Tư duy nào giúp chúng ta khởi đầu sự thay đổi?
Tư duy nào giúp chúng ta khởi đầu sự thay đổi?
Để thay đổi cuộc sống của mình, chúng ta cần một chút can đảm, khả năng suy ngẫm về bản thân, sẵn sàng chỉ trích bản thân, và cuối cùng là tầm nhìn cá nhân về sự thay đổi. Đoạn trích sau từ cuốn sách “TƯ DUY THIẾT KẾ ỨNG DỤNG TRONG CUỘC SỐNG” sẽ mang lại cho bạn những kỹ thuật giúp phát triển và nâng cao cuộc sống của chính mình.
The Design Thinking Life Playbook - Tư Duy Thiết Kế Ứng Dụng Trong Cuộc Sống
(17 lượt)

Những kỹ thuật này bao gồm khám phá nhu cầu của bản thân, tìm kiếm ý tưởng mới và sẵn lòng thử nghiệm điều gì đó mới mẻ trước khi chúng ta bắt đầu sự thay đổi theo các bước lặp lại. 

Tư duy thiết kế được đặc trưng bởi sự tò mò, cởi mở, cộng tác và thử nghiệm mọi thứ trong thực tế.

- Chúng ta chấp nhận mình đang ở trong một cuộc hành trình. Nó liên quan đến cảm nhận hơn là kết quả của chúng ta trong suốt quá trình.

- Chúng ta chấp nhận sự giúp đỡ của người khác. Phát triển bản thân là một quá trình cộng tác bởi những ý tưởng, hiểu biết sâu sắc và phản hồi mới giúp chúng ta thay đổi cuộc sống của mình theo cách chúng ta muốn. 

- Chúng ta rất tò mò. Sự tò mò giúp bộ não sẵn sàng học hỏi những điều mới.

- Chúng ta thử nghiệm những điều mới mẻ. Thử nghiệm giúp chúng ta kiểm định các giả định và tầm nhìn. 

- Chúng ta nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Các tình huống được làm rõ và tạo ra nhiều giải pháp mới. 

Trong “TƯ DUY THIẾT KẾ ỨNG DỤNG TRONG CUỘC SỐNG”, chúng ta sẽ đi qua các giai đoạn: thấu hiểu, quan sát, xác định quan điểm, lên ý tưởng, tạo nguyên mẫu và thử nghiệm.

sach-tu-duy-thiet-ke-ung-dung-trong-cuoc-song
Các giai đoạn của tư duy thiết kế ứng dụng trong cuộc sống

Chúng ta sẽ sử dụng quy trình này lặp đi lặp lại trong cuốn sách DLT như là hướng dẫn để luôn biết mình đang đứng ở đâu. 

Ban đầu, con đường dẫn đến sự thay đổi mong muốn vẫn chưa được xác định. Sự thay đổi diễn ra theo nhiều bước nhỏ, lặp đi lặp lại. 

Một cách tiếp cận cơ bản trong tư duy thiết kế đó là đặt con người với nhu cầu và giá trị của họ vào trọng tâm mà chúng ta cần xem xét. Chúng ta phải hoàn thành các nhiệm vụ (công việc phải làm), trải nghiệm những thứ khiến chúng ta đặc biệt hạnh phúc (đạt được) và tồn tại trong các tình huống làm chúng ta thất vọng (nỗi đau). Việc tập trung vào con người như vậy chính là yếu tố cốt lõi; đây là lý do tại sao tư duy thiết kế thường được coi là thiết kế lấy con người làm trung tâm. Vì vậy, chúng ta cố gắng hiểu sâu hơn về nhu cầu của mọi người. Trong trường hợp của “TƯ DUY THIẾT KẾ ỨNG DỤNG TRONG CUỘC SỐNG”, điều này có nghĩa là những hiểu biết sâu sắc về chính chúng ta. Nó được thực hiện chủ yếu với sự trợ giúp của việc tự suy ngẫm và nhận thức của người khác về mình đến từ môi trường xã hội.

Bắt đầu ngay lúc này thực sự là điều tối ưu bởi tại thời điểm này, động lực cho sự thay đổi đã tồn tại – đặc biệt là vì chúng ta đang giải quyết chủ đề “TƯ DUY THIẾT KẾ ỨNG DỤNG TRONG CUỘC SỐNG”. Nói cách khác: Chúng ta có thể tưởng tượng bản thân đang sống trong một tương lai làm chúng ta thỏa mãn và cảm thấy tốt hơn. Chúng ta muốn nhìn nhận vấn đề từ các khía cạnh khác nhau mà bản thân đã nhận ra và phản ứng với chúng khác với trước đây. Chúng ta có can đảm để chủ động suy nghĩ và hành động nhằm nắm bắt cơ hội của mình.

“Tư duy thiết kế có khát vọng giải quyết các vấn đề phức tạp theo các dễ dàng và sáng tạo - và còn ở đâu có nhiều vấn đề phức tạp hơn trong chính cuộc sống của chúng ta?”

Để đánh giá, chúng ta tập hợp các chủ đề nhưng không đánh giá chúng. 

1/ Bạn muốn thay đổi chủ đề nào, ví dụ như giải trí, mối quan hệ, sự nghiệp?

Chúng ta tự hỏi bản thân: Tôi là ai? Tôi thích cái gì? Chuyện gì đang thuận lợi và chuyện gì không? Tôi đã thử nghiệm cái gì trong quá khứ để thay đổi tình huống? Điều gì đóng góp cho các thay đổi thực tế đã xảy ra?

Bên cạnh đó, chúng ta ghi chú lại những kỹ năng và tài năng của mình, như là khả năng làm chúng ta nổi bật so với người khác. Có thể chúng ta là một người giỏi lắng nghe hoặc thích làm việc với các con số.

Ví dụ, các vận động viên hàng đầu đặc biệt giỏi trong một bộ môn cụ thể. Một người ném tạ có khả năng và sức mạnh ném một quả bóng sắt nặng càng xa càng tốt. “Vòng tròn năng lực” của họ là ném bóng. Do đó, họ sẽ không giành chiến thắng trong một cuộc thi chạy marathon.

Biết được chúng ta có thể làm tốt những gì, năng khiếu và tài năng của chúng ta nằm ở đâu là điều tương đối có giá trị, bất kể chúng ta áp dụng “TƯ DUY THIẾT KẾ ỨNG DỤNG TRONG CUỘC SỐNG” cho sự nghiệp, sức khỏe hay các mối quan hệ.

Trong lần suy ngẫm thứ hai này, chúng ta viết ra những gì mình đặc biệt làm tốt.

2/ Bạn đặc biệt làm tốt điều gì? Tài năng của bạn nằm ở đâu? Bạn thích làm việc gì?

Mặc dù không thể kiểm soát cuộc sống, nhưng chúng ta có thể điều chỉnh cách nhìn nhận bản thân!

Các vận động viên hàng đầu tận dụng một ý tưởng khác tương đối có giá trị với DTL. Bên cạnh việc tự suy ngẫm, họ trực quan hóa hiệu suất thể thao của mình theo góc nhìn từ bên trong. Với lý do này, trong cuốn sách DTL, chúng tôi liên tục khuyến khích bạn trực quan hóa hoặc phác thảo các cột mốc và mục tiêu với góc nhìn từ bên trong. Sự trực quan hóa này giúp chúng ta thực thi được nguyện vọng thay đổi.

“Tất cả những gì bạn có thể tưởng tượng ra đều có thật.” - Pablo Picasso

sach-tu-duy-thiet-ke-ung-dung-trong-cuoc-song

Ở đại học Stanford người ta vẫn thường nói: “Những gì bạn dự đoán là những gì bạn nhận được.” 

Trong ví dụ về các môn thể thao chuyên nghiệp, chúng ta có thể thấy bản thân mình ở vị trí đứng đầu trên bục của người chiến thắng. 

Kết quả của “TƯ DUY THIẾT KẾ ỨNG DỤNG TRONG CUỘC SỐNG” là một ý tưởng mà chúng ta hướng đến trong tương lai và những gì giúp chúng ta đạt được mục tiêu mong muốn. 

Tại thời điểm này, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn một mẹo nhỏ để đến cuối cùng bạn thực sự hài lòng với kết quả đạt được. Chúng tôi hiểu được cảm giác: Chúng ta có một mong muốn vững chắc để đạt được điều gì đó, và cuối cùng, chúng ta trượt mục tiêu chỉ trong gang tấc, vì vậy chúng ta rất thất vọng – mặc dù có được thành công cá nhân cho mình. Chúng ta có thể thường xuyên cảm nhận được điều này khi mình chỉ đạt vị trí thứ hai trong một sự kiện thể thao hoặc khi suýt thất bại trong lúc ứng cử làm lãnh đạo nhóm. Nói chung, chúng ta có xu hướng nhìn lên và so sánh để có thể thúc đẩy mình trở nên tốt hơn. Nhưng chúng ta thường cảm thấy thất vọng vì khả năng hiện tại của mình có giới hạn và chỉ có thể tác động đến nó trong một giới hạn khả thi nhất định.

Một chiến lược phù hợp để cải thiện động lực bao gồm định hướng bản thân bằng cách nhìn xuống những thành tích trước đây và so sánh bản thân với những người đạt được ít thành tích hơn. Trong ví dụ về thể thao, vị trí thứ hai có thể là kết quả tốt nhất của chúng ta trong mùa giải. Nó tương tự như mong muốn về một thay đổi nghề nghiệp. Ví dụ: Bạn có cơ sở cạnh tranh với các ứng viên nội bộ lẫn bên ngoài và đã đến rất gần mục tiêu. Bạn sẽ nhận ra mình cảm thấy tốt hơn rất nhiều với thái độ này. Tư duy này đặc biệt hữu ích khi liên quan đến điểm số, xếp hạng, danh sách bán chạy nhất hoặc mục tiêu nghề nghiệp mong muốn.

---------------

sach-tu-duy-thiet-ke-ung-dung-trong-cuoc-song
Cuốn sách "The Design Thinking Life Playbook - Tư duy thiết kế ứng dụng trong cuộc sống"

"Tư duy thiết kế ứng dụng trong cuộc sống" là cuốn sách thú vị dành cho những ai muốn có một tương lai viên mãn và hạnh phúc, muốn bắt đầu thay đổi thông qua việc tự trao quyền và có can đảm để suy nghĩ, hành động, đồng thời chủ động tận dụng các cơ hội của mình. 

Bất kể bạn muốn thay đổi sự nghiệp, hình thành mối quan hệ lành mạnh, bền chặt hơn hay lên kế hoạch cho những giai đoạn tiếp theo của cuộc đời, cuốn sách này sẽ hướng dẫn bạn đến những điều tốt đẹp hơn. 

 

Tags: