Chương 10-12

Đây là các chương mà người kể mô tả cuộc hành trình của hoàng tử bé từ hành tinh này đến hành tình khác như cuốn tiểu du đãng (a picaresque narrative). Đây là 1 dòng văn học nhiều tập trong đó nhân vật chính di chuyển từ nơi này tới nơi khác hay tham gia nhiều chuyến phiêu lưu liên tiếp. Trong Hoàng tử bé, mỗi người lớn cậu bắt gặp trong rất nhiều tinh cầu biểu tượng cho một tính cách đặc trưng của người lớn nói chung.

Nhà vua là một biểu tượng chính trị, nhưng Saint-Exupéry biếm họa tính cách của ông hơn là hệ thống chính trị mà ông đại diện. Saint-Exupéry nhấn mạnh rằng nhà vua không phải là nhà chuyên chế mà là con người ngớ ngẩn, có nhu cầu quyền lực và thống trị nhỏ mọn. Nhà vua, giống như các nhân vật khác mà ông hoàng gặp trên đường đi, rất cô đơn.

Tuy nhiên ham muốn cai trị của ông đã xâm chiếm ông tới mức ông không coi cuộc viếng thăm của hoàng tử bé như cơ hội để giảm bớt nỗi cơ đơn của mình. Thay vào đó, ông lại cố biến cuộc ghé thăm của cậu bằng thế giới quan lệch lạc của mình bằng việc ra lệch cho hoàng tử làm quan tư pháp của mình.

Kể cả đức vua là con người tử tế, thay đổi mệnh lệnh của mình cho phù hợp với ước muốn của hoàng tử bé, cậu vẫn không đồng ý về mặt nguyên tắc với ý tưởng bị điều khiển. Phản ứng của cậu tới nhà vua nhấn mạnh vào tầm quan trọng của tự do ý chí và nhận trách nhiệm cho hành động của mình.

Hoàng tử bé từ chối phán xét người khác, cậu cũng từ chối làm bất cứ điều gì mà mình không muốn. Bởi vì đức vua chỉ ra rằng ông luôn luôn tha tội cho con chuột [vì nó là người bạn duy nhất của người], hoàng tử bé sẽ dễ dàng làm vui lòng đức vua bằng cách kết án tử cho con chuột. Tuy nhiên, hoàng tử bé từ chối bởi vì cậu không thích ý tưởng kết tội. Cậu cũng phản ứng tương tự khi đức vua bổ nhiệm cậu là nhà đại sứ của ông. Cậu vẫn giữ im lặng khi rời đi, ngầm ý phủ định chức danh này. Cậu tiếp tục du lịch theo ý mình, chứ người phải là người đại diện của nhà vua.

Cảm giác tự cao của gã khoác lác tương đồng với vương quyền vô nghĩa của nhà vua. Giống như vị thế của nhà vua, cảm giác uy quyền của gã khoác lạc phụ thuộc vào sự cô đơn. Miễn là anh ta là người đàn ông duy nhất trên hành tinh, anh ta đảm bảo sẽ là người hấp dẫn nhất.

Cùng lúc đó, cảm giác quyền lực của gã khoác lác cũng phụ thuộc vào những lời tán dương của mọi người. Những sự mâu thuẫn này thể hiệu thái độ chán ghét của Saint-Exupéry với cuộc sống người lớn. Ông lập luận rằng người lớn, với những giới hạn của họ và trí tưởng tượng nghèo nàn, không biết rằng họ thực sự cần gì trong cuộc đời này. Những người lớn mà hoàng tử bé gặp chỉ toàn đẩy tình bạn đi xa khi họ có cơ hội.

Mặc dù sống lỗi, ông bợm nhậu còn đồng cảm với hoàng tử bé hơn là ông vua và gã khoác lác. Không giống họ, ông bợm nhậu dường như rất mâu thuẫn với bản thân. Sự thật là ông uống để quên đi nỗi xấu hổ vì cái nhậu của mình tưởng chừng rất ngớ ngẩn và phi lý, nhưng chính "sự xấu hổ" đóng vai trò lớn trong các hành động của ông cho thấy ông nhận thức được sự trống rỗng trong cuộc đời mình.

Tuy nhiên, người say rượu lại thể hiện mình người lớn giống như đức vua và gã khoác lác. Sự xuất hiện của hoàng tử bé tạo ra cơ hội cho gã bợm rượu có thể phá bỏ thói quen xấu, nhưng thay vào đó ông ta lại nhất quyết im lặng, bởi vì quá cố chấp và không chịu thừa nhập vấn đề nan giải của mình.