Những sai sót còn gây tranh cãi trong một kiệt tác của Jared Diamond - Biến Động
Những sai sót còn gây tranh cãi trong một kiệt tác của Jared Diamond - Biến Động
Có nhiều lỗi tương tự như vậy mà tôi không đủ chỗ để liệt kê hết, nhưng lại không thể xem việc này chính là đang “vạch lá tìm sâu”. Các lỗi này quan trọng vì chúng chính là bản chất của quyển sách. Nếu chúng tôi đã không thể nào tin bạn vì những sai phạm nhỏ, thì làm sao chúng tôi có thể đặt niềm tin cho tác giả của một tác phẩm lớn, với những tuyên bố lớn và khó có thể kiểm tra tính xác thực của nó?
Bộ Sách Lịch Sử Nhân Loại - Jared Diamond (Bộ 4 Cuốn)
(3 lượt)
Nếu bạn đang trên 1 chuyến bay đường dài, và bị nhét vào tay buộc phải đọc một cuốn sách dày cộp với ty tỷ lý thuyết về mọi thứ trên đời. Bạn thở dài ngán ngẩm và cho rằng mọi chuyện tồi tệ rồi đây. Điều đó sẽ không xảy ra, nếu cuốn sách bạn đang cầm trên tay là cuốn Biến Động. Nó là một quyển sách dày cộp với các đánh giá và lời giải thích cho mọi thứ, bao gồm cả cách đối đầu với khủng hoảng của một số quốc gia.

Tôi thường đi du lịch và trông thấy chúng ở rất nhiều nơi: các hiệu sách ở sân bay, nơi mà các tác phẩm của Steven Pinker và Yuval Noah Harari (vâng, cả hai vị này đều từng đề xuất quyển sách Biến động tới độc giả của mình), dĩ nhiên là có cả Diamond, chúng xứng đáng được dành một vị trí riêng trong các nhà sách. Khi đang bay, tôi cũng để ý rằng một phần nhỏ độc giả thích đọc sách trong không gian yên tĩnh ở độ cao hơn 30,000 feet thường cũng thích nghiền ngẫm các quyển sách được viết bởi một bộ óc cao siêu ngần ấy. 

Cuốn sách Biến động được Omega+ chuyển ngữ và phát hành tại Việt Nam

Diamond là giáo sư địa lý tại đại học California, Los Angeles và là tác giả của một số tác phẩm nổi tiếng, trong đó có quyển sách đã từng đoạt Pulitzer như “Súng, vi trùng và thép”. Một số đầu sách khác của ông cũng đã có bản Việt ngữ như Sụp đổ và Thế giới cho đến ngày hôm qua. Nếu bạn quan tâm có thể tìm mua trọn bộ 4 cuốn của tác giả Jared Diamond qua ấn phẩm của Omega+. Với quyển Biến động, Jared Diamond đã đưa ra một lý thuyết thú vị cho rằng: Ở từng thời điểm trong cuộc đời, mỗi người đều phải trải qua những đợt khủng hoảng cá nhân và con người phải thích nghi để tồn tại. Vậy liệu chúng ta có áp dụng được những bài học của cá nhân cho một quốc gia đang sa lầy? 

Bộ 4 cuốn của tác giả được phát hành tại Việt Nam

Câu hỏi nghiên cứu và nội dung tổng quan của tác phẩm 

Tôi thực sự bị lôi cuốn bởi tác phẩm này khi ông ấy đưa ra luận điểm rằng: cách mà cá nhân đối phó với khủng hoảng sẽ mang lại cho quốc gia một bài học nào đó. Ở góc độ tâm lý học, Diamond đã thuật lại rằng: Chìa khóa để mỗi cá nhân đối phó với khủng hoảng là “thay đổi có chọn lọc”. Những người đã thành công trong việc vượt qua khủng hoảng thường sẽ tìm cách xác định và bóc tách vấn đề đó ra để tìm hiểu “những đặc điểm nào của họ đang hỗ trợ tốt cho họ, phần nào không còn hữu dụng và phần nào cần phải thay đổi. Tác giả cũng đặt câu hỏi rằng “Điều này có đúng với mọi quốc gia hay không?”. Ông ấy tin vậy và cố gắng kiểm chứng những giả thuyết của mình bằng cách điều chỉnh cả tá yếu tố được xem là có ảnh hưởng đến việc giải quyết các cuộc khủng hoảng cá nhân với các cuộc khủng hoảng quốc gia. Một số yếu tố có thể diễn giải một cách dễ dàng - trước tiên mọi người phải chấp nhận việc mình đã rơi vào khủng hoảng, cũng như các quốc gia trước tiên phải thống nhất rằng sự lo lắng của họ là gì. Tương tự như vậy, nếu mỗi người khi rơi vào khủng hoảng  đều tìm kiếm sự giúp đỡ của bạn thân thì các quốc gia cũng nên tìm kiếm sự viện trợ về mặt tài chính của các đồng minh. Jared Diamond đã trình bày xem khung nghiên cứu này phù hợp với sự thật lịch sử của các quốc gia đến mức độ nào. 

Dựa trên các case study, Diamond xác định được phương pháp nghiên cứu phù hợp. Cụ thể, bằng việc quan sát Phần Lan, Nhật Bản, Chile, Indonesia, Đức, Úc và Mỹ vào những thời khắc then chốt nhất trong lịch sử của họ. Tác giả đã đánh giá cách hành động của họ theo 12 tiêu chí cốt lõi. Nhật Bản thời Minh trị cần hội nhập với thế giới nhiều hơn trong khi vẫn phải giữ gìn các giá trị cốt lõi của mình, họ đã tìm cách để “tiếp nhận nhiều nét đặc trưng của phương Tây nhưng sửa đổi chúng cho phù hợp với hoàn cảnh của Nhật”. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đức đã cố gắng chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hành động của mình và nhờ đó đã chuyển mình thành công. Còn nước Mỹ, vì đã nhún vai coi thường các bài học của các nước khác, nên phải tự vật lộn để giải quyết rắc rối của chính mình. 

Tác giả Jared Diamond

Sau mỗi chương, qua mỗi giai đoạn lịch sử, Jared Diamond thường dừng lại một chút để đặt một vài câu hỏi về các biến số khác như “làm sao để cuộc khủng hoảng của Indonesia phù hợp với khung lý thuyết của chúng ta?”. Và nó là cả một câu chuyện. Khung lý thuyết sẽ dẫn ra những câu hỏi và mọi thứ đều nằm đúng vị trí của nó. Chúng ta hiếm khi thấy một người nào đó được miêu tả một cách toàn diện khi vấn đề nằm ở góc nhìn của khung lý thuyết mà chúng ta áp dụng. Vì cách chọn góc nhìn và khung lý thuyết của chúng ta, các câu chuyện mà ta được học về mỗi quốc gia đều chỉ thể hiện một phần sự thật về quốc gia đó với một góc nhìn mang thiên kiến từ trước. Bởi vì qua mỗi một khung lý thuyết, các chủ thể được miêu tả hoàn toàn chỉ qua một góc nhìn mà thôi. Ví dụ như ở các quốc gia có sự phân biệt chủng tộc, khi nhắc đến quốc gia đó, người ta chỉ nhớ đến sự bất công ở đó mà quên rằng đất nước đó còn có những khía cạnh khác. 

Không lâu sau đó, một sai sót đầu tiên đập vào mắt tôi, nó nằm ở trang thứ 10. Sau đó, những sai sót lớn hơn xuất hiện. Sai sót trong suốt quá trình tổng hợp, các điểm mù và những sai lầm xuất hiện làm tôi cảm thấy nghi ngờ về sự chọn lọc trong việc xuất bản. Tôi cũng tự hỏi rằng tại sao chỉ có một số người phải đảm đương quá nhiều gánh nặng, thậm chí là họ gánh vác lý thuyết về tất cả mọi thứ trên đời này. 

Case study và những sai sót trong lập luận của Jared Diamond ?

Diamond đã sai về năm kêu gọi trưng cầu Brexit. Ông ấy tuyên bố rằng dưới thời của Tổng thống Ronald Reagan, “chính phủ bị đóng cửa là điều không hề tồn tại”. Tuy nhiên điều đó đã xuất hiện vài lần. Ông ấy cho rằng “luật bóng đá của Úc được người Úc phát minh ra và không có nơi nào khác chơi trò này”. Nhưng trò chơi này vẫn được chơi ở các nơi khác, như sân vận động quốc gia Nauru, hoặc Trung Quốc, Canada, Pháp, Nhật, Ai-len và Mỹ, theo như Liên đoàn Bóng đá Úc. 

Diamond cho biết một cuộc tấn công khủng bố năm 1976 ở Washington, D.C. nhắm vào một cựu quan chức Chile là "trường hợp duy nhất được biết đến về việc một kẻ khủng bố nước ngoài giết một công dân Mỹ trên đất Mỹ - cho đến khi vụ tấn công Tháp Thương mại Thế giới vào năm 2001. Tuyên bố này quả thực đã xem nhẹ vụ ném bom Trung tâm Thương mại Thế giới năm 1993 làm 6 người đã tử vong”. Tác giả gọi Lý Quang Diệu là “Thủ tướng của Singapore” mặc dù ông ấy đã không còn là Thủ tướng nữa và thậm chí ông ấy đã chết rồi. 

Hình ảnh vụ khủng bố 11/9 tại Mỹ năm 2001

Khái quát lại là: “hoo boy” (1 từ lóng dùng để diễn tả các cảm xúc mạnh mẽ, nhưng thường là tiêu cực). Diamond đã nói rằng ở một thời điểm trong Thế chiến II, người dân Phần Lan khi đối mặt với sự hiếu chiến từ phía Liên Xô, đã nhất trí cự tuyệt bất kỳ sự thỏa hiệp nào khác. Cả một quốc gia đều đồng lòng! Chúng ta tìm hiểu một ví dụ khác về sự nhất trí trong phạm vi toàn xã hội tại Úc, “những người dân Úc tranh luận về Hiến pháp Liên bang đã chỉ ra và tranh luận với nhau về rất nhiều vấn đề nhưng cũng nhất trí với nhau rằng nên trục xuất những chủng tộc không phải chủng tộc da trắng ra khỏi đất nước Úc”. Nhưng thực tế, họ cũng tranh luận về vấn đề này với một cách khác, Andrew Inglis Clark, Tổng chưởng lý bang Tasmania, đã cố gắng tìm cách đưa phiên bản đã được chỉnh sửa của Tu chính án số 14 trong Hiến pháp Mỹ, quy định về việc cấm phân biệt và kỳ thị chủng tộc ra nghị viện nhưng không thành công.  

Khi tuyên bố rằng nước Đức đã tự do hơn về mặt xã hội, Diamond đã nói rằng “ ở Đức không đánh đập trẻ em, thực tế là việc này đã bị cấm”. Nhưng một nhà tư tưởng thực sự sẽ cảm thấy bối rối giữa việc bộ luật đó đã được thông qua và việc người ta thực hiện nó. Một tổ chức theo dõi hiệu lực của các bộ luật cho biết các bộ luật được ban hành đã làm giảm đi các vấn đề mà nó nghiêm cấm, nhưng lại không khiến cho vấn đề đó chấm dứt hoàn toàn. Đọc sách của Diamond cũng là để tìm hiểu một cách rõ ràng: người Chile được nhận biết như thế nào (với châu Âu và Mỹ, không phải là Mỹ Latinh) và cách mà tất cả những người Indonesia coi bản sắc riêng của họ là một điều hiển nhiên (có lẽ là ngoại trừ các nhóm ly khai).

Đôi khi cuốn sách dường như được viết từ “một cái giếng đã khô cạn” bởi những nghiên cứu dài bằng cả đời người thay vì những sự kiện mới nhất. Ví dụ, Diamond đã nói với chúng ta là người Mỹ có tính di chuyển rất cao và họ dường như không giống với những người ít đi lại. Chắc là tác giả không biết những số liệu mới nhất được công bố, chúng chứng minh một điều ngược lại với quan điểm của ông: “ngày càng có ít người Mỹ di chuyển để có được công việc tốt hơn trên phạm vi toàn quốc”, theo NPR, trích dẫn từ nghiên cứu của Cục điều tra dân số chỉ ra số lượng người Mỹ di chuyển trong một năm đã giảm đi một nửa kể từ những năm 1940. 

Có nhiều lỗi tương tự như vậy mà tôi không đủ chỗ để liệt kê hết, nhưng lại không thể xem việc này chính là đang “vạch lá tìm sâu”. Các lỗi này quan trọng vì chúng chính là bản chất của quyển sách. Nếu chúng tôi đã không thể nào tin bạn vì những sai phạm nhỏ, thì làm sao chúng tôi có thể đặt niềm tin cho tác giả của một tác phẩm lớn, với những tuyên bố lớn và khó có thể kiểm tra tính xác thực của nó? Sự chấm dứt chính sách của Úc đối với người da trắng là “kết quả của 5 lý do”. (không phải là 4, là 6, hay là một điều gì đó mà bạn gọi tên chúng một cách ngẫu nhiên). Tình yêu mà người Phần Lan dành cho ngôn ngữ của họ chính là động lực khiến họ sẵn sàng chiến đấu và hy sinh cho quê hương của chính mình. Về việc Nhật Bản sạch sẽ chính là do “trẻ em Nhật được dạy cách vệ sinh chính mình và dọn dẹp sạch sẽ” (không phải vậy, theo một khảo sát nhanh, Tokyo đã dành 3,9% ngân sách của họ cho vấn đề sức khỏe và vệ sinh công cộng, bằng 1.9% ngân sách năm 2018 của New York dành cho Sở Vệ sinh của mình). 

Trong khi “Biến động” được trích dẫn nguồn ở phần cuối rất nhiều, nhưng lại hiếm khi thấy trích dẫn từ những cuốn sách khác. Tác giả dường như thích trích dẫn các câu nói của bạn mình hơn. “Tại sao người Nhật lại theo đuổi lập trường này? Những người bạn Nhật Bản của tôi đề xuất 3 cách lý giải sau đây.” Đó chính là cách mà quyển sách dẫn dắt chúng ta đi theo mạch lập luận của nó. Hoặc anh ấy sẽ mô tả rằng “ những người bạn người Chile của tôi đã mô tả cuộc đảo chính ở quê hương họ năm 1973 là một điều tất yếu”. Câu hỏi đầu tiên xuất hiện trong đầu tôi chính là tại sao chúng tôi phải bỏ tiền ra mua sách để đọc những giả thuyết được đặt ra một cách tùy tiện từ họ? Thứ hai, làm thế nào mà chúng ta có thể chứng minh rằng một cuộc đảo chính là điều tất yếu? Khi nói về những điều này, ý tác giả có phải là những câu chuyện này, những nhận xét này chính xác đến mức không hề có sự sai sót nào? 

Khi nói về những người bạn của mình, tôi biết rất nhiều tác giả trẻ là phụ nữ hoặc người da màu, họ rất thông minh, thận trọng, chỉnh chu và khá là chân thật, họ rất khao khát được xuất bản sách với những nhà xuất bản đáng gờm - và ai biết được rằng trong sâu thẳm nội tâm của mình, họ nghĩ rằng nếu họ viết bài một cách luộm thuộm như vậy, thì sự nghiệp của họ đã chấm dứt từ trước khi nó bắt đầu.

Đây cũng là một vấn đề mang tính hệ thống. Đã đến lúc những người làm việc trong lĩnh vực sách phi hư cấu phải xác minh dữ kiện (Fact-checking) một cách chuyên nghiệp là điều không thể bác bỏ với việc xuất bản như quảng bá, marketing và thiết kế bìa, phí tổn của nhà xuất bản hơn là chi phí chuyển cho tác giả, những người sẽ lựa chọn dành tiền của mình cho việc chăm sóc sức khỏe. Trong thời đại của những dòng tweet, số phận của những cuốn sách không thể nào trở nên giống những dòng tweet cho dù thế nào đi nữa. Sách sẽ có một vị trí riêng biệt, nhưng phải là vị trí cao hơn. 

Những vấn đề xã hội ở các nước. 

Một vấn đề vẫn còn tồn tại trong quyển “Biến động” mà không thể sử dụng phương pháp fact- checking để giải quyết, nhưng may mắn thay, nó lại được sửa chữa qua thế giới của những con chữ. Mãi cho đến gần đây, trong cuộc sống của người Mỹ, cả trong thơ văn Mỹ, đều có bối cảnh nhất định là người da trắng hoặc nam giới. Hiện nay, rất nhiều bài viết đã phá bỏ sự mặc định này và làm phức tạp hóa vấn đề. “Biến động” đã nhắc nhở chúng ta rằng tại sao việc này lại quan trọng. 

Khi Diamond miêu tả “các giá trị xã hội mang tính bình đẳng cao” như là một nét đặc trưng “không hề thay đổi” ở Úc mặc dù đã có một chương của quyển sách nói về lịch sử phân biệt chủng tộc của đất nước này từng được hợp pháp hóa, tác giả đang sử dụng chủ nghĩa quân bình chỉ áp dụng cho người da trắng. Khi ông ấy nói rằng “tình trạng xã hội của Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào giáo dục hơn đặc tính di truyền và sự kết nối gia đình” nghĩa là ông ấy đang bỏ qua ý nghĩa của việc được sinh ra đã là nữ giới. Tác giả thừa nhận rằng “dĩ nhiên danh sách các vấn đề của Mỹ mà tôi đưa ra không hề toàn diện. Các vấn đề mà tôi không thảo luận là quan hệ chủng tộc và vai trò của phụ nữ”. Và bạn biết đấy, những vấn đề đó ảnh hưởng đến đại đa số người Mỹ.

Tôi cảm thấy khá khó chịu khi đọc đến cuối sách, Diamond miêu tả một buổi chiều với hai người bạn là nữ của mình, một người trong số họ có tâm lý lạc quan đến mức “ngây thơ” ở những năm tháng của tuổi 20, một người khác với sự sâu sắc ở độ tuổi 70. Thứ đã làm một người phụ nữ trở nên “ngây thơ” trong mắt Diamond chính là việc cô ấy đã mất một thời gian hẹn hò với một người đàn ông rất tệ hại. (Nếu đó là một tội ác, thì chúng ta đều bị bỏ tù). Tôi cảm thấy thông cảm đến kỳ lạ với Diamond, người đang ở những năm đầu của cái tuổi 80, bởi vì rõ ràng là ông ấy không hề nhận ra rằng những điều mình đã nói vô cảm đến dường nào, vào năm 2019, việc một nam tác giả đã thành danh lại đi gán mác “ngây thơ về mặt tâm lý” cho một cô gái trẻ vì những lỗi lầm hết sức bình thường trong cuộc sống. 

Diamond nói với chúng ta rằng bản thảo được đánh máy bởi người khác, ông ấy nhờ vợ và thư ký của mình sử dụng máy tính để làm việc này và tác giả trung thành với niềm tin rằng trò chơi điện tử rất “cô độc”, ngay cả khi có hàng loạt các game thủ với số lượng tăng vọt ở Mỹ, nơi mà người dân mang tính tập thể và hòa nhập rất cao. Ông cũng cho rằng điện thoại đang hủy hoại nước Mỹ khi mà người dân cứ cách 4 phút là sẽ kiểm tra điện thoại một lần. Nhưng tôi phải nói rằng tôi cũng đang làm thế, tôi dùng điện thoại của mình khi đọc sách của ông ấy vì có quá nhiều thứ mà tôi đang đọc có vẻ không chính xác, và tôi nghĩ việc này sẽ là một sự tiến bộ nếu vị tác giả vĩ đại này bị thách thức khi độc giả của ông ấy nằm trên giường và tra Google về quyển sách. 

Tác giả bài viết  Anand Giridharadas | The New York Times

* Bài viết bày tỏ quan điểm và góc nhìn cá nhân của tác giả. Trạm Đọc đăng tải quan điểm của độc giả về một cuốn sách nhưng không nhất thiết đồng tình với quan điểm đó. Hi vọng các bạn đọc bài với tinh thần khai phóng.

>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Review bộ sách nghiên cứu lịch sử nhân loại đồ sộ của Jared Diamond

 
Tags: