“Chúng ta không biết mình muốn gì nhưng chúng ta có trách nhiệm về chúng ta là ai – đó là sự thật.” - Jean-Paul Sartre
“Nếu tôi nhìn nhận cuộc sống của mình một cách chân thật, tôi nhận thấy nó bị chi phối bởi một số lượng nhỏ sự kiện lặp đi lặp lại mà tôi tham gia.” - Christopher Alexander, một kiến trúc sư.
“Chúng ta chịu đựng chủ yếu không phải vì điểm yếu mà là vì ảo tưởng của chúng ta. Không phải chúng ta bị ám ảnh bởi thực tế mà bởi những hình ảnh mà chúng ta đã đặt vào vị trí của thực tế. Trong khi đó, thực tế - ví dụ như địa chỉ nhà, những thực tế bình thường trong cuộc sống hàng ngày - ẩn ẩn đằng sau và ít được chú ý. Khi chúng ta hét lên với các con số nhấp nháy và ngấu nghiến những tin tức giải trí mà cánh săn tin bới móc, cuộc sống vẫn đang diễn ra.” - New Philosopher (Tạp chí Triết gia mới), số thứ 10.
“Không phải sự làm lụng khiến một người trở nên thao thức, mà ấn tượng sai lầm về mọi thứ khiến cho họ phát điên.” - Seneca, Tranquility of Mind (Sự tĩnh lặng của tâm trí)
Thông thường, chúng ta muốn sai thứ vì sự sai lệch về cách nhìn. Chúng ta không thể muốn đúng vì chúng ta không thể nhìn đúng.
Một trong những cách tốt nhất để luôn biết bạn muốn gì là chú ý đến những trải nghiệm trực tiếp của bạn, luôn để tâm với những gì đang thực sự diễn ra.
Cách tốt nhất để làm điều này là thử nghiệm.
“Tất cả cuộc sống là một phép thứ. Bạn thử càng nhiều thì càng tốt.” –Ralph Waldo Emerson
Các nghiên cứu về hạnh phúc chỉ ra rằng khả năng mường tượng tương lai của chúng ta hoàn toàn vô dụng trong việc giúp ta xác định điều gì sẽ khiến chúng ta hạnh phúc.
Bởi vì trí tưởng tượng của chúng ta làm được rất nhiều thứ, chúng ta phụ thuộc vào nó ngay cả trong tình huống nó vô dụng. Thay vì dành thời gian để nghĩ xem cuộc đời ta sẽ ra sao, chúng ta nên thử nghiệm nó và nhìn đúng bản chất.
Dù đó là đổi nghề, áp dụng một tư duy mới hay bất kỳ thứ gì khác, chúng ta điều có thể thử tự mình kiểm tra.
Chúng ta có thể thiết lập các thử nghiệm để xem chúng ta thích từng thứ như thế nào. Làm điều này liên tục và nhất quán sẽ dẫn ta đến điều mà chúng ta muốn mình muốn.
Ví dụ, sau khi xem phim ta đột nhiên muốn trở thành một diễn viên. Phải đến khi đi học diễn xuất và đi thử vai ta mới có thể thật sự biết được là mình có thích diễn xuất hay không. Diễn đi diễn lại một phân cảnh, bị đoàn làm phim từ chối, phải liên tục thay đổi cảm xúc,… Bạn chỉ có thể thật sự hiểu những điều bằng những trải nghiệm trực tiếp.
Trải nghiệm trực tiếp giúp ta tập trung vào con đường đúng đắn hơn của cuộc sống. Lúc đầu con đường lấp lánh có thể trông đẹp hơn, nhưng khi bắt đầu bước đi chúng ta sẽ thấy những cái giá phải trả: tình bạn hời hợt, kết thêm kẻ thù, tầm quan trọng của may mắn (vốn hay bị xem nhẹ) và những chi tiết nhỏ khác thường ít được nhắc đến.
Chúng ta càng ý thức về điều này, càng nhiều mong muốn sẽ xuất phát từ trải nghiệm của chính chúng ta thay vì những ảnh hưởng của bên ngoài. Chúng ta càng chú ý đến trải nghiệm của mình, chúng ta càng có thể xác định rõ ràng những gì chúng ta muốn.
Tập trung vào trải nghiệm của chính mình giúp chúng ta tránh được những mâu thuẫn không cần thiết. Khi tập trung vào thứ cần làm bạn sẽ không còn bị xao nhãng vì muốn trở thành anh hùng hay trung tâm vũ trụ nữa.
Antoine de Saint-Exupery miêu tả Guillaumet, một người bạn nổi tiếng vì sự dũng cảm trong những tình huống hiểm nguy:
“Khi chúng ta bàn về sự dũng cảm của anh ấy, Guillaumet sẽ nhún vai. Nhưng moi móc sự khiêm tốn đó cũng sai. Anh ấy vượt xa phẩm hạnh tầm thường đó.
Anh ấy nhún vai vì anh ấy không phải một kẻ ngốc. Anh ấy biết khi một người đàn ông bị cuốn vào điều gì họ sẽ không còn sợ nữa. Chúng ta chỉ sợ hãi những gì chưa biết. Nhưng khi chúng ta bắt đầu đối mặt với chúng, nỗi sợ trở nên hữu hình.”
Cam kết thử nghiệm để gia tăng trải nghiệm trực tiếp là cam kết đối mặt với những điều chưa biết. Đó là một cam kết giúp làm giảm nỗi sợ do trí tưởng tượng của chúng ta. Quan trọng không phải là nhìn thấy nỗi sợ bao nhiêu lần, quan trọng là ta dám tiến về phía trước.
“Việc tiến lên một bước làm thay đổi một người. Rồi thêm một bước nữa. Chúng là những bước giống nhau, những bạn phải bước.” Antoine de Saint-Exupery, Wind, Sand and Stars (Gió, Cát và Sao)
“Câu hỏi lớn về cách mọi người ứng xử là liệu họ có được chấm điểm bên trong hay chấm điểm bên ngoài. Sẽ hữu ích nếu bạn có thể hài lòng với thẻ điểm ở chính bên trong bạn.
Khi bàn về vấn đế này, tôi hay nói: “Nhìn này, bạn có muốn trở thành người tình tuyệt vời nhất thế giới nhưng mọi người nghĩ bạn là một người tình tồi tệ không? Hay bạn muốn làm một người tình tồi nhưng cả thế giới lại nghĩ bạn là một người tình hoàn hảo?” Cha tôi, một người tự chấm điểm một trăm phần trăm. Ông ấy là một người cởi mở. Ông chẳng quan tâm người khác nghĩ gì.” – Warren Buffet.
Nếu chúng ta không suy nghĩ cẩn trọng xem ta muốn mình muốn gì, những nhà quảng cáo và người xung quanh sẽ chi phối nguyện vọng của chúng ta. Đây là lý do vì sao chúng ta bắt buộc phải tập trung vào những gì ta có thể gặt hái được từ những thử nghiệm này.
Chúng ta cần một cách để đo lường bản thân để người khác không thể can thiệp vào giá trị của chúng ta.
Hãy tưởng tượng một vận động viên marathon và một vận động viên chạy nước rút chạy song song nhau. Người ta sẽ cười anh chàng marathon nếu anh cho rằng họ đang ở cùng một cuộc đua. Cái tôi của anh chàng chạy nước rút được thổi phồng. Cả hai sẽ cùng thay đổi tốc độ chạy.
Đó là chuyện có thể xảy ra với chúng ta nếu như ta dùng sai thẻ điểm. Chúng ta thấy người khác làm nhiều hơn mình. Chúng ta quên rằng họ đã làm điều đó 10 năm hoặc chúng ta không nhìn thấy những gì họ đánh đổi.
Chấm điểm bên trong cho phép chúng ta tôn trọng trải nghiệm trực tiếp của mình bằng cách biến mục đích của ta trở thành mục đích trung tâm và mục đích cuối cùng, ngăn ta xao nhãng vì quảng cáo và các chương trình TV.
Tập trung vào những trải nghiệm và chấm điểm bản thân làm nhỏ lại những tiếng ồn ào từ bên ngoài và tăng sự tôn trọng với chính chúng ta. Chúng ta học được cách tin tưởng vào thực tế của mình thay vì lời than khóc của đám đông sợ hãi. Chúng ta có được khả năng giữ vững đường chạy và thay đổi lộ trình khi cảm thấy cần thiết.
Tất cả những điều này giúp đưa trải nghiệm của chúng ta trở nên gần gũi hơn với tâm hồn mình. Sau cùng thì chúng ta đều muốn đánh giá bản thân bằng những gì ta làm hơn những kết quả mà ta đạt được.
Hãy nhìn một số thử nghiệm bạn có thể làm trong cuộc sống:
Một vài chiến thuật
“Liệu một người nhạc công có cảm thấy tự hào khi nhận được một tràng vỗ tay giòn giã khi toàn bộ khán giả, trừ một hoặc hai người, đều là người khiếm thính?” - Arthur Schopenhauer
“Sẽ dễ để nổi loạn hơn nếu bạn cảm thấy việc hành động đó là một sự tuân thủ.” - Adam Grant, Originals (Nguồn gốc)
Sẽ dễ trở thành một người ăn chay trường hơn nên bạn sống ở một tu viện Phật giáo hơn nếu cha bạn là chủ một hàng thịt.
Một khi đã biết được bạn muốn mình muốn gì bạn cần hòa mình vào những người cũng muốn điều tương tự. Đây được gọi là “ham muốn bắt chước” – đơn giản là chúng ta cũng muốn những thứ người khác muốn. Sức hấp dẫn của một người được đánh giá bằng bao nhiêu người bị họ thu hút.
Tận dụng ham muốn bắt chướng bằng cách kết bạn với những người đã muốn thứ bạn đang muốn. Nếu bạn muốn bớt ám ảnh về kiếm tiền hơn hãy tham gia vào một tổ chức tình nguyện. Nếu bạn muốn rèn luyện sức khỏe hãy tham gia những hội nhóm ở công viên.
Nương nhờ vào sức mạnh của cộng đồng không phải là không tin tưởng vào bản thân và việc chấm điểm bên trong. Đó đơn giản là đặt bản thân vào trong môi trường khiến thực hiện những gì ta muốn càng trở nên khả thi hơn. Ta không dựa vào người khác nói chúng ta biết ta nên muốn gì. Chúng ta đã tự quyết định mong muốn của mình và khi chúng ta bắt đầu con đường mình chọn, chúng ta nhận được sự giúp đỡ của bạn đồng hành.
Trong một thời gian dài chủ nghĩa tự do được tôn vinh đến độ chúng ta gần như quên mất những lợi ích mà ràng buộc cộng đồng có thể mang lại.
Anomie - Sự “vô chuẩn mực” của xã hội ngày nay có thể là một trong những sức mạnh quỷ quyệt nhất mà ta đang phải đối mặt. Tương tác với cộng đồng là vũ khí mạnh mẽ nhất giúp chúng ta chống lại nó.
Jonathan Haidt đã có một mô tả tuyệt vời về anomie trong cuốn Happiness Hypothesis (Giả thuyết hạnh phúc):
“Anomie là tình trạng của một xã hội không có quy tắc, chuẩn mực hay giá trị rõ ràng. Trong một xã hội an toàn mà mọi người có thể làm theo ý mình, nhưng lại không có tiêu chuẩn rõ ràng hoặc bất kỳ thiết chế xã hội được tôn trọng nào để thực thi các tiêu chuẩn đó, mọi người sẽ khó tìm thấy những điều họ muốn làm hơn. Anomie gây ra cảm giác không biết bấu víu vào đâu, lo âu và dẫn đến những hành vi vô đạo đức và chống đối xã hội.”
Cộng đồng cho ta những quy tắc, chuẩn mực giá trị cần thiết để chống lại cảm giác không biết tin vào điều gì và lo âu của anomie.
Đây là lý do vì sao các phòng tập yoga nhỏ lại thành công. Không phải cam kết giúp người tập có dáng đẹp eo thon khiến mọi người bị nghiện. Đó là một cộng đồng mà mọi người đều có cùng mục tiêu và cam kết tuân thủ đúng quy trình để đạt được mục tiêu đó.
Cộng đồng mà bạn chọn sẽ định hình bạn ở một mức độ không thể đánh giá được, nên điều quan trọng là phải chọn cho thật tốt. Phải biết bạn muốn gì để không chọn nhầm một cộng đồng khiến bạn mong muốn điều ngược lại.
Người Amish là bậc thầy trong lĩnh vực này. Là một cộng đồng họ không ngừng tập trung vào xem họ muốn mình muốn gì và sử dụng sức mạnh cộng đồng để hỗ trợ mong muốn này của nhau. William Irvine thảo luận về vấn đề này trong cuốn On Desire (Về ham muốn):
“Một trong những mối quan tâm hàng đầu của người Amish là kiểm soát mong muốn xã hội của họ. Hầu hết chúng ta tìm kiếm sự củng cố cái tôi. Chúng ta muốn người khác chú ý, tôn trọng hoặc ngưỡng mộ chúng ta. Chúng ta thậm chí có thể muốn người khác ghen tỵ với mình. Những mong muốn xã hội này chi phối cuộc sống của chúng ta ở mức độ nhất định. Chúng quyết định nơi ta sống, cách ta sống và ta làm việc chăm chỉ đến đâu để duy trì lối sống ta đã chọn. Người Amish thì hoàn toàn ngược lại. Họ không ăn mặc để gây ấn tượng, họ ăn mặc để cho phù hợp. Những chiếc xe của họ trông giống hệt nhau vì không ai muốn một chiếc xe nổi bậc cả. Người Mỹ không phải gốc Amish làm việc để bắt kịp hàng xóm của họ, còn người Amish, ngược lại, làm việc để họ và hàng xóm làm cùng nhau.”
Dù mong muốn của chúng ta khác với mong muốn của người Amish, cách cam kết của họ định hình cộng đồng rất đáng để học theo. Chúng ta cần đối nhân xử thế cẩn thận đồng thời liên tục kiểm tra lại những gì ta muốn mình muốn. Hầu như tất cả những người bạn gặp sẽ cho bạn biết – trực tiếp hay gián tiếp – là bạn nên muốn gì. Nhưng hãy chắc rằng bạn có muốn thứ đó hay không.
Nhà triết học Khắc kỷ Seneca ví điều này như một căn bệnh:
“Giống trong thời dịch bệnh bạn phải cẩn thận không ngồi cạnh những người đang sốt để tránh lây nhiễm, khi chọn bạn bè cần phải xem phẩm hạnh của họ, chọn những người ít hư hỏng nhất: không cẩn thận khi ở cạnh người bệnh là cách mà dịch bệnh bắt đầu.”
Đây không phải lời khuyên rằng bạn nên rũ bỏ quan hệ với những ai không hoàn hảo, đây chỉ là điều bạn nên hướng tới. Seneca lý giải như sau:
“Nhưng tôi không khuyến khích bạn phải đi theo và kết thân với duy nhất một người khôn ngoan. Chúng tôi đã tìm người đó cả ngàn năm nay, bạn đi đâu để tìm được? Để tiệm cận với lý tưởng nhất chúng ta phải chọn thứ ít tệ nhất.”
Làm sao chúng ta đo lường điều “ít tệ nhất”? Làm sao để đối phó với những người mà mong muốn của họ không phải thứ mà ta muốn có. Bob Dylan và Giáo hoàng có một số ý tưởng rất hữu ích sau đây:
Tất cả chúng ta đều mơ hồ cảm thấy áp lực xã hội dường như không lành mạnh. Ai cũng có thể nhìn quanh họ và thấy được chúng ta còn cách một tương lai lý tưởng quá xa (mặc dù ngay từ đầu ta không định nghĩa được lý tưởng là gì). Nhưng câu trả lời không phải bỏ tất cả và chạy vào rừng hoặc bỏ đi tu.
Chúng ta cần một cộng đồng có thể giúp định hình mong muốn chúng ta trong khi vẫn giữ được khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội nói chung.
Giáo hoàng Francis đã phát biểu gần đây:
“Không cần phải quay trở lại Thời kỳ Đồ đá, nhưng chúng ta cần phải chậm lại và nhìn thực tế theo một cách khác phù hợp hơn với những tiến bộ tích cực và bền vững là ta đạt được, đồng thời khôi phục những giá trị và mục tiêu mà chúng ta quên mất khi đắm chìm vào ảo tưởng của những mục tiêu vĩ đại.”
Bạn có thể vượt qua những mong muốn mặc định của xã hội mà không cần phải vượt khỏi luồng an toàn. Bạn có thể chấp nhận và học hỏi từ mong muốn của người khác mà không cần cảm thấy bị áp lực rằng bạn cần có những mong muốn đó.
Bài It’s Alright, Ma (I’m Only Bleeding) (Ổn thôi mẹ ơi, (Con đang chảy máu)) của Bob Dylan có một vài ý tưởng rất thú vị để đối phó với một xã hội với những giả định không lành mạnh:
While one who sings with his tongue on fire
Gargles in the rat race choir
Bent out of shape from society’s pliers
Cares not to come up any higher
But rather get you down in the hole
That he’s in
But I mean no harm nor put fault
On anyone that lives in a vault
But it’s alright, Ma, if I can’t please him
(Người hát với chiếc lưỡi rực cháy
Súc miệng khi tham gia cuộc đua không hồi kết
Hình dáng bị bẻ cong bởi gọng kìm xã hội
Không chỉ không muốn nâng bạn lên
Mà còn muốn đẩy bạn xuống hố
Anh ấy đã ở trong đó rồi
Tôi không có ý xấu và cũng không muốn đổ lỗi
Cho bất kỳ ai đang sống dưới hầm
Những không sao đâu, mẹ ơi, nếu con không thể làm hài lòng người đó)
Nếu chúng ta có thể nhìn thấy người khác đến từ đâu và điều gì đang định hình mong muốn của họ, chúng ta sẽ nhìn thấy mong muốn của mình dễ dàng hơn. Đa số chúng ta (“tham gia cuộc đua không hồi kết”) quá mệt mỏi và sợ hãi để xem chúng ta muốn mình muốn gì. Thay vào đó, chúng ta muốn người khác cũng rơi vào cái hố mà ta đang đứng (“Mà còn muốn đẩy bạn xuống hố/Anh ấy đã ở trong đó rồi”) để xác nhận con đường ta chọn là xứng đáng.
Chúng ta cần có lòng trắc ẩn với những người bị chi phối bởi những mong muốn mặc định của xã hội (“sống trong hầm”).
Và chúng ta nên có lòng trắc ẩn với chính bản thân mình khi đôi lúc ra quá mệt để đi ngược số đông.
Nó xảy ra với tất cả chúng ta.
Chỉ cần tự hỏi bạn muốn mình muốn gì cũng đủ tạo nên sự khác biệt.
Kết bạn với những người có cùng nguyện vọng. Họ – cộng đồng của bạn – sẽ giúp bạn tiến xa hơn. Thuộc về một cộng đồng gồm những cá nhân có cùng chí hướng giúp bạn gắn bó với mục tiêu của mình dễ dàng hơn nhiều và thậm chí có thể biến những gì bạn mong muốn trở thành mong muốn mặc định của bạn.
Điều “Tôi thích” của riêng bạn.
Một số chiến thuật:
Kết luận
Hãy mở đầu phần kết luận bằng câu chuyện ngụ ngôn The Way to Love (Đường đến Tình yêu) của Anthony de Mello:
“Một nhóm du khách ngồi trên xe buýt đi ngang qua một đất nước xinh đẹp tuyệt vời, có hồ, có núi, có sông và những cánh đồng xanh trải dài. Nhưng chiếc xe buýt được che màn. Họ không biết về những gì diễn ra ngoài cửa sổ của xe buýt. Họ dành tất cả thời gian trên xe để tranh cãi xem ai được ngồi vào chiếc ghế danh dự, ai nên được vỗ tay, ai nên được ưu tiên. Và họ cãi nhau đến khi chuyến hành trình kết thúc.”
Những mong muốn mặc định khiến ta quên mở tấm màn che và tận hưởng thế giới xung quanh.
Bạn có thể cho rằng mình đã sống một đời thành công cho đến khi nằm trên giường bệnh và nhận ra mình đã liên tục tranh cãi trên một chuyến xe buýt.
Đó là vì sao Solon, người Athen già thông thái, bảo: “Không đánh giá bất kỳ ai là hạnh phúc cho đến khi ta biết được kết cục của người đó.”
Khi chú ý đến trải nghiệm trực tiếp của mình và kết bạn với những con người tuyệt vời, bạn sẽ dần ít quan tâm hơn đến những gì xã hội nghĩ rằng bạn nên muốn.
Bạn có thể thấy cuộc đời “bình thường” của mình trở nên rực rỡ hơn sau khi bạn học được cách tôn trọng bản thân.
Và như Khổng Tử, cơ thể bạn sẽ tự hành động một cách chính xác mà không cần cố gắng.
Những cuộc cãi vã vô nghĩa trên xe buýt sẽ lắng xuống khi bạn hướng mắt về cửa sổ và kéo màn ra. Và biết đâu bạn sẽ nhìn thấy những khung cảnh xã hội tươi đẹp mà bạn lướt qua trong vô tình.
Bạn muốn mình muốn gì?
Xem lại phần I: Câu hỏi quan trọng: Bạn muốn mình muốn gì?
Vũ | The Art of Manliness
>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Chấm dứt thói quen trì hoãn nhờ sức mạnh của khoa học hành vi
Chúng ta cần gì ở một công việc? Làm sao để biến công việc trở nên nhẹ nhàng hơn?