Thiếu nữ đánh cờ vây
Thiếu nữ đánh cờ vây
Những ai từng đọc tác phẩm này đều sẽ không khỏi bị ám ảnh bởi cái kết của hai nhân vật chính ở cuối truyện. Hiểu thêm về bộ môn cờ vây - một hình ảnh ẩn dụ lớn xuyên suốt tác phẩm - sẽ cho ta cơ hội để suy ngẫm nhiều hơn về số phận của hai người chơi cờ vô danh này, trên cái nền lớn là cuộc chiến tranh Trung-Nhật.

Ở phương Tây rất ít người biết đến cờ vây, trò chơi cổ điển phương Đông, dù đó là một trong hai trò chơi trí tuệ được chơi nhiều nhất trên thế giới. Luật chơi đơn giản hơn chơi cờ vua nhưng tinh tế và muốn chơi giỏi thì cần nhiều thời gian hơn. Hơn thế nữa, trò chơi này không dựa trên nền một trận đấu nhỏ như cờ vua với những quân cờ xếp theo thứ tự và năng lực khác nhau; thay vào đó là chiến tranh trên diện rộng. Trong cờ vây, mọi quân cờ đều giống hệt nhau: một mảnh đá, làm từ ngà voi hoặc gỗ mun; người chơi luân phiên đánh trên một cái bàn chia nhiều ô vuông. Dù vậy, mỗi quân cờ đều có sức lật ngược tình thế cả cuộc chiến.


Lịch sử lâu đời của cờ vây mang đến cho trò chơi một hương vị văn hóa đậm đặc, rất phương Đông nhưng lạ lẫm với phương Tây. Tôi chỉ mới bắt đầu chơi cờ vây không thường xuyên trong khoảng mười năm gần đây và vẫn cảm thấy mình là tay mơ. Dù sao, đó là đủ để tôi hiểu một vài đặc tính của trò chơi – đủ để hiểu tại sao cờ vây lại là một ẩn dụ xuyên suốt đến vậy trong câu chuyện của Sơn Táp trong tiểu thuyết gần đây, Thiếu nữ đánh cờ vây.


Thiếu nữ trong tựa đề là một cô gái nhỏ, có thể nói là một cô gái kì lạ trong thị trấn nhỏ của cô ở Mãn Châu. Cô vừa lẩn tránh thế giới vừa đồng thời hòa vào nó theo một cách khác người - thông qua những ván cờ của cô ở quảng trường Thiên Phong. Cô không biết đối thủ của cô là ai, nhưng có một liên hệ đặc biệt với họ và bắt đầu hiểu họ qua những chiến lược bày ra trên bàn cờ.

 


Giữa cơn hỗn độn từ mối tình đầu, áp lực và nhiều khủng hoảng khác của tuổi thiếu niên, cô gặp một đối thủ kì lạ ở quảng trường. Người chơi lần này, trong anh ta có cái gì đó kì lạ – nhưng bản chất thì giấu kín. Bởi lẽ anh là một người lính Nhật được cử đi thám thính, cố hòa vào đám đông nhờ những trò chơi ở quảng trường. Đó là những năm 1930 và Nhật đang tiến quân ở Mãn Châu, với tình hình giữa Mãn Châu và nội địa Trung Quốc tiếp tục rối ren. Bối cảnh truyện có thể lạ lẫm với nhiều người đọc, nhưng các chú thích ở phần đầu sách là đủ để theo dõi các diễn biến chính trị trong truyện.


Khi người lính và cô gái cùng chơi cờ, mỗi người đều nảy sinh những mối liên hệ cá nhân trong tâm trí. Vai trò trong xã hội khiến họ không thể có hành động nào khác – những ván cờ vây là con đường duy nhất. Cũng cùng lúc đó, mỗi người đều đang chìm trong một thế giới đầy những vấn đề, và cờ vây đã trở thành sự giải tỏa và cứu rỗi của họ.
Đây là một câu chuyện về một tình yêu bất khả với những hậu quả lớn. Cô gái và người lính là những quân cờ trên bàn cờ giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Giao tiếp trực tiếp giữa bọn họ không chỉ ảnh hưởng hai người, nó ảnh hưởng tới nước cờ lớn hơn của cuộc chiến. Sự đối nghịch giữa vai trò của cá nhân và vai trò giữa cộng đồng gây phiền nhiễu cho cả hai người, nhất là khi họ còn những người khác trong đời – những người họ yêu thương, những người thân thiết khác.


Sơn Táp ban đầu viết câu chuyện này bằng tiếng Pháp, nhưng bản dịch tiếng Anh đã truyền tải hiệu quả cảm giác cổ xưa của thơ văn đậm chất phương Đông. Đối với đa phần văn học phương Tây điều này còn khá mới mẻ, nhưng câu chuyện nhờ thế được thêm một góc độ phản biện xuyên suốt mới.

 


Khi chiến tranh tiếp diễn, sự căng thẳng chỉ tiếp tục gia tăng, người chơi bị đẩy vào thế cùng, khi mà hy sinh là điều tất yếu. Cô gái và người lính bị cuốn vào một cái kết rùng rợn và ám ảnh. Dù vậy, đó vẫn là một cái kết hoàn hảo cho những chủ đề được nói đến trong truyện. Chúng ta chỉ còn cách tiếp tục hoang mang, liệu mạng sống của những người chơi chỉ là một ẩn dụ về một ván cờ vây còn lớn hơn thế.

 

Trạm Đọc (Read Station)

Theo Bookslut

Tags: