Là một giáo viên cấp ba môn Anh Văn, thỉnh thoảng tôi lại thấy thú đọc sách là một môn nghệ thuật đang chết dần. Thậm chí, nhiều lúc tôi còn lo rằng mọt sách đang trên có nguy cơ tuyệt chủng.
Tôi biết ở ngoài xã hội vẫn có rất nhiều người trân trọng giá trị của sách vở. Theo như một nghiên cứu của Trung tâm Pew Research, chỉ có 27% người Mỹ KHÔNG đọc sách vào năm 2016. Nhưng, đối với một giáo viên, một tác giả, và một con mọt sách như tôi, bản thân tôi đã nghe quá nhiều về những bình phẩm kỳ quặc để biết rằng đọc sách không phải là một môn nghệ thuật được tất cả mọi người coi trọng.
Ở một khía cạnh nào đó, tôi cũng có thể hiểu được hoàn cảnh của những kẻ không-phải-mọt-sách, vì chồng tôi cũng là người không mấy hứng thú với việc đọc. Trong một xã hội tràn ngập những thế giới ảo, hiệu ứng âm thanh, hình ảnh đặc sắc, những công nghệ tối tân nhất thì việc đọc chữ trên trang giấy trắng mực đen dường như là nhàm chán và không cần thiết.
- Tại sao phải dành hàng giờ đồng hồ để giải mã các con chữ, câu từ trong một trang sách trong khi bạn có thể lật trang cuối và xem cái kết?
- Tại sao phải ngồi vắt óc tìm đáp án của một câu đố trong khi bạn có thể lên Google và tóm tắt lại chỉ trong vài phút?
- Và quan trọng hơn, tại sao lại cần phải đọc sách trong khi bạn có thể xem bộ phim chuyển thể từ cuốn sách ấy?
Chắc chắn là tôi có thể trích ra một vài thông tin khoa học để ủng hộ quan điểm tại sao mọi người nên đánh thức lắng nghe kẻ mọt sách ẩn sâu bên trong mình. Các thống kê về từ vựng, kỹ năng giao tiếp cần thiết, hay hiểu biết chung đều chỉ ra có được là nhờ việc đọc. Cũng có rất nhiều nghiên cứu khoa học kết luận rằng đọc sách để giải trí có ảnh hưởng tích cực đến chuyên môn và sức khỏe tinh thần của người đọc.
Tuy nhiên, là một mọt sách, tôi tin rằng lợi ích của đọc sách còn đi xa hơn những con số vô hồn, khô khan trong các nghiên cứu kia. Có một mức độ lợi ích không thể chỉ ra được mà không dễ gì đặt vào trong câu chữ. Nói cách khác, chỉ có mọt sách mới hiểu được văn chương có sức mạnh như thế nào đối với tinh thần, tâm lý và toàn bộ lẽ sống chung của loài người.
Đối với tôi, đọc sách không chỉ là để tránh xa cái thế giới điên loạn, giành giật ngoài kia mà còn là để bước chân vào một thế giới mà tôi hiếm khi ở một mình: chính bản thân tôi.
Ngồi yên tĩnh bên chiếc bàn gỗ với chiếc kính râm, cốc nước chanh và một cuốn sách, tôi cảm thấy như mình chính là đang ở nhà vậy. Thoát ra khỏi áp lực của xã hội, của các mối quan hệ, mục tiêu công việc, và những như cầu tức khắc cho kế hoạch cuộc đời, tôi có thể trốn trong những con chữ của người khác. Đây chính là một ốc đảo mà tôi hoàn toàn có thể thành thật khám phá cách tôi nhìn vào cuộc đời.
Đó là khi ngồi trên chiếc ghế êm ái, lật mở từng trang sách, tôi cảm thấy như đang lột trần bản chất của mình ở mức độ sâu kín nhất, chân thật nhất.
Điều này có vẻ hơi ngược đời việc đọc câu chuyện của người khác, thậm chí đôi khi còn hoàn toàn là chuyện tưởng tượng không có thật, lại có thể khai sáng một người về bản chất cá nhân họ. Tuy nhiên, thông thường qua câu chuyện của kẻ khác, ta có thể khám phá những khía cạnh của cuộc sống chưa từng được đề cập đến.
Đọc sách cho tôi cơ hội để quan sát thế giới từ hai góc nhìn. Tác giả và nhân vật cho tôi thấy một quan điểm về thế giới khác nhau, một sự sắp đặt khác nhau, và thậm chí và trải nghiệm hoàn toàn khác nhau. Trong vài tiếng đồng hồ, bản thân tôi chìm ngập từ những khám phá mới mẻ trước khi nhìn lại chính mình.
Tôi tự đo lường những phản ứng của mình mà không cần nhờ đến mạng xã hội chỉ ra những điều tôi tin tưởng. Tôi tự nắm bắt một nhân cách mới và tìm hiểu xem làm thế nào để liên kết nó với chính bản thân mình.
Và trên tất cả, trong suốt thời gian đọc sách, tôi luôn tự nhắc mình rằng cái thế giới xấu xí đáng ghét ngoài kia vẫn còn có hy vọng. Không phải cuốn sách nào cũng có cái kết đẹp như mơ. Tôi đã than vãn về sự bất công xã hội trong cuốn Giết con chim nhại. Tôi đã nhìn thấy những suy nghĩ điên khùng của tên sát nhân trong Tội ác và Trừng phạt. Tôi cũng đã đo sợ cách sức mạnh có thể bị dễ dàng đánh đổ và chiếm đoạt trong 1984 và Chuyện người tùy nữ. Tôi cũng đã khóc hết nước mắt qua chuyện tình bi kịch trong Trước ngày em đến.
Tôi đã bước đi hết qua những sự sợ hãi, giận dữ, hay bực dọc trong các cuốn sách, điều đó giúp tôi nhận thức rõ hơn về cái sợ hãi, giận dữ và bực dọc trong cuộc sống của chính mình.
Văn chương được lấp đầy bởi những sự thật tàn khốc của cuộc đời, thứ mà nhiều người cho rằng là lý do để trốn tránh việc đọc. Nhưng tôi nghĩ rằng vẫn có một sự thoải mái trong đó. Bạn sẽ thấy yên lòng khi biết rằng câu chuyện cuộc đời không cần phải hoàn hảo thì mới xứng đáng, rằng mỗi cảm xúc đều có giá trị riêng của nó.
Tôi cũng nghĩ rằng luôn có hy vọng để hiểu được những cảm xúc đi kèm với sự bất công xảy đến với bạn. Văn chương có thể lột trần những sự thật đau lòng và mang lại cho chúng ta cảm giác được kết nối và thấu hiểu cảm xúc, vực chúng ta dậy và buộc ta làm một điều gì đó. Nó kể lại câu chuyện xúc cảm mà đôi khi ta cũng cần lắng nghe.
Trở thành một mọt sách là một điều tuyệt vời, và theo tôi, nó là một khía cạnh cần thiết trong sự trải nghiệm cuộc sống.
Tôi biết rằng mình không đơn độc trong cuộc hành trình cảm xúc trải dài và đa dạng. Thực tế rằng có một sức mạnh khi tôi có thể không đủ khả năng để trải nghiệm trong cuộc sống thực, nhưng tôi hoàn toàn có thể làm nó thông qua sách vở.
Sách, cho dù là hư cấu hay thực tế, đều dạy cho chúng ta sức mạnh của cảm xúc, sự tương đồng trong khó khăn của mỗi người, và vẻ đẹp của những khoảng khắc trong đời xứng đáng được trân trọng. Quan trọng nhất, nó dạy cho chúng ta cách lắng nghe tiếng nói của chính mình, tự ra quyết định về cuộc đời khi liên quan đến cuộc sống, sự bất công và câu chuyện của những người khác.
Có một loại trí tuệ đặc biệt đến từ cảm xúc của con người và từ hành trình qua con mắt của kẻ khác. Đây là điều mà không tin tức, truyền thông, mạng xã hội nào có thể hoàn toàn dạy được ta.
Vậy nên, trong một xã hội mà công nghệ số phát triển như ngày nay, tôi nghĩ chúng ta vẫn cần phải có mọt sách để kết nối những thứ mà ta thường ló ngơ trong thời hiện đại. Đó là chính bản thân mình, mạnh mẽ và hiểu biết.
Đọc thêm tại Trạm: Về Thú đọc sách và kế hoạch 10 năm cho các mọt.
Trạm Đọc
Theo Lindsay Detwiler