Nhà vật lý thiên văn học xuất sắc Carl Sagan: Thế giới bị quỷ ám (P1)
Nhà vật lý thiên văn học xuất sắc Carl Sagan: Thế giới bị quỷ ám (P1)
Trong chuỗi bài viết sau đây, Nhà vật lý thiên văn học xuất sắc Carl Sagan sẽ lý giải 'Thế giới bị quỷ ám' như thế nào.

Niềm tin vào quỷ dữ rất phổ biến trong thế giới cổ đại. Người ta nghĩ chúng là những sinh vật tự nhiên chứ không phải siêu nhiên. Hesiod thỉnh thoảng có nhắc đến chúng. Socrates mô tả cảm hứng triết học của ông là tác phẩm của một con quỷ nhân từ trong cá nhân ông.

Thầy của ông, Diotima xứ Mantineia, dạy ông (trong Nghị luận (Symposium) của Plato) rằng “Mọi thứ ma quỷ đều là trung gian giữa Thần linh và cái chết. Thần linh không có liên hệ với con người. Bà nói tiếp rằng "Chỉ có thông qua ma quỷ mới có sự giao tiếp và đàm thoại giữa con người và thần linh, cho dù lúc thức giấc hay trong giấc ngủ”.

Plato, học trò xuất sắc nhất của Socrates, dành cho ma quỷ một vai trò rất lớn: “Không con người nào được phủ sức mạnh siêu việt để có thể sắp xếp các mối quan hệ của con người, và không mang trong mình đầy rẫy sai lầm và xấc xược...”

Ông kiên quyết bác bỏ rằng quỷ dữ là nguồn gốc của xấu xa và mô tả Thần Ái tình, người nắm giữ những cảm xúc nhục dục, như một quỷ dữ chứ không phải vị thần “không bất tử cũng chẳng dễ chết,” “không tốt cũng chẳng xấu.”

Quỷ Satan được mô tả trong sách xưa

Nhưng tất cả những người theo trường phái Plato sau này, kể cả những người theo trường phái Tân Plato vốn rất có ảnh hưởng lên triết lý Thiên Chúa giáo, đều cho rằng một số ma quỷ tốt và một số xấu.

Xu hướng này thay đổi qua lại như con lắc. Aristotle, học trò nổi tiếng của Plato, xem xét rất nghiêm túc quan điểm cho rằng những giấc mơ là do ma quỷ tạo ra. Plutarch và Porphyry gợi ý rằng ma quỷ, vốn đầy rẫy trong bầu không khí trên cao, đến từ Mặt trăng.

Các Giáo phụ Thiên Chúa giáo thời sơ khai, mặc dù thấm nhuần học thuyết Tân Plato từ nền văn hóa của mình, đều rất quan tâm đến chuyện tách biệt họ với hệ thống tín điều “ngoại giáo.” Họ dạy rằng tất cả tôn giáo ngoại giáo đều có thờ cúng ma quỷ và con người, hai đối tượng bị hiểu sai là các vị thần.

Khi Thánh Paul nói (Ephesians 6:14) về thói ác độc ở những nơi cao xa, ông không chỉ nói đến sự sa đọa của chính quyền mà còn nói đến ma quỷ, những thực thể sống ở những nơi cao xa:

"Vì chúng ta tranh đấu chống lại không chỉ bản tính con người, mà còn chống lại cả các bậc vương giả, chống lại cường quyền, chống lại những kẻ cai trị phần bóng tối của thế giới này, chống lại thói ác độc tinh thần ở những nơi cao xa."

Ngay từ đầu, có rất nhiều ý nghĩa được gán cho ma quỷ, không chỉ đơn thuần là một ẩn dụ thi ca nhằm chỉ thói xấu trong tâm hồn con người.

Thánh Augustine rất khó chịu với ma quỷ. Ông trích dẫn tư tưởng ngoại giáo phổ biến thời kỳ của ông: “Thần thánh chiếm ngự những tôn giáo cao quý nhất, con người thấp nhất, còn ma quỷ ở giữa... Họ có cơ thể bất tử, nhưng lại có những cảm xúc trong tư duy chung với loài người."

Vào thế kỷ XI, Michael Psellus, nhà thần học, triết học và chính trị gia Byzantine rất có ảnh hưởng, đã mô tả ma quỷ bằng những từ này:

"Những động vật này tồn tại trong cuộc sống của chính chúng ta, vốn đầy những cảm xúc, vì chúng hiện diện trong cảm xúc, và nơi cư ngụ của chúng chính là nơi của vật chất, giống như địa vị và thứ bậc của chúng vậy. Vì lý do này nên chúng cũng khó tránh khỏi những lo cảm xúc và bị câu thúc bởi những cảm xúc ấy."

One Richalmus, cha trưởng tu viện Schonthal, khoảng năm 1270 đã viết ra toàn bộ luận thuyết về ma quỷ, với nhiều kiến thức mắt thấy tai nghe: Ông nhìn (nhưng chỉ khi đã nhắm mắt lại) thấy vô số ác quỷ, như là những hạt bụi bay vo ve quanh đầu ông – và tất cả những người khác.

Bất chấp liên tiếp có nhiều trào lưu thế giới quan duy lý, Ba Tư, Do Thái, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo, bất chấp những biến xã động triết học, chính trị và xã hội mang tính cách mạng, sa tồn tại và thậm chí là tên an: của ma quỷ vẫn không thay đổi từ thời Hesiod trải qua các cuộc Thập Tự chinh.

Carl Sagan - Thế giới bị quỷ ám

Tags: