Chương 1-3

Bắt đầu câu chuyện bằng việc thảo luận về bức họa tuổi thơ mình, người kể giới thiệu ý tưởng rằng sự nhận thức của một đồ vật thay đổi theo từng người. Người kể định cho mọi người thấy bức họa của mình hình con trăn đang nuốt một chú voi, nhưng hầu hết người lớn không thể nhìn thấy con voi trong bụng và nghĩ rằng bức vẽ này đang mô tả một cái mũ.
 

Trong suốt cuốn sách Hoàng tử bé, các bức họa của người kể giúp Saint-Exupéry thảo luận những khái niệm mà ông không thể diễn tả được hết bằng lời. Bức họa, cuốn sách cho thấy, là một cách để truyền tải kiến thức sáng tạo hơn và có thể được giải thích bằng nhiều góc độ và vì vậy phù hợp với góc nhìn trừu tượng của trẻ. Bởi vì nó cần được giải nghĩa, Bức họa số 1 là ví dụ của một biểu tượng. Nó là một bức tranh về một cái mũ, nhưng thật ra muốn biểu thị con trăn đã ăn một con voi, nhưng người xem phải có trí tưởng tượng để phát hiển ra ý nghĩa không được diễn tả bằng lời đó.

Chương 2 cũng tiếp tục củng cố những ý tưởng về sức mạnh của hội họa và sự quan trọng của trí tưởng tượng. Saint-Exupéry cho thấy, giống như người kể và ông hoàng nhỏ, người đọc sẽ sử dụng khả năng tưởng tượng của mình để nắm bắt câu chuyện thực sự.

Những bức họa mời gọi người đọc tham gia vào cuộc gặp gỡ của người kể với ông hoàng nhỏ và suy luận ý nghĩa của các bức vẽ với các nhân vật trong truyện. Bằng việc đặt các bức tranh trong cuốn sách, Saint-Exupéry đang cho chúng ta sức mạnh tưởng tượng như hoàng tử bé và người kể. Vì vậy, cuốn sách có "sống" hay không tùy thuộc vào bạn. Ta cần phải nhìn câu chuyện giống như cách mà ông hoàng nhỏ nhìn chú cừu sống và ngủ trong chiếc hộp mà người kể đã vẽ ra.

Cách mà hoàng tử bé ngay lập tức nhìn thấy sâu hơn vẻ bề ngoài ban đầu, có thể nhận ra con trăn trong bức vẽ đầu tiên của người kể và con cừu trốn trong một chiếc hộp cho thấy trẻ em khác với người lớn như thế nào. Trong chương 1, người lớn nhìn mọi thứ không có chút tưởng tượng, quá thực dụng và nhàm chán, trong khi góc nhìn của trẻ rất sáng tạo, đầy ngạc nhiên, và cởi mở trước vẻ đẹp bí ẩn của vũ trụ.

Cuốn tiểu thuyết cho thấy bé hay lớn là tùy thuộc vào cách bạn nghĩ, chứ không phải một sự thật tuổi tác. Ví dụ, khi kể chuyện thì người kể là người lớn, nhưng anh ta khao khao có bạn bè với góc nhìn thuần khiết của trẻ nhỏ.

Sự cô đơn của người kể ở đầu chương 2 cho thấy mối quan hệ với mọi người quan trọng như thế nào. Ở sa mạc, người kể bị cô lập với mọi giao tiếp với người, nhưng sự đơn độc này giúp anh tận hưởng 1 mối quan hệ hạnh phúc nhất của đời mình. Nhờ hoàn cảnh xô đẩy khỏi sự ảnh hưởng thoái hóa của thế giới người lớn, anh có thể toàn tâm toàn ý với ông hoàng và những bài học cậu bạn mới này đem lại.

Tuy nhiên, những câu hỏi liên tiếp của người kể trong chương 2 và 3 cho thấy chúng ta không thể hi vọng nhận được câu trả lời quá dễ dàng. Trong chương 3, người kể đặt rất nhiều câu hỏi, nhưng nếu hoàng tử bé có trả lời, cậu cũng nói gián tiếp, và khá mơ hồ. Câu chuyện muốn nói rằng các câu hỏi quan trọng hơn nhiều câu trả lời. Và sau, cả ông hoàng bé nhỏ và người kể tiếp tục thảo luận bài học này chi tiết hơn.