan trọng hơn là thứ mình được nhận lại.