6. Mọi sản phẩm đều cần thúc đẩy, và quan trọng nhất, chúng cho phép khách hàng tiềm năng sử dụng.

Bạn đã bao giờ xem một nhà thôi miên giở trò xảo thuật với một người tình nguyện trong đám đông, và ngay khi bắt đầu nói một từ nào đó, “nạn nhân” sẽ làm bất cứ thứ gì nhà ảo thuật bảo chưa?

Tốt xấu gì thì với sản phẩm tạo lập thói quen, chỉ mình nút kích hoạt thôi là chưa đủ để tạo nên hành động.

Theo một mô hình hành vi, một người chỉ hành động nếu thỏa mãn ba điều kiện tiên quyết sau: phải có nút kích hoạt, song còn cần cả động lực đủ để hành động và khả năng thực hiện việc đó nữa, nếu không thì có nút kích hoạt cũng vô ích. Các công ty do đó cũng nên cố gắng tăng những khía cạnh này trong sản phẩm.

Nếu sản phẩm không thể làm được cả hai điều trên, công ty nên ưu tiên việc tăng khả năng sử dụng sản phẩm cho người dùng hơn. Do việc khiến sản phẩm dễ sử dụng sẽ đơn giản và rẻ hơn nhiều so với việc tăng động lực của người dùng. Đơn giản hóa các bước cần thiết để sử dụng sản phẩm đích thị là cách hay. Chẳng hạn, một mạng xã hội muốn giúp người dùng sử dụng sản phẩm của mình, có thể rút gọn và đơn giản hóa quá trình đăng ký.

Lại bàn đến động lực, người dùng được thúc đẩy hành động nếu có được kết quả mong muốn từ sản phẩm. Nói chung thì động lực của con người thường chỉ gồm những mục tiêu đơn giản kiểu tìm kiếm niềm vui hay tránh đau đớn, tìm hy vọng và tránh nỗi sợ, có được sự chấp thuận của xã hội và tránh bị khước từ.

Cảm xúc cũng là nguồn động lực lớn, bởi thế nên chúng thường được sử dụng trong quảng cáo. Cứ xem cách các hình ảnh gợi dục thường được sử dụng trong hầu như mọi quảng cáo, thậm chí là nhà hàng ăn nhanh thì biết. Nguyên do là bởi các nhà quảng cáo mong gợi được lên những cảm xúc trong đối tượng người xem chính của họ - đám thanh thiếu niên - bằng niềm vui thú hứa hẹn.

Vậy là ta đã hiểu, nút kích hoạt sẽ khiến ta sử dụng sản phẩm, miễn là ta có thể và muốn làm điều đó. Câu hỏi ở đây là, điều gì buộc ta phải dùng đi dùng lại nó đến mức trở thành thói quen?