Tai nghe hơn mắt thấy: Những nghịch lý của thời gian
Tai nghe hơn mắt thấy: Những nghịch lý của thời gian
Tại sao thời gian trôi chậm hơn khi ta sợ hãi, nhanh hơn khi ta về già và “chênh vênh” khi ta đi du lịch?
Nếu những ghi chép hàng ngày của tôi được xếp vào mục những cuốn nhật kí nổi tiếng, sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi tôi giữ một phần cho riêng mình. Có lẽ điều tuyệt vời nhất của thói quen đó chính là ngày nào tôi cũng đọc những gì tôi đã viết trong “ngày này năm trước”.

Đây không chỉ là cách để nhìn nhận lại bản thân, nó còn thể hiện rằng kí ức của chúng ta “không bao giờ là một bản sao hoàn chỉnh mà luôn sáng tạo không ngừng nghỉ” và ta có cảm thức về thời gian sai lệch như thế nào. Đôi khi ta có cảm giác rằng những chuyện xảy ra một năm trước cứ như ở thuở nào “như thể một cuộc đời khác”, tôi thường lấy làm lạ vì ảo giác thời gian này) hoặc như chỉ mới diễn ra một tháng trước thôi.

Tuy vậy, khuynh hướng này không xảy ra với một số cá nhân nhất định mà nó là đặc điểm định rõ cách trí óc con người làm việc.

 

Đây chính là là tư tưởng đã được Claudia Hammond, một phát thanh viên của BBC đồng thời là tác giả có tiếng tăm viết về tâm lí học phát hiện trong cuốn Bẻ cong thời gian: Giải mã bí ẩn về quan niệm thời gian – một đột phá thú vị xoay quanh những trải nghiệm được chủ động tạo ra bằng chính tâm trí chúng ta và cảm giác về “thời gian trong tâm tưởng” (như cách các nhà khoa học thần kinh và tâm lí học vẫn gọi) được hình thành như thế nào.

Tuy khái niệm này dường như còn mơ hồ nhưng bấy lâu nay, con người luôn bị ghim chặt với lòng tin rằng thời gian là một trong số ít thứ hoàn toàn đáng tin và khách quan nhất trong cuộc sống và chúng ta có thể định hình hay trục lợi được từ tác nhân có thể ví von là kẻ độc tài không khoan nhượng đó.

Hammond viết:

“Chúng ta tạo dựng những trải nghiệm về thời gian trong tâm trí, do đó chúng ta có thể thay đổi những yếu tố khiến ta cảm thấy khó khăn cho dù trải nghiệm đó làm năm tháng như dừng trôi về quá khứ, hoặc tăng tốc khi chúng ta bị kẹt trong một hàng dài, tập trung sống cho hiện tại hoặc nhẩm tính xem đã bao lâu rồi chúng ta chưa gặp lại bạn cũ.

 

Thời gian có thể là một người bạn, nhưng cũng có thể là kẻ địch.

 

Lời khuyên ở đây là phải kiểm soát nó, cho dù là ở nhà, ở công sở, hoặc thậm chí là trong chính sách xã hội và ta phải làm việc hòa hợp với ý niệm về thời gian.

Cảm thức về thời gian mang có ý nghĩa nhất định bởi nó là trải nghiệm đã bén rễ trong tâm tưởng thực tại của chúng ta. Cách ta tổ chức cuộc sống và trải nghiệm nó đều xoay quanh hai chữ thời gian."

 

Giữa những phác họa hấp dẫn nhất về “thời gian trong tâm tưởng” là sự linh động lạ lùng trong cách chúng ta trải nghiệm nó. (William James từng tự hỏi: “Hiện tại này đang ở đâu?”. “Nó đã tan chảy trong tay ta, lỉnh đi trước khi ta chạm đến nó, biến mất trong khoảnh khắc được hình thành.”)

Hammond chỉ ra rằng chúng ta trì hoãn thời gian khi bị nỗi sợ hãi cái chết xâm chiếm – những lời sáo rỗng về những thước phim quay chậm vụ đụng xe lại là nhận thức thực tiễn. Nhưng không chỉ trong tình huống sống chết trong gang tấc, nó thậm chí diễn ra trong những tình huống chúng ta sợ hãi tột độ.

 


 

Hammond đưa ra một nghiên cứu về những người mắc chứng sợ nhện được yêu cầu phải nhìn vào những con nhện trong 45 giây, và họ đã cường điệu thời gian thử nghiệm. Điều tương tự cũng xảy ra với những người mới chơi nhảy dù. Họ nghĩ thời gian thả dù của người khác thì ngắn trong khi họ có vẻ như lâu hơn, dù tất cả đều xuất phát từ cùng một độ cao.

Ngược lại, thời gian dường như trôi nhanh hơn khi chúng ta già đi – một hiện tượng đã bị những học thuyết đối lập cố gắng chứng minh là vô nghĩa. Một thuyết được biết đến với cái tên “Định luật tỉ lệ” (proportionality theory) sử dụng những tính toán đơn thuần, giả định rằng khi bạn 40, bạn sẽ cảm thấy một năm dường như trôi nhanh hơn khi mới lên 8 vì thời gian đó chỉ chiếm 1/40 cuộc đời thay vì 1/8. Vladimir Nabokov và William James là hai trong số những người nổi tiếng ủng hộ định luật này.

Nhưng Hammond vẫn chưa bị thuyết phục:

“Vấn đề của Định luật tỉ lệ là nó không giải thích được cách chúng ta trải nghiệm thời gian trong từng khoảnh khắc. Chúng ta không đánh giá một ngày trong bối cảnh cả cuộc đời. Nếu có thì với một người 40 tuổi, mỗi ngày sẽ vùn vụt qua vì nó ít hơn 1/400.000 cuộc đời chúng ta đã có. Mà điều đó sẽ vô cùng tầm thường và vụn vặt.

Nhưng nếu bạn không có việc gì làm hoặc bắt buộc phải chờ ở sân bay, một ngày của tuổi 40 có thể sẽ dài đằng đẵng, chán ngắt và chắc chắn là dài hơn một ngày của một đứa trẻ vui vẻ trên bãi biển. Khi ấy, những thứ có thể có tác động đáng kể đến quan niệm thời gian là sự chú ý và cảm xúc đã bị bỏ qua.”

Một giả thuyết khác cho rằng có thể chính nhịp sống hối hả khiến những việc trong quá khứ chậm hơn, trong đó có cả dòng chảy thời gian.

 

Nhưng có một thay đổi rõ ràng xảy ra cùng năm tháng: Khi chúng ta già đi, chúng ta có khuynh hướng cảm thấy 10 năm qua trôi nhanh hơn, trong khi những thập niên trước đó dường như kéo dài hơn. Tương tự, chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng những sự kiện diễn ra trong 10 năm này như mới chỉ xảy ra ngày hôm qua thôi. (Bạn thử nghĩ nhanh xem: Sóng thần tàn phá Nhật Bản đã xảy ra vào năm nào? Maurice Sendak đã mất vào lúc nào?)

Ngược lại, chúng ta nhận định những sự kiện diễn ra hơn một thập kỉ trước như là chúng diễn ra vào thời điểm xa hơn (Công nương Diana mất khi nào? Thảm họa Chernobyl xảy ra khi nào?)

 


 

Hammond chỉ ra điều này được gọi là “Hiệu ứng lồng nhau đẩy” (forward telescoping)

Thời gian như được nén lại và như thể nhìn qua một lăng kính, mọi thứ dường như gần hơn so vớithực tế. Ngược lại, chúng ta có hiệu ứng lồng nhau lùi hoặc hiệu ứng lồng nhau nghịch (backward/reverse telesoping), hay còn được gọi là giãn nở thời gian. Điều này xảy ra khi bạn đoán rằng sự kiện xảy ra lâu hơn là thời gian thực tế. Hiệu ứng này hiếm khi xảy ra với những sự kiện từ rất lâu, nhưng lại phổ biến với những sự kiện trong vài tuần gần đây.

[…]

Giải thích dễ hiểu nhất cho điều này được gọi là giả thuyết tính rõ ràng của trí nhớ, đưa ra bởi nhà tâm lí học Norman Bradburn vào năm 1987. Chỉ đơn giản là chúng ta biết kí ức mờ dần theo thời gian, chúng ta sử dụng mức độ rõ ràng của một kí ức để xác định thời gian nó xảy ra. Do đó nếu một kí ức không rõ ràng, chúng ta cho rằng nó đã diễn ra lâu hơn thời gian thực.”

 

Tuy nhiên bộ não cũng theo dấu thời gian, cho dù lắm khi không chính xác. Hammond nêu ra những nhân tố tham gia vào phép đo thời gian trong ta:

“Hiển nhiên là dù bộ não có khái niệm thời gian, thì hệ thống đó cũng rất linh hoạt. Nó bao gồm [những nhân tố như] cảm xúc, sự say mê, sự kì vọng, nhu cầu làm việc hoặc thậm chí là nhiệt độ.

Giác quan chúng ta đang sử dụng cũng tạo ra sự khác biệt: cái gì được tai nghe thì sẽ lưu giữ lâu hơn so với mắt thấy.

Tuy nhiên, trải nghiệm về thời gian tạo ra bởi tâm trí thì trông có vẻ rất thật, thật đến nỗi chúng ta cảm thấy chúng ta biết cần hi vọng gì vào nó, và cuối cùng ta lại ngạc nhiên bất cứ khi nào nó làm ta rối tung bằng cách bẻ cong thời gian.”

Thực tế, kí ức tự thân nó đã không có độ tin cậy, thay đổi thường xuyên mỗi lần ta hồi tưởng lại. Nó có mối liên hệ rắc rối với quá trình bẻ cong thời gian:

“Chúng ta biết rằng thời gian có tác động lên kí ức, nhưng kí ức cũng tạo nên và định hình trải nghiệm về thời gian.

Nhận thức về quá khứ nhào nặn trải nghiệm về thời gian ở thời hiện tại nhiều hơn chúng ta tưởng. Đó là những kí ức tạo nên tính đặc thù và co giãn của thời gian. Nó không chỉ cho chúng ta khả năng gợi lại những trải nghiệm cũ theo ý muốn mà còn phản chiếu những suy nghĩ nhờ quá trình trí não tự nhận thức – yếu tố làm chúng ta có thể đặt mình vào nhiều mốc thời gian - cho phép chúng ta tái trải nghiệm một hoàn cảnh trong tâm tưởng và vượt ra những kí ức đó để cân nhắc đúng sai.”


Nhưng, lạ thay, chúng ta thường nhớ rõ nhất những trải nghiệm ta có trong độ tuổi 15 đến 25. Khái niệm đơn giản mà giới khoa học xã hội gọi là “hoài cổ” được các nhà tâm lí học gọi là “Kí ức nổi bật” (reminiscence bump)

Hammond lí luận rằng nó có thể là chìa khóa cho câu hỏi tại sao chúng ta thấy thời gian trôi nhanh hơn khi ta già đi:

“Kí ức nổi bật không chỉ liên quan đến hồi tưởng sự việc, chúng ta thậm chí nhớ được nhiều cảnh trong những bộ phim và những cuốn sách đã đọc trong khoảng cuối tuổi teen và đầu 20. Những sự kiện mang tính thời sự lớn mà chúng ta nhớ rõ nhất thường xảy ra sớm thường xảy ra vào nửa đầu của kí ức nổi bật, trong khi những trải nghiệm cá nhân đáng nhớ nhất thường ở nửa sau.

[…]

Mấu chốt của kí ức nổi bật nằm ở sự mới mẻ. Lí do chúng ta nhớ những ngày tuổi trẻ rất rõ là vì đó là thời gian chúng ta có nhiều trải nghiệm mới mẻ hơn khi đã ba mươi, bốn mươi. Đây là thời điểm của những lần đầu tiên – lần đầu quan hệ tình dục, công việc đầu tiên, lần đầu đi du lịch không có bố mẹ, lần đầu sống xa nhà, lần đầu được lựa chọn cách sống cho riêng mình. Sự mới mẻ có tác động mạnh mẽ đến kí ức đến nỗi dù trong kí ức nổi bật thì chúng ta cũng ghi nhớ “thuở ban đầu” của mỗi trải nghiệm hơn.”

Tuy nhiên, điều thú vị nhất là lí do kí ức nổi bật xảy ra vào những mốc đầu tiên: Hammond cho rằng vì kí ức và tính cách đan xen mật thiết, khi chúng ta định hình tính cách và tìm kiếm vị thế của mình trong thế giới này, kí ức bén vào những chi tiết cụ thể sinh động để ta sử dụng chúng sau này nhằm củng cố tính cách.

Thú vị hơn khi Hammond chỉ ra,những người mà trải qua sự thay đổi chủ chốt trong tính cách muộn – ví dụ là thay đổi nghề nghiệp hoặc công khai giới tính của mình – có xu hướng có thêm một sự lột xác nữa, để điều hòa và củng cố tính cách mới.

Vậy làm thế nào chúng ta xác định các sự kiện chính xác hơn? Hammond tổng kết trong nghiên cứu của mình như thế này:

 

Bạn thường nhớ tốt nhất khi sự kiện ấy rất khác biệt, sinh động, liên quan đến bạn và và bạn đã nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần rồi.

 

 

Nhưng một trong những ví dụ hay ho nhất của  việc bẻ cong thời gian được Hammond gọi là “Nghịch lí kì nghỉ” (Holiday Paradox) – “cảm giác mâu thuẫn khi một kì nghỉ vui vẻ vèo cái qua nhưng khi ngẫm lại thì lại thấy lâu hơn”. Cơ chế đằng sau khái niệm này gợi nhớ thuyết mâu thuẫn giữa trải nghiệm và sự hồi tưởng trải nghiệm của nhà tâm lí học huyền thoại Daniel Kahneman.

Hammond giải thích:

“Nghịch lí kì nghỉ được tạo ra bởi cách chúng ta nhìn nhận thời gian trong tâm tưởng theo hai hướng hoàn toàn khác biệt – hướng về tương lai và hướng về quá khứ. Thường thường thì hai khía cạnh này hòa hợp, nhưng trong mọi trường hợp liên quan đến những trải nghiệm thời gian mới lạ thì không như thế.

[….]

Chúng ta thường sử dụng cả hai cách hướng về tương lai và quá khứ để đo lường thời gian đã trôi qua. Thường thường thì chúng ở thế cân bằng, nhưng những trải nghiệm đặc biệt sẽ phá vỡ thế cân bằng, có khi sẽ nghiêng lệch rất nhiều. Đây cũng là lí do chúng ta chưa bao giờ quen sử dụng cả hai cách và sẽ chẳng đời nào quen được. Chúng ta sẽ tiếp tục nhận định về thời gian theo hai cách như thế và vẫn cứ mãi gặp nghịch lí kì nghỉ vì trải nghiệm mới mẻ mỗi khi chúng ta đi du lịch.”


Giống như kí ức nổi bật, nghịch lí kì nghỉ hoạt động cùng chất lượng và sự tập trung của trải nghiệm mới, đặc biệt là khi đối lập với những thói quen quen thuộc hàng ngày.

Trong cuộc sống hàng ngày, thời gian trôi qua ở nhịp điệu bình thường, và chúng ta dùng những cột mốc như điểm bắt đầu của ngày làm việc, cuối tuần, và thời gian đi ngủ để đánh giá nhịp điệu vạn vật. Nhưng một khi chúng ta đi nghỉ, sự kích thích của những cảnh vật mới, âm thanh mới và trải nghiệm làm cho thế cân bằng bị phá vỡ và tạo ra hai loại đánh giá về thời gian. Kết quả là nhận định sai lệch về thời gian được tạo ra.

Cuối cùng, những bí ẩn và thất vọng cũng hứa hẹn đem lại sự giải phóng và trao quyền. Hammond kết luận:

Chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể hoàn toàn kiểm soát khía cạnh đặc biệt này. Thời gian vẫn sẽ bẻ cong, gây nhầm lẫn, làm chệch hướng, cản trở và làm ta khuây khỏa cho dù chúng ta có tìm hiểu bao nhiêu đi nữa. Nhưng càng tìm hiểu, ta sẽ càng có thể áp đặt nó theo ý chí và vận mệnh mình. Chúng ta có thể quyết định cho thời gian chậm hơn, nhanh hơn. Chúng ta có thể giữ gìn quá khứ và đoán định tương lai chính xác hơn. Du hành thời gian trong tâm tưởng là một trong những món quà tuyệt nhất của tâm trí, tạo nên tính nhân văn và làm chúng ta độc nhất vô nhị.

 

Trạm Đọc (Read Station)

Theo Brainpickings.