Mặc dù, câu chuyện kể cho chúng ta tất cả những khám phá và cuộc gặp gỡ của hoàng tử, Saint-Exupéry đang cố thông báo với người đọc rằng ta sẽ không thực sự hiểu nếu không tự mình đi tìm kiếm ý nghĩa. Kể cả người kể chứng kiến tận mất câu chuyện của hoàng tử, cũng cần tự trải nghiệm những bài học của con cáo thay vì chỉ nghe kể lại.
Trước khi họ tìm thấy chiếc giếng, hoàng tử bé nói với người kể về người bán những viên thuốc chống khát. Bạn có thể nghĩ chúng chính xác là những gì anh và ông hoàng cần để sống sót trên xa mạc, nhưng chính họ lại chưa bao giờ ao ước chúng.
Khi người kể uóng nước từ chiếc giếng, anh nhận được nhiều thứ hơn là dưỡng chất cho cở thể. Nước làm tim anh thêm sức sống, và vui sướng như một món quà Noel. Anh nói rằng thứ khiến nước giếng ngon đến thế chính là tất cả công sức bỏ ra khi đi tìm nó, nhấn mạnh vào các mối quan hệ, các đồ vật và trải nghiệm chỉ có giá khi bạn đầu tư thời gian và công sức vào chúng.
Ngoài việc thể hiện những bài học đạo đức quan trọng, mối quan hệ giữa người phi công và hoàng tử bé cũng mang tính nhân văn cao. Hoàng tử bé nhẹ nhàng trêu các bức vẽ của người kể, và người kể cũng vô cùng lo lắng về sự an toàn của ông hoàng nhỏ. Mối quan hệ của họ làm nền cho câu truyện và tuy họ có bàn đến những chủ đề lớn như tâm linh và đạo đức, tình bạn giữa người kể và hoàng tử nhỏ vẫn rất vô tư và hồn nhiên.