Bạn có bao giờ nhận quá nhiều trách nhiệm rồi sau này phải bơi trong công việc?
Bạn có đôi lần hối tiếc về những lựa chọn trong quá khứ khi phải trả giá cho lựa chọn đó trong hiện tại?
Cả hai hiện tượng này được gây ra bởi chúng ta không có khả năng tưởng tượng tương lai rõ ràng - và đặc biệt là tưởng tượng ra bản thể tương lai (future selves).
Ta không nhìn mình trong tương lai vẫn là mình mà như một người lạ, xa xôi. Bộ não của ta coi họ như người lạ bởi vì ta không thể quan sát suy nghĩ và cảm giác của họ.
Điều này khiến chúng ta trì hoãn công việc, hi vọng rằng tôi ở tương lai sẽ có sức mạnh ý chí hơn để đối đầu với nó - hoặc thậm chí tệ hơn, nợ nần chồng chất và hi vọng mình trong tương lai sẽ trả nợ.
Những kì vọng này không dẫn đến đâu bởi vì bản thể tương lai của bạn không khác với hiện tại, và cũng sẽ vật mặt khi đương đầu với thử thách, vẫn cần ý chí để làm việc chán ghét hay cân đối thu chi.
Vậy ta có thể làm gì? Một phương pháp hữu hiệu để trở nên gần gũi với tôi-tương lai là tập hình dung: tưởng tượng tôi-của-ngày-mai sẽ suy ngẫm lại những quyết định kèm theo hậu quả mà tôi hôm nay đã đưa ra.
Điều gì còn khiến ta bỏ lơ bản thể tương lai của mình?
Thỏa mãn ham muốn ngay tức thì.
Khi một thứ quyến rũ đang nhìn chằm chằm vào bạn, chống cự cũng trở nên vô ích bởi vì hệ thống phần thưởng trong não bạn sẽ phản ứng rất mạnh tới các dấu hiệu hữu hình.
Tại sao?
Bởi vì các phần thưởng hữu hình làm ta đánh giá quá mức lợi ích của sự thỏa mãn tức khắc và coi thường giá trị của việc thực hành tự kiểm soát. Nó dẫn ta đến các quyết định mà tôi-tương lai sau này sẽ hối tiếc.
Nhưng cám dỗ sẽ yếu đi nếu bạn tạo ra một khoảng cách giữa bạn và đối tượng - ví dụ, bằng cách để nó khó nhìn hay khó với hơn.
Kinh nghiệm này được chứng minh trong một nghiên cứu khi các nhân viên văn phòng có thể tiếp cận tới hộp kẹo. Khi hộp kẹo được đưa ra khỏi tầm mắt, để trong ngăn bàn, thay vì mặt bàn, lượng tiêu thụ của của những người tham gia thí nghiệm giảm tới 1/3.