Tại sao ta thường cảm thấy tồi tệ và tội lỗi sau khi nhường bước trước những ham muốn nhất thời, như mua một chiếc áo len sẽ không bao giờ mặc, hay dành một buổi tối lười nhác trước màn hình TV? Và tại sao ta vẫn cứ tái phạm, cho dù biết mình cần phải thay đổi?
Bởi vì hệ thống phần thưởng trong não không phải lúc nào cũng là người bạn tốt - và đôi khi nó dẫn bạn đi sai hướng.
Vậy chính xác là chuyện gì xảy ra khi bạn ham muốn thứ gì đấy?
Đầu tiên bạn nhìn hoặc ngửi thấy thứ mà bạn ham muốn - và chỉ thế thôi đã đủ để kích hoạt hệ thống phần thưởng trong bộ não.
Hệ thống này sẽ tiết ra một chất dẫn truyền thần kinh gọi là dopamine, kích hoạt các vùng não bộ chịu trách nhiệm cho sự tập trung, động lực, và hành động. Chất dopamine này có thể được kích hoạt bởi bất cứ thứ gì mà ta liên hệ với cảm giác sung sướng: đại hạ giá 70% ở một cửa hàng, mùi thịt bò bít tết (hay bánh burger chay), hay một khuôn mặt quyến rũ đang mỉm cười với bạn.
Và khi được tiết ra, tác nhân tạo ra kích thích ngay lập tức sẽ trở nên vô cùng hấp dẫn, kể cả khi nó có đi ngược lại lợi ích dài hạn của ta, như đồ ăn không tốt cho sức khỏe, lướt web, uống rượu hay tình một đêm. Đó là lý do ta lại tham gia vào những trò vô bổ nhưng không thể cưỡng được phút ban đầu, rồi sau đó lại mặc cảm tội lỗi và bất mãn.
Tuy nhiên, tổ tiên tiền sử của ta lại không gặp vấn đề gì lớn với cơ chế trao thưởng này. Trên thực tế, bị đồ ngọt lôi kéo sẽ có ích cho họ, vì trái cây và quả mọng là khẩu phần quan trọng trong bữa. Họ cũng rất tự do để sống theo những ham muốn tình dục của mình chứ không phải chịu đựng các phép tắc xã giao như ngày nay.
Nhưng kể cả khi cơ chế bốc đồng này không hữu ích trong hiện tại, nó vẫn ở đó, và ta cần đảm bảo nó không đẩy ta tới những lựa chọn không sát suốt hay gây hại cho sức khỏe.
Vậy bạn có thể làm gì? Bạn có thể biến yếu thành mạnh bằng cách kết hợp những công việc chán nản với những thứ khiến dopamine của bạn tiết ra. Ví dụ, mang bài tập buồn chán của bạn tới quán cà phê ưa thích và hoàn thành nó với một cốc sô cô la nóng ngon lành.