Tại sao ta mặt lạnh như tiền với người yêu?
Tại sao ta mặt lạnh như tiền với người yêu?
Câu chuyện về những mối tình cứ lạnh dần và đều rất phổ biến. Chúng ta bắt đầu bằng tình cảm yêu mến chan chứa dành cho người đó nhưng sau một thời gian lại thấy tình cảm đó mờ nhạt đi. Ta bắt đầu ưu tiên công việc hơn, nghịch điện thoại trong khi ngồi bên trò chuyện với nhau và cũng không còn muốn lắng nghe một ngày của nhau diễn ra như thế nào nữa.

Một cách giải thích khá phổ biến cho sự lạnh nhạt này là con người chán nhau tự nhiên giống như ta chán mọi thứ khác, chán một đồ vật mà ta từng mê mẩn, chán một bộ phim ta đã vô cùng yêu thích… Lạnh nhạt trong tình yêu đơn giản là một kết quả không thể tránh khỏi khi đôi bên thu hẹp khoảng cách 

Nhưng có một cách giải thích khác nghe có vẻ u ám nhưng cuối cùng lại dấy lên hi vọng.

Cảm giác mất hứng thú không phải là điều tự nhiên và không thể tránh khỏi. Chán nản là cảm giác phức tạp và mang tính chủ động hơn. Nó tồn tại vì chúng ta cảm thấy tổn thương, tức giận hay sợ hãi người yêu của mình và cũng bởi vì ta không tìm được cách nào nhẹ nhàng, dễ chịu để tâm sự với bản thân, với họ về nó. Lạnh nhạt trong tình yêu không phải không tránh được vì nó là dấu hiệu của nỗi đau buồn khi bị chối bỏ. Chúng ta như chết lặng đi trong tâm hồn chứ không chỉ đơn giản là cảm xúc buồn bã.

Điều này nghe có vẻ lạ lùng. Sau tất cả, chúng ta không còn nhận thức được người yêu đang làm tổn thương, tức giận và nổi khùng lên với ta. Thật nực cười khi người yêu nghe đáng sợ như một con quái vật hoặc bản thân ta yếu đuối nhu nhược. Cả hai điều này đều sai hết cả.

Nhưng cái tôi tình cảm khi bước vào một mối quan hệ thường không lý trí như những cái tôi trong những khía cạnh khác của cuộc sống. Chúng ta thường rất kiên cường và có khả năng phục hồi cảm xúc tốt, nhưng khi yêu lại rất dễ bị tổn thương. Ta nên tưởng tượng cái tôi đang yêu trong đầu mình giống như một ta phiên bản nhí, non nớt và không có khả năng tự vệ. Đó chính là khi nhu cầu và mong muốn được yêu thương được hình thành. Ngay cả khi chúng ta cao trên mét tám và có một bộ râu dài thì cái tôi đang yêu vẫn dễ tổn thương bởi nó tiếp tục đi theo tiếng gọi của trái tim.

Cái tôi của kẻ đang yêu mỏng manh như tờ giấy. Nó bị tổn thương, sợ hãi và buồn tới mức dễ dàng tuyệt vọng. Nó sẽ rất đau buồn nếu như bị ngắt lời khi đang kể với bạn về món bánh sandwich trong bữa trưa hay vì bạn không hỏi nó về những vết bẩn trên cánh tay ngày hôm qua, bạn ưu tiên đọc một cuốn sách hơn là chú tâm chọn kênh ti vi cho nó xem.

Dĩ nhiên, theo tiêu chuẩn của người lớn, đây chỉ là những chuyện nhỏ nhặt vớ vẩn. Nhưng chúng ta không yêu theo tiêu chuẩn của người lớn: những kích thích nhỏ này đã đủ để làm thương tổn cái tôi đang yêu đang mang trong mình đầy những cảm xúc dễ vỡ.

Tất nhiên, cái tôi nhỏ bé sẽ nhận thấy rõ được điều gì xảy ra ngay lập tức. Nó sẽ giãi bày hết lòng khi nó nản chí. Tiếng nói của nó rất có sức nặng và dễ đi vào lòng người.

Nhưng nó vẫn chọn cách im lặng. Điều này thật dễ hiểu. Vì nó không hiểu được điều gì đó tồi tệ đang diễn ra một cách thấu đáo. Nó chỉ biết nó đang đau khổ và tự thu lại để bảo vệ chính mình. Tâm thế tự bảo vệ này được hiểu thành hành động lạnh lùng. Nếu cái tôi trưởng thành phải thể hiện nỗi phiền muộn của cái tôi đang yêu, nó sẽ cảm thấy rất vô lí, đó là một phần lí do tại sao nó không làm thế. Ta có thể cảm thấy rất ngại khi phải nói ra: “Em thấy là anh không buồn để ý gì đến bữa trưa của em” hay “Tôi đã 45 tuổi nhưng không thể nhường nhịn ti vi cho bất cứ ai.” Người trưởng thành sẽ không chăm chú vào những điều nhỏ nhặt như vậy nữa  nhưng một phần dễ vỡ dễ tổn thương trong tình yêu của chúng ta không tuân theo những nguyên tắc của người trưởng thành.

Hậu quả là yêu thương dần cạn kiệt. Nó không còn ham muốn tình dục. Nó trở nên mỉa mai và cáu kỉnh. Nhưng nó thậm chí không biết tại sao mình trở nên như thế.

Muốn học được cách giải tỏa, chúng ta cần sự thấu hiểu lẫn nhau, cho những điều nhạy cảm và đau buồn qua đi và cam kết giúp nhau bình ổn cảm xúc khi tình cảm nhạt dần. Chúng ta cần tạo ra một chỗ để những tổn thương trong tình cảm có thể giải tỏa mà không bị yếu tố nào tác động. Tính tự ái của cái tôi đang yêu thật nực cười nếu như bị phán xét theo tiêu chuẩn của những cái tôi khác. Nhưng thế mới là nó.

Khi trở nên lạnh nhạt, chúng ta có thể sẽ không hoàn toàn thờ ơ với người yêu mình nữa. Ta cần cho thấy rằng chúng ta đang giữ im lặng chứ không phải đang làm tổn thương hay tức giận với họ, và cố gắng tìm kiếm những cảm giác nhẹ nhàng, thanh khiết và thấu hiểu mà không còn cảm thấy mất mặt.

Trạm Đọc

Theo The Book of Life

Tags: