Bối cảnh

Sinh ra tại Lyons, Pháp, năm 1900, Antoine de Saint-Exupéry coi mình là 1 nhà phi công chứ không phải nghề gì khác. Trong 20 năm, ông thực hiện đủ các chuyến bay từ đi nguyên cứu bản đồ đến chở khách thương mại, và bay chiếm một vị trí quan trọng trong các bài luận triết học và tác phẩm giả tưởng của ông. Chủ đề hàng không thường là điểm cất cánh của Saint-Exupéry để đi đến những thỏa luận trừu tượng hơn về các vấn đề như đi tìm sự thông tuệ và ý nghĩa của cuộc đời. 
 

Saint-Exupéry bắt đầu viết Hoàng tử bé trong thế chiến thứ 2, sau cuộc xâm lăng của Đức sang Pháp đã buộc ông phải bỏ nghề bay và chạy sang New York. Ngoài những suy tư hành hạ bản thân về cuộc chiến ở châu Âu, phải rời đất mẹ và không còn được lái máy bay ảnh hưởng tới Saint-Exupéry nặng nề.Nỗi nhớ tuổi thơ của Hoàng tử bé cho thấy cả nỗi nhớ nhà của ông lẫn hi vọng để trở lại thời bình. Chính sự lo âu thời chiến này không nghi ngờ gì, đã tạo cảm giác bức bách trong thông điệp về tình yêu và lòng trắc ẩn của Saint-Exupéry.

Ngoài việc ca ngợi sự ngây thơ như một đứa trẻ, Hoàng tử bé cũng là bản cáo trạng của sự mục nát tâm hồn (Spiritual decay) mà Saint-Exupéry nhận thấy ở nhân loại. Năm 1943, ông viết,

"Trong hàng thế kỉ, loài người đã tuột xuống một bậc thang khổng lồ, mà bậc trên cùng đã bị ẩn trong mây và bậc cuối cùng cũng lạc mất trong vực thẳm. Ta có thể đi lên; thay vào đó ta lại chọn đi xuống. Mục nát tâm hồn rất đáng sợ... Có một và chỉ một vấn đề trên thế giới này: làm sống lại trong con người 1 chút ý nghĩa tâm linh..."

Bằng việc ca ngợi một thế giới quan thanh sạch không có những hạn chế chán ngắt của người lớn, cuốn tiểu thuyết cố gắng hồi sinh cảm giác tâm linh trên thế giới.

Một vài câu chuyện trong Hoàng tử bé được lấy từ những sự kiện của chính cuộc đời Saint-Exupéry. Nếu người đọc thấy câu chuyện thần tiên hư ảo của nó thật và riêng tư một cách kì lạ, thì hiệu ứng đã đạt được, một phần bởi thực tế Saint-Exupéry sử dụng chính trải nghiệm của ông làm chất liệu.

Trong cuốn Gió, Cát và Những vì sao (Wind, Sand and Stars), cuốn tự thuật của ông về những cuộc hành trình làm phi công, ông hồi tưởng lại lần hạ cánh bắt buộc của mình tại xa mạc Sahara. Khi đi lang thang, Saint-Exupéry có một số ảo giác, bao gồm một lần gặp con cái fennec, một loài cáo xa mạc giống hệt như chú cáo được miêu tả trong Hoàng tử bé.

Saint-Exupéry có thể phản chiếu bản thân trong lời người kể và cả cậu hoàng tử. Giống như người dẫn truyện, ông là một phi công, gặp nạn ở Sahara, và trải nghiệm một kiểu mặc khải thần bí. Tuy nhiên, ông hoàng cũng đại diện cho một vài khía cạnh của Saint-Exupéry, và câu ta chắc chắc đại diện cho triết lý và cảm hứng của Saint-Exupéry.

Mối quan hệ của hoàng tử với bông hồng cũng có thể là sự phản ánh mối quan hệ của Saint-Exupéry với vợ ông, và ông hoàng cũng là một người thích khám phá và du hành trên bầu trời - đây là một trong những điểm chung đầu tiên giữa người dẫn truyện và ông hoàng. Nhìn theo hướng này, Hoàng tử bé có thể được đọc như một ẩn dụ cho quá trình tự khám phá bản thân, khi hai nửa của bản thể gặp nhau và học hỏi lẫn nhau.

Mặc dù Hoàng tử bé chắc chắc bị ảnh hưởng bởi sự khủng khiếp của Thế chiến thứ II, Saint-Exupéry muốn hướng đến sự phân tích khái quát, phi chính trị về bản chất con người. Sự xuất hiện của các biểu tượng về các chết và cái ác trong Hoàng tử bé thường được diễn giải là ám chỉ Quân Phát Xít Đức, nhưng các biểu tượng cổ tích phổ biển và biểu tượng của Thế chiến thứ II trong cuốn sách biến chúng thành một cặp đôi kì lạ.

Hoàng tử bé được dựa trên truyền thống kéo dài của dụ ngôn và văn học giả tưởng Pháp, được thể hiện đặc trưng nhất trong cuốn Chàng ngây thơ của Voltaire. Giống như Voltaire, Saint-Exupéry thúc giục người đọc hãy chủ động tham gia vào quá trình đọc, sử dụng trí tưởng tượng của mình để gắn nghĩa sâu xa hơn vào lối văn xuôi và thơ tưởng chừng đơn giản. Saint-Exupéry và cuốn tiểu thuyết của ông tất nhiên bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh lịch sử thời đó, nhưng Hoàng tử bé sẽ mãi là câu truyện dụ ngôn vượt thời gian và không gian về sự quan trọng của sự trong sáng và tình yêu.

Quả thực, từ khi xuất bản lần đầu, Hoàng tử bé đã trở thành 1 trong cuốn sách được dịch nhiều nhất trong lịch sử văn học Pháp.