3. Các sản phẩm tạo lập thói quen đòi hỏi người dùng lặp đi lặp lại bốn giai đoạn trong Mô hình Câu cá.

Bởi biết bao cái lợi như vậy, rất nhiều doanh nghiệp thận trọng cố gắng khiến sản phẩm của mình mang được đặc tính tạo lập thói quen. Song phải làm sao để thành công?

Họ nên cố gắng bám sát cái gọi là Mô hình Câu cá. Mô hình Câu cá là một chu kỳ bốn bước, mà khi lặp lại đủ đều đặn, sẽ dẫn dắt người dùng hình thành thói quen về sản phẩm đang bàn tới.

Bốn bước đó là:

  • Kích hoạt: một sự kiện bên ngoài khiến chúng ta lần đầu dùng thử sản phẩm, chẳng hạn như quảng cáo trên ti vi.
  • Hành động: điều chúng ta cần làm để sử dụng sản phẩm, đăng ký tham gia một cộng đồng trực tuyến là ví dụ.
  • Phần thưởng: cảm giác thỏa mãn nhu cầu - thứ nhu cầu ban đầu thúc đẩy chúng ta hành động, tỷ như việc tiêu khiển nếu sự nhàm chán là động cơ từ đầu.
  • Đầu tư: thứ gì đó có giá trị mà chúng ta đầu tư vào sản phẩm, như thời gian, tiền bạc hoặc thông tin.

Bước cuối cùng lại dẫn ngược về khởi đầu của chu kỳ, cùng lúc những bước này cứ lặp đi lặp lại, người dùng bắt đầu hình thành những nguồn kích hoạt bên trong thay vì nguồn bên ngoài. Điều này có nghĩa là họ sẽ cảm thấy tự mình bị thôi thúc phải sử dụng sản phẩm, dù chẳng có sự kích thích bên ngoài nào.

Qua thời gian, nguồn kích hoạt bên trong sẽ trở nên mạnh hơn, đến cuối cùng người dùng thậm chí còn chẳng nghĩ xem, liệu mình có muốn sử dụng sản phẩm này không, mà cứ như vậy sử dụng thôi. Chu kỳ trở thành một phản ứng dây chuyền không thể ngừng lại.

Mô hình Câu cá chính là một mô hình tự củng cố tuyệt vời, thứ định hình hành vi lâu dài của chúng ta. Tiếp theo, ta hãy xem xét riêng vài bước kỹ càng hơn.