Ngoài ra, người kể không đề cập đến ông hoàng nhỏ khi anh thảo luận về sự ám ảnh của người lớn với những con số, khuôn mẫu và các dạng phân tích định tính khác. Để nhấn mạnh sự khác biệt to lớn giữa đoạn hội thoại của người kể với hoàng tử bé và giữa những người lớn với nhau, người kể không đề cập đến cả hai trong cùng một chương.
Cuộc thảo luận của người kể chuyện trong chương 5 về cây bao báp có thể được đọc như sự lên án quân Phát Xít Đức và sự làm ngơ của nhân loại trước những hành động của Adolf Hitler. Saint-Exupéry viết Hoàng tử bé ở New York năm 1942 khi ông chứng kiến Chiến Tranh Thế Giới thứ II xé nát quê hương châu Âu của ông.
Trong cuốn tiểu thuyết này, người kể giải thích rằng thế giới có cả những hạt cây tốt và xấu, anh giải thích rằng cần phải liên tục trông chừng những chiếc hạt xấu và nhổ chúng đi bởi vì nếu không chúng sẽ lớn và đè bẹp mọi thứ xung quanh chúng. Tuy nhiên, người kể chỉ ra rằng trên Trái Đất, cây bao báp không gây ra mối nguy hiểm nào. Chỉ ở những tiểu hành tinh như B-612 thì cây bao báp mới trở nên nguy hiểm.
Vì vậy, một số người coi cây bao báp như là biểu tượng của những chướng ngại và khó khăn thường ngày trong cuộc đời, mà nếu không để ý, có thể bóp ngạt và hủy hoại bạn. Cách diễn giải này giải thích câu nói của người kể rằng mọi người đấu tranh với những cây bao báp mỗi ngày, và thường không nhận ra nó.
Saint-Exupéry nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân như là một giải pháp cho các vấn đề mà cây bao báp gây ra. Khi làm thế, ông tiếp tục truyền thống cổ điển của văn học Pháp, khi liên kết trách nhiệm với việc làm vườn. Ví dụ, câu cuối cùng trong tiểu thuyết nổi tiếng của Chàng ngây thơ của Voltaire cho rằng, "Chúng ta phải chăm sóc khu vườn của mình...Khi con người được đưa vào khu vườn Địa đàng, anh ta ở đó để có thể làm việc, điều chứng tỏ rằng con người sinh ra không phải để nghỉ ngơi." Hình ảnh ẩn dụ này xuất hiện rất nhiều lần trong suốt Hoàng Tử Bé.