Nhất là lòai cá, nhiều vô đối “Có thể nói là cá đặc nước. Cá đóng thành sáu lớp từ mặt nước xuống tận đáy sông. Trên hết là cá sặc bồi kế là cá leo (nheo), cá chài, cá hô, ba là cá rô, bốn là cá lóc (cá quả), năm là cá trê vàng và tầng thứ sáu cuối cùng là cá trê trắng. Cá trê to mỗi con cân một ki-lô-gam”. Chính sự phong phú ấy tạo ra nguồn cung cấp thức ăn cũng phong phú, nên không cần phải lo là hết thức ăn.
Ngoài ra, cũng có rất nhiều loài chim sống trên đất Phương Nam. Điển hình nhất trong đọan khi gia đình cò nhà bé An qua một chợ nhỏ, khu chợ tấp nập và ồn ào, bán đủ thứ, thức ăn… còn có những cái giỏ cần xé đựng xâu chim “giỏ cần xé chất ngổn ngang, đựng đầy các thứ trứng chim. Từng xâu chim trắng, chim đen buộc chân, dồn chật trong khoang”. Đẹp nhất lúc là ở sân chim, với đủ loại chim, làm cho khu chợ trở nên màu sắc, tươi vui hơn “Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây”. Đọan nói về đi câu rắn của gia đình Cò, rắn cũng như chim, cũng có nhiều loại, mà loại Cò và An bắt là rắn rằn ri róc, to như bắp tay, thịt thơm và ngon. Tới đây thôi cũng đã thấy rõ dần dần phong phú của mẹ thiên nhiên ban tặng, mẹ không chỉ tặng ta loài chim, rắn, mà còn tặng cho ta mật ngọt “Trên cành kèo khô còn trơ lại cái tàn ong sáp trắng to bằng chiếc nón, nặng trĩu những mật vàng”. Ông không dừng lại ở việc miêu tả sự phong phú thiên nhiên, mà còn là lá chắn che chở cho khu kháng chiến cho đến khi thắng lợi.
Căn cứ của chúng ta luôn nằm ở trong rừng, muốn đến được căn cứ phải lội qua rạch nước, chèo thuyền, đi bộ một ngày dài “Nhiều quãng bị cành lá rậm rạp trên cây che phủ, bóng nắng không lọt xuống tới, khiến dòng nước tối om om, trông rất dễ sợ”. Dù có khó khăn nhưng luôn có tinh thần can trường, vì Đất nước, vì vùng đất họ sinh ra. Tuy trong rừng có tối, không có ánh sáng nhưng đấy chính là nơi dân ta được an tòan “Rừng che bộ đội rừng vây quân thù – Tố Hữu”. Tác phẩm “Người thủy thủ già”, “Rừng đêm xào xạc” đều có bối cảnh diễn ra trong rừng, nơi căn cứ, nơi trốn giặc an tòan nhất. Khó khăn thật đất, nhưng vì tấm lòng yêu nước họ đã sống và kiên cường hơn rất nhiều.
Quan trọng hơn khi nghĩ về thiên nhiên là nghĩ về mẹ, ở nơi mẹ luôn tìm thấy cảm giác bình yên, không còn mệt mỏi. Chiến tranh có khốc liệt như thế nào, chính mẹ luôn tiếp sức mạnh cho chúng ta “dù phải chịu đựng không biết bao gian nan cơ cực, nhưng cuộc sống họ được thảnh thơi dễ chịu hơn lúc còn chung đụng với những con người đã cầm vận mệnh trong tay trước kia”.
Sự đa dạng phong phú của thiên nhiên, hệ thống sông ngòi chằng chịt, nhiều tỉnh giáp biển nên Nam Bộ rất thích hợp trong việc trồng lúa nước, lặn biển, đánh bắt,… tạo nên lối sống thật yên bình, hạnh phúc nơi đây. Nói đến lối sống, ông nhấn mạnh đến tính cách, tâm lí con người, chính cái tâm lí ấy ảnh hưởng trực tiếp đến cách sử dụng ngôn từ của từng vùng miển, họ đã làm cho ngôn ngữ tòan dân thêm phong phú “rạch, xẻo, con lươn, bùng binh, tắt, rỏng, vàm, lung, láng, bưng, bàu, cù lao, cồn, giồng…”, sự vận động của nước: “nước lớn, nước ròng, nước rong, nước nổi, nước kém, nước đứng, nước nhửng, nước ương”, nên mới có phương tiện như “ghe, xuồng, tàu nhỏ, mủng…”. Đối với những vùng đất quê như thế này, người dân thường dựa vào khí hậu, côn trùng, ngày tháng… để xác định mùa vụ, khi nào thất mùa, khi nào thu họach nhiều. Điều đó thể hiện kinh nghiệm, nếp sống của người dân nơi đây. Theo Đòan Giỏi, đất Phương Nam có rất nhiều hải sản và cư dân nơi đây thỏa sức, thử tài với những món ăn, với những mùi vị khác nhau, tạo nên nét văn hóa ẩm thực đặc trưng cho Nam Bộ. Họ dùng chính nguyên liệu tự nhiên do mẹ ban tặng, họ trân trọng điều này.
Ở Phương Nam, dù không quen biết đều có thể cùng ăn chung một mâm cơm, chia sẻ thức ăn và cùng nói chuyện với nhau. Họ quan niệm tình huynh đệ luôn là trên hết, coi họ như là gia đình, mời họ uống một li rượu. Nhắc đến rượu phải kể đến quán của Dì Tư Béo trong “Đất Rừng Phương Nam”, tác giả cho rằng “Quán rượu dì Tư Béo nổi tiếng về thứ rượu tăm ngọt giọng, phảng phất mùi cháy khê nồi mà không nhà nào cất được, về tài xào nấu các món thịt rừng mà các lão già tính hay bông phèn đã nức nở khen rằng nhắm một miếng, thấy người phấn hứng, trẻ tráng ran gay”. “Nhiều người tin như vậy. Chứ như tôi, tôi nghĩ rằng những người lui tới nơi đây là bởi tự thói quen cố hữu của họ”. Chính vì thế, cư dân Nam Bộ rất nặng tình nghĩa.
Biểu tượng rừng tràm, rừng mắm, rừng đước thể hiện cho sức sống, con người dân Nam Bộ, họ kiên cườn gan góc, chịu khó, đòan kết. Giống trong tác phẩm của Nguyễn trung Thanh “Rừng xà nu”, “cây xà nu” đại diện cho dân tây Nguyên làng Xô Man. Cụ Mết có nói “Không có gì mạnh bằng cây xà nu đất ta”, giọng đầy tự hào và tin tưởng người dân Xô Man.
Thiên nhiên ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống, văn hóa của người dân nơi đây. Thiên nhiên thay đổi như thế nào, họ cũng sẽ thay đổi như thế ấy để thích nghi, phát triển cuộc sống của họ tốt đẹp hơn. “Đất rừng Phương Nam” của Đoàn Giỏi không chỉ nói về cảnh đẹp mà còn để lại cho người đọc rất nhiều điều.
Tác giả: Lương Nguyễn Xuân An – Nguồn: Văn học 365