“Điều tuyệt nhất có thể xảy ra là bạn muốn đúng thứ và không đi chệch khỏi con đường.” – Seneca
“Làm cho chúng ta hạnh phúc thì dễ hơn nhiều so với cố tỏ ra như vậy.” - La Rochefoucauld
Rất dễ để rơi vào cái bẫy mà Proust đang nói đến và dành cả đời để theo đuổi một cách mù quáng thứ mà bạn không thật sự muốn.
Mù quáng chạy theo dục vọng biến bạn thành nô lệ của những người xung quanh, thành nô lệ của các nhà quảng cáo. Chế độ mặc định của chúng ta là liên tục đuổi theo liều dopamin kế tiếp.
Đây không phải một cài đặt dễ điều chỉnh, nhưng thay đổi mục đích của chúng ta để trở thành một con người hoàn thiện là hoàn toàn xứng đáng.
Nếu không dừng lại và tự hỏi bản thân mình muốn gì, chúng ta sẽ dành cả đời để tập trung vào những mục tiêu không lành mạnh do người khác xác định cho chúng ta. Rồi chúng ta sẽ chuyển những đánh giá tiêu ấy cho con cái và bạn đời. Chúng ta củng cố chế độ mặc định nhàm chán và tuyệt vọng này trước bất kỳ ai ta gặp phải.
Để có được tự do chúng ta cần có năng lực tự suy nghĩ. Nếu chúng ta không đi sâu vào cốt lõi và lập trình lại mong muốn và khao khát của chúng ta, thì viễn cảnh tốt đẹp nhất là bạn trở thành một nô lệ giàu có, thành công và nổi tiếng. Nhưng nô lệ thì vẫn là nô lệ mà thôi.
Tự hỏi bản thân bạn muốn mình muốn gì có thể giúp bạn tránh khỏi mong muốn những thứ không cần thiết.
Nó sẽ giúp bạn vượt qua những cuộc khủng hoảng hiện sinh, những sự vỡ mộng và những khủng hoảng ham muốn khác. Nền văn hóa hiện đại phản bội chúng ta bằng cách lập trình những mong muốn đó. Nó làm ta kiệt sức đến độ chúng ta cảnh giác với việc mong muốn bất cứ thứ gì.
Tự hỏi câu hỏi bên dưới có thể khiến bạn có khả năng mong muốn trở lại – tin tưởng vào bản thân và mục tiêu của bạn:
Để trả lời câu hỏi này một cách nghiêm túc, ta phải hiểu rõ câu hỏi này là gì và vì sao nó lại quan trọng.
Sau đó chúng ta sẽ xem xét hai vấn đề: những gì ta có thể lại để loại bỏ bản thân khỏi những mặc định của xã hội, và khám phá cuộc sống của chính mình và tập trung vào nó.
Bạn là những thứ bạn muốn
Xuyên suốt chiều dài lịch sử, chưa có giai đoạn nào mà đánh đổi những gì ta có để có được những thứ ta mong muốn là chuyện dễ dàng, nhưng ta đang sống trong một thời kỳ mà việc này đặc biệt khó khăn.
Vì không có một khung văn hóa thống nhất và gắn kết nào, chúng ta có vô vàn lựa chọn – hàng triệu lối sống và niềm tin khác nhau, một buổi tiệc buffet vô tận của những lựa chọn. Có hàng triệu công ty quảng cáo và nhà sáng tạo nội dung muốn giành lấy sự chú ý của bạn, tấn công vào sự bất an của bạn. Áp lực chồng chéo lên nhau một cách nghiêm trọng và mọi người không chắc chắn nên đi theo con đường nào.
Trong thời kỳ rối ren này con người không có đủ ý chí để phân loại tất cả lựa chọn. Họ chọn những gì mặc định, những thứ làm hài lòng nhu cầu sinh học (thức ăn, tình dục), và những thứ mà loài người đã theo đuổi hàng ngàn năm nay (của cải, danh vọng và quyền lực).
Thực ra một giai đoạn tương tự từng diễn ra trong quá khứ.
Triết học Khắc kỷ của người La Mã ra đời trong thời kỳ anomie, hay còn gọi là thời kỳ “vô chuẩn mực”. Những cấu trúc xã hội bị phá vỡ, những quy tắc xã hội ngầm để phân chia thứ bậc dựa trên danh dự đã không còn.
Carlin Barton miêu tả trong cuốn Roman Honor (Danh dự La Mã) như sau: “Vì quy tắc và điều kiện để hướng tới chuẩn mực không còn, ngôn ngữ của danh dự “nổ tung” và nó cần được tái tạo lại.” Hãy thử tưởng tượng những lo âu mà điều này có thể gây ra đối với một xã hội trong danh dự.
Những người theo trường phái Khắc kỷ sơ khai phải quay trở lại các nguyên tắc cơ bản để khám phá ra điều gì là thật sự quan trọng trong cuộc sống. Họ phải tự hỏi mình câu hỏi mà ta đang xem xét:
Mình muốn mình muốn gì?
Những việc mà một người La Mã có thể làm để nhận được sự tôn trọng của đồng bào lúc này không còn nữa. Bước vào khoảng không này là những nhà Khắc kỷ, những người đưa ra hướng dẫn làm cách nào để định hướng trong thế giới vừa vụn vỡ này.
Vì lý do trên, những triết gia cổ đại này có thể giúp ta hiểu được mặt trái của sự hiện đại hóa và dạy ta cách để tái tạo một hệ thống mà ta có thể phát triển bản thân. Seneca đưa ra nhận định sau về những người không chịu trách nhiệm cho thứ mình muốn vào thời của ông:
“Nếu bạn hỏi một trong số họ khi người đó vừa bước ra khỏi nhà: “Bạn đang đi đâu? Bạn đang nghĩ gì?”, anh ta sẽ trả lời: “Tôi không biết. Nhưng tôi sẽ gặp vài người và làm vài việc.” Họ lang thang không mục đích để tìm việc để làm, họ không làm những gì dự định sẵn nhưng làm những gì họ tình cờ bắt gặp. Họ đi lang thang trong nhàn rỗi và vô nghĩa, như kiến bò từ bụi cây này đến bụi cây khác, bò lên ngọn cây rồi lại bò xuống. Nhiều người trong chúng ta sống cuộc đời như loài sinh vật này, gọi nó là sự nhàn rỗi bận rộn không hề sai.”
Nghe khá quen thuộc đúng không? Những vấn đề đó đã có từ lâu, nhưng chúng ta không cần phải trở thành một phần của nó.
Trong thời kỳ tôn vinh sự linh hoạt chúng ta bị nhấn chìm bởi những điều không chắc chắn, hệt như những năm tháng của Seneca - mọi thứ dường như hỗn loạn và không ai biết được điều gì sẽ diễn ra tiếp theo. Biết rằng bạn muốn mình muốn gì, và có khả năng lập trình lại chế độ mặc định của bạn, là vô cùng quan trọng. Những điều này hoàn toàn khả thi.
“Tâm trí thích kích thích và những cơ hội để được sao nhãng – đặc biệt là tâm trí của những người thích bị vắt kiệt bởi những hoạt động bận rộn. Có những vết thương thích được ve vuốt bởi bàn tay đã tạo nên nó. Chúng khát khao được chạm vào, như những vết ngứa thích được gãi. Những tâm trí đó đã trở thành những vết sẹo thích thú với việc bị làm cho trầm trọng hơn.”
– Seneca, Tranquility of Mind (Sự tĩnh lặng của tâm trí)
Khi Jack London và vợ chuẩn bị giong buồm ra biển trên một con tàu nhỏ, bạn bè đã gọi họ là những kẻ điên rồ. Họ không hiểu vì sao London lại sẵn sàng làm một điều khó khăn và nguy hiểm đến vậy. Tuy nhiên đối với London thì đó là “con đường ít kháng cự nhất” – với ông nó hiển nhiên như những người bạn chọn ở lại trên đất liền. Ông viết lại vì sao ông quyết định thực hiện chuyến đi:
“Từ khóa quan trọng là Tôi Thích. Nó ẩn dưới triết lý và xoay quanh nhịp đập của trái tim. Khi triết lý sống nghĩ kỹ trong một tháng và nói với anh chàng về điều anh ta phải làm, anh ta nói, ngay lập tức, “Tôi thích”, và chuyển sang làm chuyện khác…
Vì thế tôi mới làm chiếc tàu này. Tôi thích, chỉ vậy thôi.”
Mong muốn mặc định của ông ấy là phiêu lưu, vì thế mỗi chuyến phiêu lưu đều là sự lựa chọn hiển nhiên.
Mong muốn của chúng ta sẽ lựa chọn con đường mà ta ít phải phản kháng nhất,
Các nhà tâm lý học đã phát hiện rằng ý chí của con người có giới hạn. Điều này nghĩa là nếu bạn giành giật đấu tranh để làm điều đúng đắn, cuối cùng bạn sẽ thua.
Nếu cuộc đời của bạn là một bức tranh khung cảnh thì mong muốn sẽ là mạch nước ngầm cắt ngang. Nước (hành vi của bạn) sẽ tự chảy theo ý muốn của nó. Nếu bạn sống một cuộc đời thụ động, những mạch nước này mang thêm trong mình áp lực của xã hội.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thay đổi dòng chảy của những mạch nước này. Bạn có thể tạo ra những đường dẫn mới chảy theo phương hướng mà bạn chọn.
Những người nghiêm túc xem xét những gì họ muốn sẽ đi xa hơn hàng trăm dặm so với những người để truyền thông, quảng cáo và người xung quanh dắt mũi.
Nỗ lực để tạo ra một chế độ mặc định mới sẽ giúp ích cho bạn đến tận cuối đời.
Xem tiếp phần II: Làm sao để biết bạn muốn gì và thực sự muốn nó?
Vũ | The Art of Manliness
>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: