Nghệ thuật Lựa chọn
Nghệ thuật Lựa chọn
Nhiều hơn là ít hơn, có nghĩa là có nhiều lựa chọn hơn dẫn đến sự hài lòng, mãn nguyện hay hạnh phúc ít hơn.


Sheena Iyengar là nhà tâm lí học phụ trách các thí nghiệm về mứt nổi tiếng. Có thể bạn đã nghe về nó: Trong một cửa hàng thực phẩm cao cấp ở Menlo Park, những nhà nghiên cứu dựng lên một cái bàn trưng bày các mẫu mứt khác nhau. Có lúc trên bàn có khoảng 6 loại, đôi khi con số là 24 (trong cả hai trường hợp, các vị mứt thông thường như dâu tây đều bị loại bỏ). Những người mua hàng thường dừng lại xem hàng khi trên bàn trưng bày có nhiều hơn, đa dạng hơn các loại mứt. Nhưng sau khi đã nếm thử, những người phải đối mặt với ít loại mứt sẽ thật sự mua hàng nhiều hơn 10 lần so với những người ở trường hợp còn lại: 30% và 3%. Dường như có quá nhiều lựa chọn làm cho chúng ta khó khăn hơn để đứng tại một lựa chọn duy nhất.


Cho dù cô đi đâu, người ta cũng nói với Iyengar về thí nghiệm của cô. Từ người đứng đầu của Fidelity Research giải thích cho cô, cũng như giám đốc điều hành của McKinsey & Company, cho đến một người phụ nữ ngẫu nhiên ngồi cạnh cô trên máy bay. Một đồng nghiệp nói với cô, anh ta đã nghe Rush Limbaugh lên án nó trên đài phát thanh. Sự khoa trương đó có thể là một phản ứng đối với Barry Schwartz, tác giả của “Nghịch lý của lựa chọn’’ (2004), người liên tục trích dẫn thí nghiệm về mứt của Iyengar trong những cuộc bút chiến chống lại thị trường, than vãn về sự dư thừa của lựa chọn mà người tiêu dùng phải đối mặt. Trong thế giới lý tưởng của Schwartz, các cửa hàng không nên cung cấp hàng hóa phong phú theo một cách vô lí và hại não như vậy. Ai cần đến những hai tá loại mứt khác nhau chứ?


“Nghiên cứu này hầu như không có vẻ là của tôi nữa, nó đã nhận được quá nhiều sự chú ý và được mô tả theo nhiều cách khác nhau’’, Iyengar, giáo sư trường Kinh doanh Columbia, viết trong “Nghệ thuật lựa chọn” như vậy. “Trong các phiên bản khác nhau người ta đã nghe và lưu truyền, nổi lên một điệp khúc: nhiều hơn là ít hơn, có nghĩa là có nhiều lựa chọn hơn dẫn đến sự hài lòng, mãn nguyện hay hạnh phúc ít hơn.


Như vậy, Iyengar đã có phát ngôn của riêng mình về thí nghiệm mứt đó, cũng như nhiều bài toán đố khác và về nghịch lý của sự lựa chọn. Nhiều lựa chọn hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn, nhưng ít hơn cũng không tốt như vậy. Số lượng tối ưu của sự lựa chọn nằm đâu đó giữa sự vô tận và sự khan hiếm, và nó cũng phụ thuộc vào hoàn cảnh và văn hóa. Iyengar viết: “Thực tế, người ta có thể đối mặt với nhiều chủng loại những nghiên cứu về hạn chế của nhận thức cơ bản có thể đề xuất. Cuối cùng thì, đi dọc lối đi ngập những loại ngũ cốc khác nhau không làm người mua hàng suy nhược thần kinh.’’

 


Là một tác giả có xu hướng đồng tình, nhưng Iyengar ít cứng nhắc và lý tưởng hóa như Shwartz và lại ít lém lỉnh hơn Malcolm Gladwell, người đã động viên cô viết sách. “Nghệ thuật lựa chọn’’ nên hấp dẫn với người hâm mộ của cả hai tác giả kia. Nó đầy những kết quả thí nghiệm đủ cho những cuộc nói chuyện phiếm ở buổi tiệc cocktail, nhưng nó lại cung cấp ít các bài học rõ ràng. Iyengar ưa thích việc gợi mở hơn là đưa cho một kết luận. Cô sẽ hỏi “Cái này thú vị nhỉ?’’ thay vì “Cái này thật tệ phải không?’’ Hay “Cái này có hữu dụng không?’’.


Lấy một câu hỏi gần gũi: Bạn có chọn đánh răng mỗi sáng? Hay bạn cứ làm nó thôi? Một thói quen hoặc tập tục có phải là một sự lựa chọn? Khi Iyengar yêu cầu những sinh viên người Nhật Bản và Mỹ ở Kyoto lưu lại tất cả những sự lựa chọn của họ trong một ngày, người Mỹ thường bao gồm tất cả những thứ như đánh răng hay nhấn nút snooze (để dừng xe buýt – giải thích thêm). Người Nhật thì chẳng mảy may bận tâm đến mấy hành động đó và không coi chúng là lựa chọn. Hai nhóm này sống một cuộc sống như nhau, nhưng cách mà họ định nghĩa là khác nhau.


Là con gái của những người nhập cư Ấn Độ, Iyengar đã đi đến kết luận trong sự so sánh giữa các nền văn hóa như thế. Tiếp tục xem xét một thí nghiệm cô thực hiện với các học sinh tiểu học ở Japantown, San Francisco. Một nửa trong số chúng Iyengar gọi là người Mỹ Anglo[1], nửa còn lại là con cái của những người nhập cư Nhật Bản hoặc Trung Quốc, những đứa trẻ vẫn còn có thể nói tiếng mẹ đẻ của chúng ở nhà.


[1] Anglo – American: người Mỹ da trắng, hậu duệ của những người gốc Anh đã được đã định cư hay trở thành công dân của nước Mỹ từ lâu.


“Cô Smith’’ đưa cho mỗi đứa trẻ sáu cọc câu đố chữ và sáu cây bút đánh dấu. Mỗi cọc câu đố bao gồm một loại phép đố từ - từ về động vật, thực phẩm, San Francisco, vân..vân – và mỗi cây bút đánh dấu có màu khác nhau. Một phần ba lũ trẻ được cho tùy chọn bất cứ loại cọc câu đố và loại bút nào mà nó muốn chơi. Một phần ba khác được gợi ý làm việc với các loại cọc đó với loại bút đánh dấu cụ thể. Phần ba còn lại, “Cô Smith’’ lật giở qua một số loại giấy tờ, và giả vờ như đang truyền đạt lại từ mẹ của những đứa trẻ. Trong hai trường hợp sau, loại cọc đố và bút đánh dấu được chọn thực chất là những loại được chọn nhiều nhất bởi những đứa trẻ được chọn tự do ở trường hợp 1.


Hai nhóm chủng tộc cho các kết quả phản ứng khác nhau. Những đứa trẻ Anglo giải quyết được hầu hết các câu đố và dùng nhiều thời gian nhất vào việc chọn câu đố và loại bút chúng thích, trong khi đó những đứa trẻ châu Á làm được tốt nhất khi chúng tưởng rằng mình đang nghe theo ý muốn của mẹ.


Đối với những đứa trẻ Anglo, những lời hướng dẫn của mẹ chẳng khác nào những sự hạn chế đầy hách dịch. Ngược lại, những đứa bé châu Á, xác định bản sắc riêng của mình phần lớn bởi mối quan hệ với mẹ của chúng. Iyengar viết, những sở thích và ý muốn của người mẹ, “thực tế là một và giống nhau’’. Làm những gì mà chúng nghĩ rằng mẹ chúng muốn trên sự thực là sự lựa chọn đầu tiên của chúng.


Những người Anglo và người châu Á cùng chia sẻ một phản ứng quan trọng: “Khi mà những lựa chọn được quyết định bởi cô Smith, một người xa lạ, cả hai nhóm trẻ đều cảm thấy bị áp đặt và hành xử tiêu cực’’. Chỉ bởi vì chúng vui vẻ tuân theo những lựa chọn của một người thân – hoặc vì điều này quan trọng, những người có thẩm quyền đối với chúng mà chúng tự chọn cho chính mình – không có nghĩa là chúng sẽ muốn những người xa lạ đầy quan liêu quyết định thay cho chúng. Những người ủng hộ, những người mà muốn dùng các thí nghiệm tâm lí để biện minh cho sự lựa chọn hạn chế các chính sách công nên ghi nhớ điều đó trong tâm trí.

 

Tác giả cuốn sách "The Art of Choosing" - Sheena Iyengar


Iyengar bắt đầu những khám phá học thuật của mình về lựa chọn với một dự án nghiên cứu đại học. Cô nghi ngờ rằng những người theo đạo sùng tín, những người buộc phải tuân theo rất nhiều những hạn chế trong hành vi sẽ cảm thấy không thể kiểm soát được cuộc sống của riêng họ và vì thế, trở nên bi quan. Để kiểm nghiệm giả thuyết này, cô đã phỏng vấn hơn 600 người đến từ 09 tôn giáo khác nhau, phạm vi bao gồm từ những người cực đoan cho đến những người tự do hơn. Cô khảo sát niềm tin tôn giáo và việc thực hành của họ, sử dụng các câu hỏi để kiểm tra độ lạc quan và nhờ họ điền vào các bảng hỏi về sức khỏe tâm lí. Và những gì cô rút ra được đã làm cô ngạc nhiên.


“Những thành viên của những tôn giáo chính thống trải nghiệm hy vọng lớn hơn, lạc quan hơn khi đối mặt với nghịch cảnh và ít vướng vào trầm cảm hơn những người khác cùng cảnh ngộ’’, cô viết. “Thực sự, những người dễ bi quan và trầm cảm là những người theo thuyết nhất thể[2], đặc biệt là người vô thần. Sự hiện diện của quá nhiều quy tắc không hề làm suy nhược con người; thay vào đó, nó dường như tăng thêm quyền lực cho họ. Rất nhiều sự lựa chọn của họ bị tước đoạt, nhưng họ lại cảm thấy tự chủ hơn với cuộc sống của chính mình”.


[2] Unitarian: Người theo thuyết vị luận (bác bỏ thuyết một thể ba ngôi Trinitarianism của Cơ đốc giáo, tin rằng Chúa chỉ có một và duy nhất), hay người theo thuyết nhất thể, ủng hộ chính trị tập trung.


Khi nhìn lại, kết quả này dường như là hiển nhiên. Cho dù nhiều những người vô thần sẽ đồng ý rằng tin vào sự quan tâm của Chúa đối với bạn hoặc việc cuộc đời bạn là một phần của kế hoạch vũ trụ, sẽ là khởi nguồn mạnh mẽ của hy vọng (hoặc nói một cách miệt thị, như một cái nạng). Việc này có ý nghĩa quan trọng như sự lựa chọn. Bên cạnh đó, Iyengar đã thực hiện cuộc khảo sát của mình ở Mỹ, nơi tất cả mọi người được tự do chuyển đổi tôn giáo và họ làm thế thường xuyên. Tức là, nếu ăn kiêng kiểu kosher (thực phẩm tuân theo đầy đủ quy định của Do Thái giáo) hoặc ngưng uống rượu khiến bạn cảm thấy bị hạn chế hoặc vô vọng, bạn có thể bỏ những eo hẹp đó. Những người còn sót lại trong những nhóm áp dụng hạn chế ngặt nghèo là những người coi trong các quy định đó. Trong một xã hội hiện đại và tự do, những người tuân theo tôn giáo không hề “lấy đi” các lựa chọn. Việc tuân theo đó là một sự lựa chọn.


Không giống như những cuốn sách “khiêu khích” được viết nên để khuấy động tranh cãi, “Nghệ thuật lựa chọn” hoàn toàn kích thích tư duy một cách mới mẻ. Chiêm nghiệm khám phá trên phạm vi rộng về sự lựa chọn của Iyengar dẫn đến những câu hỏi mới: Khi nào một tập quán sau đây được gọi là lựa chọn? Một quyết định cần phải đắt giá đến mức nào để không còn đủ điều kiện được coi như là một sự lựa chọn? Liệu chủ nghĩa thần học Calvin[3] có thúc đẩy thành tựu của thế giới không? Bởi vì học thuyết của nó về tiền định loại bỏ hết các sự lựa chọn về thế giới bên kia. Liệu những người Mỹ đương đại áp dụng những kiêng khem ăn uống như ăn chay thuần túy bởi vì họ ham muốn những giới hạn do sự quá thừa thãi lựa chọn?


[3] Hệ thống lí luận thần học Tin Lành của John Calvin và những người thừa kế của ông, hệ thống này phát triển học thuyết biện minh cho mọi thứ chỉ bằng đức tin và nhấn mạnh sự ân sủng của Chúa, cùng với các học thuyết về tiền định.

 


Iyengar cho rằng, con người được sinh ra để lựa chọn. Nhưng con người cũng được sinh ra để đem lại ý nghĩa nào đó. Lựa chọn và đem lại ý nghĩa đan xen với nhau. Chúng ta sử dùng các lựa chọn để khẳng định đặc tính, và những sự lựa chọn được quyết định với những ý nghĩa chúng ta trao cho nó, từ những hiệp hội quảng cáo định hướng đến những mối quan hệ cá nhân và cam kết triết lí. Có những ý nghĩa chúng ta có thể làm rõ, trong khi số khác nằm ở ngoài tầm diễn đạt của ngôn ngữ. “Khoa học có thể hỗ trợ chúng ta trong cuộc hành trình trở thành những người lựa chọn khéo léo hơn, nhưng cốt lõi thì, bản thân của việc lựa chọn vẫn tồn tại như một tác phẩm nghệ thuật”.

 

Trạm Đọc (Read Station)

Theo The New York Times

Tags: