NSND Đặng Thái Sơn về nước thực hiện tọa đàm về sách, tranh của người cha quá cố
NSND Đặng Thái Sơn về nước thực hiện tọa đàm về sách, tranh của người cha quá cố
NSND Đặng Thái Sơn là một trong số diễn giả của buổi tọa đàm về sách và tranh của nhà thơ Đặng Đình Hưng, bố của ông, diễn ra chiều 20/1.

Tọa đàm ra mắt sách Đặng Đình Hưng - một bến lạ chiếu 20/1 tại Viện Pháp Hà Nội được tổ chức nhân 30 năm ngày mất của nhà thơ - hoạ sĩ Đặng Đình Hưng (1990-2020). Cuốn sách gồm 6 tác phẩm Thơ, trên 20 tác phẩm hội hoạ, và những bài bình luận về Thơ và ký ức về cuộc đời cố tác giả của các nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình (Hoàng Cầm, Hoàng Hưng, Thuỵ Khuê, Đỗ Lai Thuý…).

Nhà phê bình Đỗ Lai Thuý tại toạ đàm. Ảnh: Duy Anh

Tọa đàm còn có sự tham gia của nhà thơ và phê bình thơ Hoàng Hưng, nhà nghiên cứu văn học Đỗ Lai Thuý và nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Thị Thuý Hạnh. Cuối chương trình, họa sĩ Lê Thiết Cương sẽ giới thiệu triển lãm cùng tên gồm 21 tác phẩm của Đặng Đình Hưng kéo dài đến ngày 28/2/2021. Họa sĩ Lê Thiết Cương là giám tuyển của triển lãm.

Đặc biệt hơn, con trai ruột của Đặng Đình Hưng, NSND Đặng Thái Sơn, cũng có mặt trong buổi toạ đàm về sách của cha. Nghệ sĩ dương cầm từ Canada trở về, phải trải qua thời gian cách ly trước đó.

NSND Đặng Thái Sơn trở thành diễn giả trong toạ đàm về cha.

Tại tọa đàm, nghệ sĩ biểu diễn một bản piano lấy cảm hứng từ thơ Đặng Đình Hưng, do Đặng Hữu Phúc soạn. Ngoài ra, ông sẽ chia sẻ những hồi ức về cha mình - một tác giả của phong trào Nhân văn - Giai phẩm (giai đoạn 1955-1958). Thưở nhỏ, Đặng Thái Sơn gần gũi mẹ nhiều hơn bố. Tuy nhiên, trong giai đoạn thanh thiếu niên, việc ở cùng bố giúp ông định hình tính cách, gu thẩm mỹ, quan điểm nghệ thuật. Bố ông uốn nắn dáng ngồi khi đánh đàn, cách đi đứng, nói năng và truyền cho ông tình yêu nghệ thuật. Theo lời kể chân thành của Đặng Thái Sơn, Bố dạy tôi phải có sự kiêu hãnh.

Độc giả đến tọa đàm còn được thưởng thức phần đọc các tác phẩm thơ trong tuyển tập Đặng Đình Hưng - một bến lạ. Đặng Thái Sơn nhận xét thơ của cha ông có sự dung dị, gần gũi, đúng như vùng quê nơi ông sinh ra ở Chương Mỹ (Hà Nội). Cuối chương trình, họa sĩ Lê Thiết Cương sẽ giới thiệu triển lãm cùng tên gồm 21 tác phẩm của Đặng Đình Hưng, được trưng bày đến ngày 28/2.

Cuốn sách "Đặng Đình Hưng - một bến lạ". Ảnh: Duy Anh

Đặng Đình Hưng sinh năm 1924, mất năm 1990. Ông là nhạc sĩ, họa sĩ, nhà thơ tài ba, từng được nhà thơ Nguyễn Thụy Kha gọi là "kỳ nhân" một thời. Tuy nhiên, các tác phẩm của Đặng Đình Hưng trước đây chưa được phổ biến, xứng tầm với giá trị.


Trạm Đọc / tổng hợp theo Zingnews, Tiền Phong

 

>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lì xì sách - Nét văn hóa mới cho một Tết Văn Minh

Nhã Nam tổ chức tọa đàm ra mắt sách tại thư viện Viện Pháp

“Những ngày thơ ấu” là một trong những tác phẩm tiếp nối “Việt Nam danh tác”

 

Tags: