Bạn thấy đấy, mấu chốt trong xây dựng thói quen chính là tần suất. Nếu thường xuyên sử dụng một sản phẩm, có thể ta sẽ hình thành thói quen dài hạn liên quan tới nó.
Song tất nhiên, các công ty chẳng thể chỉ dựa vào mỗi nút kích hoạt bên ngoài để khiến ta sử dụng sản phẩm, do nhờ tới chúng thường xuyên vừa quá tốn kém, quảng cáo là một ví dụ, vừa quá trông chờ vào may rủi, như việc khách hàng tiềm năng có tình cờ xem được quảng cáo hay không.
Vậy tức là, để một công ty thành công dẫn dắt khách hàng trải qua Mô hình Câu cá vô số lần, sớm hay muộn nút kích hoạt cũng phải bắt đầu tới từ bên trong khách hàng.
Và làm thế nào được?
Chà, thông thường ta sử dụng các sản phẩm để giải quyết vấn đề gặp phải. Điển hình nhất là liên quan đến việc trốn tránh nỗi đau hay cảm giác vui lòng.
Thế này đi, hãy nghĩ về lý do bạn mua những thứ như đồ ăn, quần áo hoặc điện thoại thông minh. Lý do hay gặp hoặc là để tránh kiểu đau đớn nào đó như đói, lạnh hay xa lánh xã hội, hoặc là để vui lòng, như cảm giác hợp thời trang hay giải khuây bằng trò chơi trên đường đi làm. Hoặc là cả hai.
Khi hình thành kết nối tinh thần giữa sản phẩm và giải pháp mong muốn cho một vấn đề, chính là ta đang tạo nên một nút kích hoạt bên trong cho việc sử dụng sản phẩm đó. Liên tưởng tích cực từ việc sử dụng sản phẩm đến giải quyết ổn thỏa vấn đề của chúng ta sẽ sinh ra.
Những nút kích hoạt hiệu quả nhất thường chính là các cảm xúc tiêu cực. Này nhé, nút kích hoạt bên trong của nhiều người chúng ta - thứ khiến ta tìm đến mạng xã hội và điện thoại thông minh - trải dài từ nỗi sợ xa lánh xã hội đến căng thẳng khi sống trong bất ổn, điều khiến ta phải lên Google tìm về mọi điều lạ lẫm trong cuộc sống.
Khi đã hình thành được nút kích hoạt bên trong để sử dụng sản phẩm, ta sẽ bắt đầu cảm thấy bị thôi thúc dùng tới nó thường xuyên hơn. Song nút kích hoạt chỉ đóng vai trò gợi ý: việc ta có thật sự sử dụng sản phẩm hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác, đó là điều ta sẽ tìm hiểu ở phần tiếp theo.