Tự ti vì không đặc biệt: Bạn có dám dũng cảm nhận một công việc thú vị?
Tự ti vì không đặc biệt: Bạn có dám dũng cảm nhận một công việc thú vị?
Đừng buồn phiền vì nhiều tiền. Vì trên đời còn có nhiều thứ đáng buồn phiền hơn!

Khi nói về một công việc thú vị, chúng ta có xu hướng đề cập đến những công việc có một mức độ cao của tính tự trị, sáng kiến cá nhân và (không bao hàm khía cạnh nghệ thuật) sự sáng tạo. Trong một công việc thú vị, chúng ta không chỉ đơn giản làm theo những yêu cầu mà có toàn quyền về con đường chúng ta lựa chọn để đạt mục tiêu hoặc thứ mà chúng ta nghĩ là giải pháp phù hợp cho một vấn đề. Một nghề nghiệp tốt, được định nghĩa là thứ bao gồm một thước đo lớn của tính cá nhân hóa: việc chúng ta là ai có một cơ hội để in dấu ấn trực tiếp lên công việc mà chúng ta làm. Cuối cùng, chúng ta có thể nhìn thấy phần tốt đẹp nhất của nhân cách mình trong những đồ vật hoặc dịch vụ mà chúng ta tạo ra.

Rất nhiều bài viết về bản chất của công việc được xuất bản ở châu Âu và Mỹ vào thế kỉ 19 được coi như một nỗ lực để hiểu tại sao tính cá nhân hóa biến mất khỏi thị trường lao động. Nhà phê bình nghệ thuật và cải cách xã hội người Anh John Ruskin đưa ra ý kiến rằng ngành công nghiệp xây dựng thời trung cổ đã từng được đặc trưng bởi một mức độ cao của tính cá nhân hóa, rõ ràng theo cách mà những nghệ nhân chạm khắc những miệng máng xối – những con vật kì quái hay khuôn mặt người với những hình thù riêng biệt trên các nóc nhà thờ.


Những người thợ xây đá có lẽ phải làm việc theo một bản thiết kế tổng thể khá hoàn chỉnh và công việc cực nhọc của họ không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng những máng xối đã tượng trưng cho một sự tự do thiết yếu để cộp chính dấu ấn của một ai đó lên công việc của họ. Ruskin còn buồn bã bổ sung thêm rằng sự phát triển nhà ở mới của thời đại công nghiệp đang không cho phép sự tự do hay chủ nghĩa cá nhân như vậy được nảy nở trong lực lượng lao động.

Môn sinh hết lòng nhất của Ruskin, nhà thơ và nhà thiết kế William Morris đã mở rộng ý tưởng về tính cá nhân hóa qua việc thảo luận công việc làm đồ nội thất, lĩnh vực chuyên môn của chính anh ta. Morris tranh luận rằng cách truyền thống để làm ra bàn ghế cho phép những người thợ thủ công nhìn thấy con người họ phản chiếu trong đặc điểm của những thứ mà họ làm ra.

Bất cứ cái ghế nào được làm thủ công cũng đặc biệt như người tạo ra nó. Trong thời kì tiền công nghiệp, hàng ngàn người đã tham gia tích cực vào việc thiết kế những chiếc ghế trên khắp lãnh thổ và mọi công nhân đều có khả năng phát triển ý tưởng của riêng họ về việc như thế nào là một chiếc ghế đẹp.


Tuy nhiên, một phần thiết yếu của chủ nghĩa tư bản là quá trình tập trung và tiêu chuẩn hóa. Tiền bạc, kĩ năng, sức mạnh marketing và những hệ thống phân phối tinh vi có xu hướng được hùn lại với nhau bởi một vài người chơi lớn, người mà chiếm ưu thế và thúc ép đối thủ để đạt được vị trí khiến người khác phải lo lắng trên thị trường. Hàng rào xâm nhập tăng theo hàm số mũ. Một công ty được hỗ trợ tài chính có thể cắt giảm chi phí, nghiên cứu sở thích của người tiêu dùng, sắp đặt công nghệ tốt nhất và cung cấp những hàng hóa thu hút khách hàng ở một mức giá phù hợp nhất. Kết quả là, chế độ sản xuất thủ công không thể cạnh tranh nổi, như Morris tự nhận ra khi cái xưởng cũ kĩ mà ông ta thành lập để làm ra những chiếc ghế cho tầng lớp trung lưu Victoria bị buộc phải chuyển nhượng.

Ngày nay, dĩ nhiên vẫn còn tồn tại một vài nhà thiết kế nội thất, trong số họ có những người rất nổi tiếng, nhưng điều này không thể che giấu rằng thứ mà chúng ta gọi là “thiết kế” là một lĩnh vực cực kì bất thường, ngóc ngách mà chỉ sử dụng một số lượng cá nhân rất nhỏ. Phần lớn những người tham gia vào việc tạo ra và buôn bán đồ nội thất không có bất cứ cơ hội nào để đặt tính cách riêng của họ vào những đồ vật mà họ xử lí. Thay vào đó, họ thuộc về một đội quân lao động hiệu quả cao với mục đích là chấp hành một cách nghiêm ngặt vô danh.  Dù không có ý định thiếu thiện cảm hoặc vốn thù địch với những niềm vui của công việc, chủ nghĩa tư bản đã giảm triệt để số lượng công việc còn giữ lại bất cứ thành phần nào của tính cá nhân hóa.


Ví dụ, chiếc ghế Eames, thiết kế bởi Charles và Ray Eames, được đưa vào sản xuất năm 1956. Nó là một sản phẩm vô cùng đặc biệt phản ánh sâu sắc những lí tưởng và triển vọng của cặp đôi đã thiết kế ra nó. Nếu họ là những người thợ thủ công, vận hành một chiếc xưởng nho nhỏ của riêng họ, có lẽ họ đã bán được hàng chục chiếc ghế như vậy qua các năm cho các khách hàng địa phương của mình. Thay vào đó, bởi họ làm việc dưới thời kì tư bản chủ nghĩa cho Herman Miller – một công ty sản xuất nội thất nhà ở và văn phòng thương mại khổng lồ - hàng trăm ngàn chiếc ghế đã được bán. Hiệu ứng phụ của thành công này chính là nhu cầu cho những chiếc ghế đặc sắc và thiết kế tốt đã được dồn lại đáng kể. Bất cứ ai muốn mua một chiếc ghế văn phòng bây giờ phải đối mặt với sự thật rằng mua một mẫu ghế rất đẹp, được thiết kế bởi một cặp đôi thiên tài, vận chuyển bởi một công ty toàn cầu tại một mức giá cạnh tranh thông qua một mạng lưới chi nhánh địa phương cực kì hiệu quả là đã có thể.

Chúng ta quá quen với quan điểm rằng của cải của thế giới ngày càng được tập trung chặt hơn trong tay của chỉ 1% dân số. Nhưng chủ nghĩa tư bản không chỉ tập trung vào tiền bạc. Có một sự thật đau buồn và ít được biết đến hơn, rằng chỉ có một số lượng nhỏ người – thỉnh thoảng giao nhau, nhưng thường là 1% khác nhau – người có thể có một công việc thú vị, hay chính là công việc “được cá nhân hóa”. 

Tuy nhiên, điều này chỉ ra rằng, chúng ta đang cùng một lúc ám ảnh với những thiên tài cá nhân. Xã hội của chúng ta phát triển một niềm thích thú với những câu chuyện khai thác những con người khởi nghiệp thành công rực rỡ, những bậc thầy thời trang đầy màu sắc và những nhà làm phim và nghệ sĩ quái dị, những nhân vật tạo nên khuôn mẫu cho thế giới một cách khoa trương qua hình ảnh của chính họ, và đặt dấu ấn cá nhân lên những thứ mà họ làm và tạo ra. Chúng ta thích nghĩ rằng chúng ta đang tìm đến họ để lấy cảm hứng. Nhưng đúng hơn là chúng ta đang sử dụng họ để bù đắp cho phần thiếu hụt đau đớn trong cuộc sống của chính mình. Câu chuyện thành công của tính cá nhân hóa đã trở nên quan trọng chỉ ngay khi những cơ hội thực tế cho công việc mang tính cá nhân hóa bị thu hẹp lại – giống như vào thế kỉ 19, trong cuộc di cư ồ ạt tới thành thị, mà những tiểu thuyết về đời sống thôn quê trở đạt được sự nổi tiếng chưa có tiền lệ giữa những độc giả thành thị mới. Chúng ta có thể, thông qua việc phát cuồng những câu chuyện về những thiên tài sáng tạo đơn độc, cố gắng để thu hút sự nuôi dưỡng từ những phẩm chất đang thiếu hụt nguồn cung đau đớn trong cuộc sống lao động hàng ngày của chính chúng ta.

Ông hoàng thời trang Karl Lagerfeld

Sự thịnh hành của những câu chuyện về sáng tạo cá nhân nuôi dưỡng ảo tưởng rằng công việc được cá nhân hóa là bình thường hơn so với thực tế chính nó. Rất nhiều những bài phỏng vấn và lí lịch che đậy sự thật rằng: gần như tất cả chúng ta hầu như không thể chiến đấu lại lực lượng hùng hậu của những điều được tiêu chuẩn hóa. Vì lí do này, hơn là bởi vì bất cứ thứ gì mà chúng ta đã tự làm, phần lớn chúng ta có khả năng cao là tìm một công việc tẻ nhạt và nản chí với bất cứ cơ hội nào cho chạm khắc máng xối.

 

Trạm Đọc (Read Station)

Theo The Book of Life. 

Tags: