Mô-típ

 

1. Bí mật 

 

Trung tâm của cuốn Hoàng tử bé là lời khẳng định mạnh mẽ của con cáo rằng "những gì quan trọng thì không thể nhìn được bằng mắt." Tất cả những nhân vật mà ông hoàng nhỏ bắt gặt trước khi xuống Trái Đất hào hứng và cởi mở giải thích cho cậu mọi điều về cuộc sống của họ. Nhưng hoàng tử bé thấy rằng trên Trái Đất, mọi ý nghĩa đích thực lại bị ẩn đi. Nhân vật đầu tiên chào đón cậu trên địa cầu là con rắn, chỉ nói chuyện bằng câu đố.

Trong các chương sau, người kể và cậu thường xuyên miêu tả những sự kiện mang tính "huyền bí" và "bí ẩn." Cách dùng từ rất quan trọng với thông điệp của cuốn sách. Miêu tả những bí ẩn của cuộc đời như là những câu đố hay câu hỏi ám chỉ rằng ta có thể trả lời chúng. Tuy nhiên, những sự kiện trên Trái Đất được gọi là bí ẩn cho thấy chúng không bao giờ có thể được giải mã trọn vẹn.

Dù vậy, ý tưởng này không bi quan đến thế. Cuốn tiểu thuyết khẳng định rằng, trong khi rất nhiều câu hỏi trong cuộc đời vẫn còn là bí ấn, khám phá những chân trời chưa biết tới mới là điều quan trọng, kể cả không có thể không dẫn tới những câu trả lời toàn mỹ.

 

2. Những bức vẽ của người kể chuyện

 

Minh họa của người kể về câu chuyện của anh nhấn mạnh niềm tin của Saint-Exupéry rằng ngôn từ có giới hạn của nó và rất nhiều sự thật không thể giải thích chỉ bằng lời. Người kể đặt các bức họa vào 1 số đoạn để giải thích những lời gặp gỡ của anh trên sa học, và mặc dù những minh họa này rất đơn giản, chúng là yếu tố quan trọng để hiểu được câu truyện. Saint-Exupéry đi ngược lại lẽ thường cho rằng các truyện chỉ nên có từ ngữ và làm giàu tác phẩm của mình bằng cách bổ sung các bức họa.

Bức vẽ cũng giúp người kể trở lại những lăng kính tuổi thơ đã mất của mình. Anh sử dụng Bức Họa Số 1 của mình để kiểm tra những người anh gặp. Bức vẽ thật ra đang mô tả một con trăn đang nuốt một con voi, nhưng hầu hết người lớn coi nó như một chiếc mũ, cho thấy đầu óc của họ hạn hẹp tới mức nào.

Người kể cũng ghi lại vài lần trong câu chuyện rằng mình đã không còn biết vẽ bởi vì anh đã từ bỏ nó vào lúc 6 tuổi, sau khi cảm thấy rằng người lớn không màng đến những bức họa của mình. Vì vậy, quyết định minh họa câu chuyện của anh cũng cho thấy sự trở về tuổi thơ đã đánh mất của mình.

 

3. Cảm hóa

 

Câu chuyện của Saint-Exupéry chứa đầy các nhân vật nên hoặc đã bị cảm hóa. Con cáo giải thích rằng cảm hóa là "tạo ra các mối liên hệ" với người khác để hai người trở nên đặc biệt hơn với nhau. Chỉ liên lạc đơn giản thôi không đủ: đức vua, kẻ khoác lác, gã bợm rượu, nhà doanh nghiệp, ông địa lý, và người thắp đèn đều đã gặp hoàng tử, nhưng họ quá quen với lối sống của mình nên không thể thiết lập những mối liên hệ đúng nghĩa với cậu.

Con cáo là nhân vật đầu tiên giải thích rằng để có thể thực sự kết nối với người khác, một số nghi thức phải được tuân thủ và hai người phải trao nhau một phần của mình. Trên thực tế, quá trình cảm hóa thường được miêu tả sẽ vất vả với người cảm hóa hơn là người được cảm hóa. Tuy tốn công sức và sự đầu tư tình cảm cần thiết, cảm hóa có những lợi ích rõ ràng. Con cáo giải thích rằng ý nghĩa của thế giới xung quanh nó sẽ giàu có hơn bởi vì hoàng tử bé đã cảm hóa nó. Trái lại, nhà doanh nghiệp thậm chí không thể nhớ được những ngôi sao ông sở hữu được gọi là gì.

 

4. Những vấn đề nghiêm túc

 

Khái niệm "những vấn đề nghiêm túc" (serious matters) được nêu lên vài lần trong câu truyện, và mỗi lần nó lại làm nổi bật sự khác nhau giữa những ưu tiên của người lớn và trẻ em. Đối với người lớn, những vấn đề nghiêm túc liên quan tới chuyện kinh doanh và những thiết yếu nhất của cuộc sống.

Ví dụ, nhà doanh nghiệp sở hữu tất cả các ngôi sao gọi mình là một "người nghiêm túc," một tuyên bố rõ ràng ngớ ngẩn bởi vì ông ta không sử dụng cũng như chẳng cống hiến gì cho tài sản của mình. Thậm chí người kể thốt ra một câu tuyệt vọng, những có thể hiểu được rằng sửa chữa động cơ của anh còn quan trọng hơn là lắng nghe những câu truyện của hoàng tử. Tuy nhiên, người kể sớm thừa nhận rằng thực tế động cơ hỏng hóc kia chẳng là gì khi so với những giọt nước mắt của ông hoàng nhỏ.

Saint-Exupéry rõ ràng về phe với trẻ em, với người đại diện là ông hoàng nhỏ, người tin rằng những vấn đề nghiêm túc là vấn đề của sự tưởng tượng. Với hoàng tử bé, vấn đề quan trọng nhất thế gian là liệu con cừu mà người kể đã vẽ cho em có ăn mất bông hồng yêu quý không.

Khi câu chuyện tiến triển, người kể mới dần hiểu ra sự nghiêm trọng trong mối lo lắng của ông hoàng nhỏ. Người kể phản ứng lại với sự đồng cảm về nỗi ưu tư của cậu về con cừu ngay từ đầu, bỏ các dụng cụ sang một bên và vội vàng an ủi cậu trong chương 7, khi cậu khóc thét lên rằng câu hỏi liệu chú cầu có ăn bông hồng của cậu quan trọng hơn nhiều chiếc máy bay của người kể. Tuy nhiên, trong lời bình luận cuối cùng, người kể nói rằng câu hỏi về chú cừu và bông hoa quan trọng tới mức nó sẽ thay đổi góc nhìn của anh về thế giới, cho thấy tự anh đã hiểu mức quan trọng của câu hỏi đó.