Trong một bài viết trên The New York Times, cây viết Sophie Blackhall chia sẻ câu chuyện về con trai cô rằng, khi con trai tôi lên 3 tuổi, cậu bé muốn biết khi tôi bằng tuổi cậu bé thì cậu đang ở nơi nào? Tôi đã trả lời con trai mình rằng: “Khi đó, con chưa đến thế giới này”. Nhưng con trai cô đáp lại rằng: “Không, khi đó, con mới chỉ nhỏ xíu, nhỏ xíu”.
Tuy vậy, những câu hỏi khó nhất mà các bậc phụ huynh phải trả lời lại là các thắc mắc về cái chết bởi vì các bé còn quá nhỏ để hiểu thế nào là “mãi mãi từ biệt cuộc đời này”. Liệu chúng ta kể cho bọn trẻ nghe thì chúng có hiểu gì không? Và chúng ta làm gì với những nỗi đau, sự rối bời và trái tim vỡ vụn của chúng ta đây?
Cô Sophie Blackhall tiếp tục kể rằng: “Khi lên 4 tuổi, đứa con đầu lòng của tôi, Olive, đã nhìn thấy một chú chim sẻ nằm ủ rũ trên vỉa hè. Chú chim đó có tên là Betty. Cậu bé muốn chúng tôi cứu chú chim sẻ đó. Chúng tôi đã đưa chú chim vào một chiếc hộp nhỏ và đắp chăn cho chú. Tuy vậy, chúng tôi không thể cứu được chú chim đó và chú chim đó đã chết.
Vì trước đó chúng tôi từng đọc tác phẩm “The dead bird” (“Chú chim chết”) (phiên bản gốc do Remy Charlip vẽ minh hoạ và sau đó được Christian Robinson làm mới lại bản vẽ) nên tôi đã tổ chức một lễ tang phù hợp cho chú chim. Nhưng điều đó cũng lại là vấn đề. Chúng tôi ở tầng 3 của khu chung cư và không có lấy một miếng đất để chôn cất chú chim. Những người hàng xóm của tôi nhân dịp này đã mời tôi đến một khu vườn, tham dự bữa tiệc nướng và cuối cùng là lễ đưa tiễn chú chim. Đứa con trai 8 tuổi của tôi đã khóc nức nở và nói rằng, “Nước mắt con cứ rơi mặc dù trước đó, con chẳng hề biết đến chú chim Betty”.
Trải nghiệm đầu tiên của Olive trước cái chết của chú chim dần được xoá nhoà nhờ một cuốn truyện tranh.
Chúng tôi đọc sách cho bọn trẻ nghe để chúng cảm thấy được thư giãn, bớt cô đơn và tìm ra cách hiểu những điều mà mình chưa lý giải nổi. Chúng ta đã từng đọc rất nhiều cuốn truyện tranh từ khi trẻ mới ra đời, lúc trẻ thay răng cho đến ngày đầu trẻ đến trường. Và giờ đây, chúng ta sẽ tìm đọc đến những quyển sách đầy dũng cảm viết về sự rời xa thế giới này của một con người.
Trong “The tenth good thing about Barney” của Judith Viorst và Erik Blegvad, mẹ của đứa trẻ cho rằng, họ có đến 10 điều tốt để nói về chú mèo vừa qua đời, Barney nhưng đứa trẻ chỉ mới nghĩ được 9 điều. Giống như tất cả các cuốn sách của Viorst, giọng văn của cuốn sách này rất thẳng thắn, chân thành, hóm hỉnh và như một lời an ủi ngọt ngào.
“Quả bóng màu tím” của Chris Raschka, được tác giả viết bằng một tâm hồn nhạy cảm tinh tế, giúp các gia đình và trẻ nhỏ đối mặt với sự ra đi của chính mình.
Chủ đề của cuốn truyện tranh “The Heart and the Bottle” (Trái tim và cái chai) là về niềm đau. Một cô bé thích ngồi đọc sách cùng người ông trên chiếc ghế bập bênh. Nhưng rồi một ngày, cô phải ngồi một mình trên chiếc ghế trống đó. Ông của cô bé đã mất. Kể từ đó cô cảm thấy căng thẳng, cô đơn và đã đặt trái tim mình vào một chiếc chai, sau đó, sâu chiếc trai này vào một sợi dây và đeo quanh cổ mình. Cuối cùng, điều này cũng không khiến cuộc sống cô trở nên dễ dàng hơn như mọi người vẫn nghĩ. Tuy vậy, một ngày, cô gặp một cô bé giúp cô lấy lại trái tim trong chiếc chai.
Có thể nói, “trái tim trong chiếc chai” là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc sống buồn thương. Liệu trẻ em có hiểu được điều này không? Nhiều người cho rằng, qua những cuộc nói chuyện với người lớn, trẻ sẽ có cơ hội bày tỏ những điều không thể nói ra mà chúng đã đối mặt bấy lâu nay. Có thể nói, các tác phẩm của Oliver Jeffers chứa đựng rất nhiều không gian chiêm nghiệm.
“The Goodbye Book” của Todd Parr, sử dụng những hình ảnh đơn giản của chú cá vàng để mô tả cảm xúc của mỗi người khi phải chứng kiến người ta yêu quý ra đi mãi mãi.
“Death is Stupid” của Anastasia Higginbotham gợi cho độc giả nhớ về những lần đưa tiễn người xung quanh ta về nơi an nghỉ cuối cùng và cảm giác đau buồn của mỗi cá nhân. Nỗi buồn ấy không ai nhiều hơn hay ít hơn ai.
Theo The New York Times
Minh Phương