Phần lớn mọi người sẽ cảm thấy quá đỗi hạnh phúc khi nhận được giải thưởng “trợ cấp thiên tài” từ Quỹ MacArthur - khoảng nửa triệu đô, không bị ràng buộc gì hết - nhưng khi Jared Diamond được giải này, vào năm 1985, nó đã đẩy ông vào một cơn trầm cảm. Vào tuổi 47, ông là một nhà học giả thành công ở trong hai lĩnh vực kỳ lạ đến mức khôi hài: sự dịch chuyển của natri trong túi mật và các loài chim tại New Guinea. “Nội dung mà cuộc gọi từ quỹ MacArthur nói với tôi là, ‘Jared, mọi người rất nể trọng ông, và họ hy vọng những điều lớn lao từ ông, và hãy xem xem ông đã làm gì với nghề nghiệp của mình’,” Diamond nói về chuyện này ngày hôm nay. Đó là một suy nghĩ đau đớn cho một ai đó khi họ nhớ lại chuyện bị một giáo viên đáng ngưỡng mộ trường Massachusetts của mình nói rằng, một ngày ông sẽ “hợp các môn khoa học và các môn nhân văn vào làm một”. Rõ ràng, ông cần một khoảng đất rộng hơn. Ngay cả khi đó, ít người có thể dự đoán được ông sẽ chọn khoảng đất rộng cỡ nào.
Trong những thập kỷ sau kể từ đó, Diamond đã nhận được những thành công xuất sắc với một vài “cuốn sách lớn” - nổi tiếng nhất là “Súng, Vi Trùng và Thép” năm 1997 - đặt ra câu hỏi bao quát nhất có thể hỏi về lịch sử loài người. Ví dụ: tại sao một loài linh trưởng, không hề nổi danh 70,000 năm trước đây, đã phát triển ngôn ngữ, nghệ thuật, âm nhạc, các quốc gia và du hành vũ trụ? Tại sao một số nền văn minh thì thịnh vượng còn một số khác thì sụp đổ? Tại sao người phương Tây lại chiếm châu Mỹ, châu Phi, châu Úc, thay vì ngược lại? Diamond, người tự nhận bản thân là một nhà “chép tiểu sử địa cầu” (biogeographer), đã trả lời những câu hỏi này bằng lối văn vẻ sáng tỏ có tác dụng làm cho tất cả mọi thứ về thế giới này bỗng trở nên dễ hiểu, mỗi sự kiện góp một phần tinh tế vào lý luận trải dài toàn bộ lịch sử. Cuộc phỏng vấn của chúng tôi cũng là một ví dụ: một người đàn ông ra trắng xuất hiện để phỏng vấn một người đàn ông da trắng khác, trong tiếng Anh, tại cơ sở chính rất uy nghiêm của Đại Học California, tại Los Angeles, trong một khung cảnh mà mang ít dấu ấn của người Thổ Dân Mỹ đã từng sinh sống nơi đây. Tại sao? Vì 8,000 năm trước - để trích từ Súng, Vi Trùng và Thép - địa lý của Châu Âu và Trung Đông rất thuận tiện cho việc trồng cây lúa và chăn nuôi động vật hơn bất kỳ nơi nào khác.
Liệu những lời giải thích đó có thực sự thoả mãn không là chủ đề chính của những cuộc “giao tranh tàn bạo” giữa Diamond và nhiều nhà nhân học khác. Họ kết tội ông với danh hiệu “kẻ đô hộ văn hoá” (cultural impreialist), có sẵn ý định bào chữa cho sự kinh khủng của chủ nghĩa thực dân trong khi khẳng định sự vượt trội về mặt đạo đức của phương Tây. (Một bài báo năm 2013, trong một tạp chí sinh thái học, có nhan đề là “Đ*t Jared Diamond”, dấu hoa thị đã thất bại trong việc dấu đi giọng điệu chung của cuộc tranh luận này.) Diamond cũng phản công lại với một lực tương đương, gọi những nhà phê bình kia là “những tên ngốc”, những kẻ thiếu tính khoa học thừa thời gian và những nhà buôn “những thứ tư duy chính thống nhảm lài” (politically correct blabber). Vậy nên nó là một chút không thoải mái khi gặp một kẻ tuyên truyền gay gắt cho tư bản trong văn phòng trường Đại Học. Gặp trực tiếp, Diamond là một người 77-tuổi lịch thiệp một cách rất cẩn thận với một bộ râu phong cách Quaker mà không có ria và những nguyên âm từ New England cổ: “often” thì đọc là “orphan”, “area” thì đọc là “eerier”. Không có một chiếc máy tính nào hết: mặc dù những đứa con của ông đã thôi thúc hết sức, ông thú thật rằng ông chưa bao giờ học cách sử dụng một chiếc.
Quyển sách bán chạy lớn đầu tiên của ông, “Loài tinh tinh thứ ba” (1992), mà thắng giải của Hội Hoàng Gia, đã được tái bản dưới một hình thức phổ cập cho những người đọc trẻ tuổi hơn. Giống như những cuốn khác của ông, nó bắt đầu với một câu truyện kỳ bí. Qua một số phương pháp đo đạc, con người có chung đến hơn 97% bộ ADN với loài tinh tinh - theo bất kỳ một cách phân loại dựa trên lẽ thường tình, chúng ta là một loại khác của tinh tinh - và trong hàng triệu năm những thành tựu chúng ta đạt được cũng khó có thể phân biệt chúng ta với tinh tinh. “Nếu như có một sinh vật nào đó đến từ vũ trụ 150,000 năm trước, có lẽ con người sẽ không xuất hiện trong danh sách năm động vật thú vị nhất Trái Đất,” ông nói. Rồi, trong 1% cuối cùng của lịch sử tiến hoá của chúng ta, chúng ta trở thành một ngoại lệ, phát triển các công cụ và hội hoạ và văn học, chiếm lĩnh thế giới, và có lẽ đang trên đà huỷ diệt nó. Điều thay đổi, Diamond tranh luận, là một số các đột biến mà trông như có vẻ thứ yếu trong thanh quản của chúng ta, tạo ra khả năng phát âm, và rồi là ngôn ngữ nói; ngôn ngữ nói đã làm tất cả mọi thứ còn lại trở nên khả thi.
Có những nơi tại nước Mĩ mà sự nhấn mạnh của Diamond về việc con người là động vật - về tổng thể là tinh tinh trừ một vài điểm quan trọng - có thể mang chính sự gây tranh cãi trong bản thân nó. Mặc dù vậy, không giống như Richard Dawkins hay những người khác, ông đã không chọn việc lao vào cuộc tranh cãi giữa những người theo chủ nghĩa truyền thống (fundamentalist). “Tôi không thích thú lắm việc tranh cãi với những con người tôi không nể trọng,” ông nói. “Tôi học từ việc tranh luận vỡi những người tử tế mà quan điểm không giống tôi.. nhưng tôi không có sự nể trọng đó với những người kiên quyết rằng khoa học không phải là một cách để hiểu về thế giới, và những người từ chối việc chấp nhận rằng con người xuất phát từ những loài động vật khác.” Ngoài ra, (bằng việc đó) ông đã chuẩn bị bước chân vào - một cách hoàn toàn vô thức, ông quả quyết - vào một bãi đặt mìn khác. Đến cuối quyển “Loài tinh tinh thứ ba”, ông đã khơi mào một câu hỏi mà cũng sẽ định hình sự nghiệp của mình: không phải là về việc tại sao con người lại trở thành loài thống trị một số loài khác, mà là tại sao một số con người lại trở thành kẻ thống trị một số kẻ khác.
Câu hỏi này đã đeo đuổi Diamond từ những chuyến viếng thăm đầu của ông tới New Guinea, hòn đảo mà sẽ trở thành vô hình chung ngôi nhà thứ hai của ông. Sinh năm 1937 tại Boston trong một gia đình Do Thái Đông Âu - bố ông là một bác sĩ nhi khoa, mẹ ông là một nhà ngôn ngữ học và một người chơi dương cầm tại các buổi hoà nhạc - Diamond tốt nghiệp từ Harvard, và hoàn thành bậc tiến sĩ trong ngành sinh lý học tại Đại Học Trinity, ở Cambridge. Những năm 1970 ông dạy về sinh lý học tại UCLA, nhưng đồng thời cũng du hành đến Tây Nam Thái Bình Dương để nghiên cứu về chim, một đam mê mà đã đang trở thành một chuyên môn của bản thân. Một ngày, khi ông đang có một cuộc đi bộ dài, ông đi bộ cùng hàng với một chính trị gia cùng khu, một người tốt nghiệp trường Yale, và người này đặt câu hỏi cho việc học giả kia. “Tại sao người da trắng các ông lại phát triển nhiều kiện hàng đến vậy?” - có nghĩa là đồ tiện dụng được sản xuất, y tế, quần áo - “nhưng người da đen chúng tôi lại có ít kiện hàng cho chúng tôi đến vậy?” Diamond triển khai vấn đề: “Những người có nguồn gốc từ lục địa Á-Âu (Eurasia) đã thống trị thế giới hiện đại bằng của cải và quyền lực … tại sao của cải và quyền lực lại bị phân chia như bây giờ, thay vì là theo cách nào đó khác? Ví dụ, tại sao người Thổ Dân Mỹ, người châu Phi, người bản địa châu Úc không là kẻ tàn sát, thu phục, (đô hộ) hoặc tiêu diệt người châu Âu hay châu Á?”
“Súng, Vi Trùng và Thép” bắt đầu bằng việc cắt đứt sự công nhận những câu trả lời đương nhiên và mang tính phân biệt chủng tộc: rằng những người Âu Á đã thắng vì họ thông minh hơn và tráng kiện hơn, từ gen của họ. Thay vì vậy, đây là vấn đề của địa lý. Châu Âu và Trung Đông có đất tốt, và rất nhiều loại động vật dễ chăn nuôi và cây cỏ dễ trồng và phát triển, và một trục chính chạy đông-tây, thay vì bắc-nam - đồng nghĩa với việc cây trồng, vật nuôi và công cụ có thể phân bố dễ dàng, mà không phải đối mặt với nhiều biến chuyển lớn về khí hậu hoặc độ dài của ngày. Những xã hội nông nghiệp đầu tiên trên thế giới được hình thành, vẽ đường cho những khu nhà ở định cư và sự tập trung của quyền lực chính trị. Trong khi đó, những người sống với động vật nông trang nhận được đề kháng với những bệnh tật tấn công họ. Đến lúc họ tiếp cận với những xã hội khác, sức mạnh quân đội của họ, công cụ bằng kim loại và, trên tất cả, những con vi trùng chết chóc của họ đã tạo cho họ lợi thế mang tính quyết định. Những cuốn sách của Diamond đề cập ít những nhà thám hiểm gan dạ và những kẻ đô hộ tàn bạo; đúng hơn là, chí có những tình cờ về mặt địa lý và hậu quả của chúng. Những sự thiếu sót về những nhân vật quan trọng không làm giảm sự thành công của cuốn sách. Nó đã thắng một giải Pulitzer và bán được hơn 1,5 triệu bản trong 36 ngôn ngữ. Mitt Romney đã trích dẫn từ nó một cách ngưỡng mộ vào chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2012 của ông, hoàn toàn xáo trộn lại thống điệp của nó.
Một người đứng ngoài ngây thơ sẽ hình dung rằng những ý tưởng của Diamond sẽ được đón nhận thành công một cách tốt đẹp với hệ thống nhân học lề trái (left-leaning anthropology establishment). Vì sau cùng, nó là một sự chỉ trích sắc bén khảng khái vào nạn phân biệt chủng tộc; ông từ chối bất kỳ một nền tảng nào xây dựng niềm tự hào cho các xã hội Âu Á về việc họ đã đứng đầu bảng, vạch trần sự ưu tiên về vị trí địa lý mà bản chất là nguồn gốc của sự thành công của họ. Nhưng rồi ông bị khép vào tội “tất định luận địa lý”: theo quan điểm của những người phê phán ông, những lập luận của ông đã bóp cạn tất cả đóng góp trong của con người trong khả năng can thiệp và đưa ra quyết định, và vì vậy đã tha thứ cho những kẻ thực dân trong lịch sử - và tầng lớp thống trị (tinh hoa) của ngày hôm nay - bất kỳ một trách nhiệm gì trong việc tạo ra một thế giới không có công bằng một cách kinh tởm này. Như một tác giả đã chỉ trích, sau khi cuốn sách đã được chuyển thể cho chương trình PBS của mạng TV Hoa Kỳ, lập trường của ông ý đồng nghĩa với việc “một nhà tài trợ cho PBS có thế ngồi trong khu nhà bất động sản của ông ta tại bang Connecticut cảm thấy không một chút tội lỗi gì vì dù sao, nó cũng chỉ là một sai sót trong địa lý mà đã khiến ông ta giàu con những người dân ở Bolivia nghèo.” Jason Antrosio, một nhà nhân học, viết: “Jared Diamond đã tạo ra một tai hại to lớn tới việc kể lại lịch sử con người.”
Cuốn sách tiếp theo của Diamond năm 2005, “Sụp đổ: Tại sao một số xã hội chọn sự thất bài hay tồn tại”, đã gấp đôi sự xỉ nhục này trong mắt các đối thủ của ông. Ông đã phân tích tại sao một số nền văn minh lại tự huỷ hại chính nó bằng việc không màng gì tới địa lý - ví dụ đau lòng nhất là Đảo Easter, nơi mà người ta tự đốt cháy vùng đất của mình, tự thúc họ vào một luồng của những cuộc chiến tranh ngày càng xuống dốc, ăn thịt người và rồi dẫn tới sự huỷ diệt. (Thông điệp lớn hơn, rõ ràng là, chúng ta đang hành xử như những người dân đảo Easter ngày hôm nay, chúng ta đang huỷ hoại bản thân bằng việc phá huỷ khí hậu trái đất.) Điều này rõ ràng công nhận vai trò mang tính quyết định của con người - nhưng sau khi bào chữa cho những kẻ áp chế, Diamond bây giờ lại dường như bắt đầu đổ lỗi những kẻ bị áp chế vì số phận của họ. Báo New York Times đã tổng kết lại phần trả lời của những người phản biện của ông: “Những 'người có’ (lợi thế) thịnh vượng vì những điều kiện ngẫu nhiên xảy ra nằm ngoài tầm kiểm soát của họ, trong khi những ‘người không có’ (lợi thế) thì bị chịu trách nhiệm vì sự suy tàn của chính bản thân họ.” Một trong hai cuốn sách đều có một đặc điểm bất thường rằng chúng đều có một cuốn riêng tập trung phần lớn vào việc phủ nhận chúng: "Câu hỏi của những người học Yale”, đưa ra ra một câu trả lời khác cho những người quen của Diamond trên đảo New Guinea, còn “Đặt câu hỏi cho sự sụp đổ” thì gọi sự phá huỷ môi trường của đảo Easter là một chuyện hoang đường.
Sự tố cáo này - rằng Diamond đã đưa ra một cách giải thích lịch sử bị đơn giản hóa quá mức và tự thân nó giải trình khỏi các vấn đề về đạo đức - là vấn đề duy nhât đục một cái lỗ trong sự lịch thiệp của ông. “Mỗi khi tôi nghe đến cụm từ 'tất định luận địa lý’,” ông nói, “tôi biết rằng tôi lại chuẩn bị phí thời gian tranh cãi với những con người không hề có quyền gì đề tranh cãi [về việc xã hội loài người phát triển như thế nào]. Bởi vì sự thật là địa lý có một tầm ảnh hưởng lớn.” Một vài nhà nhân học - cái loại mà ông gọi “không phải là nhà khoa học” - sẽ kiên quyết rằng, ví dụ, người bản địa Châu úc đã đưa ra một quyết định mang tính văn hoá rằng họ sẽ không phát triển nông nghiệp, nhưng sự thật là họ chỉ đơn giản thiếu các loại cây trồng gây giống và động vật chăn nuôi để thực thi điều đó.
Địa lý đôi khi đóng một vai trò lớn; đôi khi thì không chút gì. Những giải trình mang tính rõ ràng nhất của Diamond được thể hiện trong một tập tục trước đây trong hai bộ lạc tại New Guinea, việc bóp cổ goá phụ của những người đàn ông đã mất, thường là với sự chấp thuận của người goá phụ. Những bộ lạc gần đó mà phát triển trong một điều kiện môi trường tương tự không hề có tục này, vậy nên một giả thuyết mang tính địa lý trong trường hợp này là phi lý. Trên một bình diện khác: “Nếu bạn hỏi tại sao người Inuit, sống phía trên vòng cực Bắc, mặc quần áo, trong khi người tại đảo New Guinea thì không, tôi sẽ nói rằng văn hoá đóng một vai trò đủ nhỏ để có thể không xét tới được. Tôi khuyến khích tất cả những ai phản đối bằng việc thử đứng tại Greenland vào tháng Một và không mặc quần áo.” Và những sự lựa chọn của con người cũng quan trọng: một khi người Tây Ban Nha gặp người Inca, Diamond biện luận, người Tây Ban Nha sẽ luôn thắng bất kỳ một trận chiến nào, nhưng điều đó không có nghĩa rằng thế nào cũng phải là một cuộc thảm sát đẫm máu. “Việc đô hộ các dân tộc khác tạo cho dân tộc đó một sức mạnh to lớn trong việc đứng trên đầu người khác, nhưng họ có quyền trong cái cách mà họ đối xử với những người mà họ thống trị.”
Rõ ràng là sau những cuộc tranh cãi này, là một sự không tin cậy giữa các học giả về hướng tiếp cận toàn cảnh mà Diamond đã thực hiện. Họ chính xác trong việc nếu ra rằng ông đã dựa dẫm rất nhiều vào các trường hợp cụ thể để đưa ra giả thuyết - nhưng thật khó để có thể thấy làm sao một lập luận bao trùm tất cả mọi phạm trù như vậy có thể mang một kết luận khác. Ông nói rằng sở thích nhảy từ ngành này sang ngành khác của ông xuất phát từ tuổi thơ của ông, đặc biệt là vào những năm ông học tại trường Latin Roxbury, một học viện tư được thành lập từ thế kỷ 17, nơi mà ông được khuyến khích học tiếng Latin và Hy Lạp. Những kỳ vọng từ gia đình cũng lớn, em ông - Susan một lần nói với bảo LA Times rằng trong một cuộc tranh biện quan trọng tại trường, Jared trẻ “lỡ miệng nói ra một động từ nguyên dạng và đứng yên. Ông nhìn vào phía khán giả nơi mẹ tôi, và bố tôi còn tôi thì đang nhìn xuống đùi chúng tôi… Tôi không nói rằng chúng tôi có một người mẹ sẽ tát mình khi chúng tôi lỡ miệng nói một động từ nguyên dạng nhưng chúng tôi biết rằng không ai sử dụng động từ nguyên dạng.”
Năm 1987, khi Diamond 50 tuổi, vợ ông - Marie Cohen, một nhà tâm lý học tại UCLA, sinh ra hai đứa con trai, Max và Joshua, và những lý thuyết tầm dài về lịch sử và tương lai của hành tinh này bắt đầu làm ông trở nên tò mò: “Trước khi con tôi được sinh ra, tôi có thể viết về việc rừng mưa nhiệt đới sẽ còn sót lại vào năm 2040, nhưng năm 2040 cũng có thể là năm 2357: nó là vô thực đối với tôi. Con tôi thậm chí còn không tại đỉnh điểm của cuộc đời vào năm. Tương lai của thế giới này trở nên thật hơn và quan trọng hơn.”
Cặp đôi này đã nuôi lớn những đứa con trai của họ “như thể bọn người lùn thổ dân”, ông nói, có nghĩa rằng họ cố hết sức một cách có ý thức để áp dụng các kỹ năng dạy con mà Jared đã chứng kiến tại New Guinea, để cho trẻ có tự do tuyệt đối, cho chúng những chấn thương từ những nguy hiểm không lớn bằng việc mạo hiểm, và không bao giờ đánh chúng. Quan niệm rằng những xã hội cổ truyền là tiên đề của cuốn sách gần đây nhất của Diamond, “Thế giới cho đến ngày hôm qua”, xuất bản năm 2012. Cái cách mà những xã hội săn bắt- hái lượm sống ngày hôm nay, ông viết, là cái cách mà tất cả chúng ta đã sống trong 6 triệu năm; trong tất cả khoảng thời gian dài đó, phải chăng họ đã tìm ra những cách giải quyết thực sự nào đó cho những thử thách của cuộc sống?
Ban đầu, lập luận này tỏ rõ thái độ tôn trọng với những người thổ dân: Diamond lập luận rằng chúng ta hãy nên để họ dạy chúng ta về việc dạy con một cách tập thể, ăn uống một cách lành mạnh hơn và tôn trọng người già trong xã hội. Nhưng cuốn sách đã rút cò cho những lời chỉ trích nặng nề nhất. Trong việc phác hoạ những xã hội cổ truyền như là nhìn lại về một thời kỳ khác - có lẽ ngay cả trong cách dùng từ “cổ truyền” - Diamond đang giáng cấp họ xuống một xã hội sơ cấp, tiền hiện đại, “những cố gắng thất bại trong việc trở thành chúng ta”, những nhà nhân học nói. Thậm chí, với một số ngoại lệ, những nhóm như vậy không phải không có liên quan tới giao thương quốc tế hay chiến tranh; văn hoá của họ là những nỗ lực thành công để tồn tại trong những hoàn cảnh xác định. Đồng thời, nhóm quyền thổ dân Survival International (Sinh Tồn Quốc Tế) đã tố cáo Diamond với tội giúp đỡ trong iveecj tiêu diệt những văn hoá này bằng việc khắc hoạ họ một cách tàn bạo mà không thể cải tạo nổi, và một cách ngầm ý, cần sự khống chế của chính quyền. (Điều này làm ta nhớ lại một trong những cuộc tranh cãi bất ngờ hơn về tác phẩm của Diamond: một vụ kiện 10 triệu đô, đã được rút lại, bởi hai người thổ dân New Guinea tố cáo về việc bài báo năm 2008 trên New Yorker của Diamond đã miêu tả chiến tranh bộ lạc của họ một cách đẫm máu hơn nó thực sự là.)
Nhưng ông kiên qyết rằng quan điểm của nhóm Survival International mới là đáng nguy hiểm. Từ chối việc công nhận những điểm tiêu cực của đời sống bộ lạc, và những ảo tưởng lãng mạn của bạn sẽ gây hại cho những người bạn muốn bảo vệ: “Những hành động sai trái của những người thổ dân nên bị lên án không phải bởi vì bạn cho rằng họ là những con người hoà bình trong khi thực sự thì không. Nó nên, thay vào đó, bị lên án [bởi vì nó] sai.”
Một bài học khi sống trên đảo New Guinea mà Diamond để tâm một cách cá nhân liên quan đến những nguy hiểm nhỏ nhưng mang tính lặp lại - “những nguy hiểm mà mang ít rủi ro những lại xuất hiện một cách thường nhật”. Một lần, trong chuyến đi dã ngoại, ông đề nghị căm trại dưới một cái cây lâu đời rất đẹp, nhưng những đồng nghiệp New Guinea của ông từ chối. Nó chết rồi, họ giải thích, và nó có thể giết họ vào ban đêm. Xác suất là rất nhỏ - nhưng nếu bạn ngủ dưới cây trong nhiều ngày một năm, thì tỷ lệ tăng. Nguy hiểm lớn nhất trong đời sống của ông tại LA ngày hôm nay, Diamond cho là, ngã trong phòng vệ sinh, ngã do một viên gạch lát đường bị lồi lên, hoặc tại nạn xe. Ngay cả khi tỷ lệ chấn thương nghiêm trọng hoặc tử vong trong phòng vệ sinh là một trên 1000, thì nó là quá lớn cho một việc mà bạn làm hàng ngày. Ông gọi thái độ này là “sự khủng hoảng có tính xây dựng” (constructive paranoia), và lập luận rằng nó là thứ đã khiến cho người thổ dân tồn tại: họ không được trấn an để mặc nhận rằng tất cả mọi thứ có thể được giải quyết bằng việc đi đến bệnh viện. Ở tuổi 77, DIamond dự định sắp tới sẽ quay trở về New Guinea để nghiên cứu và khảo sát; ông không có ý định nghỉ hưu dậy học, và đang chuẩn bị xuất bản một cuốn sách tiếp theo, về việc các xã hội phản ứng thế nào với những khủng hoảng quốc gia. Nó được dự định là xuất bản khi ông 81 hoặc 82 tuổi. Ông tỏ rõ vẻ không có ý định để những cái cây hay đổ, trượt chân trong phòng tăm - hay về vấn đề đó, những nhà nhân học giận dữ - cản đường mình.
Trạm đọc (Read Station)
Theo The Guardian