Cách đọc “Biên niên sử Narnia” theo thứ tự 
Cách đọc “Biên niên sử Narnia” theo thứ tự 
Bộ sách kinh điển “Biên niên sử Narnia” của tác giả người Ireland C.S. Lewis đã trở thành một trong những bộ sách gây ấn tượng vì sự kết hợp giữa phiêu lưu, giả tưởng và ngụ ngôn. Bộ truyện vẫn được yêu thích cho tới ngày nay vì nó đưa độc giả đến vùng đất huyền diệu Narnia, nơi động vật biết nói chuyện, phép thuật là chuyện thường tình và cuộc chiến giữa thiện và ác trở nên sống động. 

Từ năm 2005 đến năm 2010, thế giới đầy mê hoặc của Narnia đã được chuyển thể và đưa lên màn ảnh rộng với việc phát hành ba bộ phim: 

  • The Chronicles of Narnia: The Lion, The Witch and The Wardrobe (2005) (Tạm dịch: Sư tử, Phù thủy và Tủ quần áo)
  • The Chronicles of Narnia: Prince Caspian (2008) (Tạm dịch: Hoàng tử Caspian)
  • The Chronicles of Narnia: The Voyage of the Dawn Treader (2010) (Tạm dịch: Hành trình trên tàu Dawn Treader)

Phần tiếp theo có tên là “The Silver Chair” (Tạm dịch: Chiếc ghế bạc) sắp ra mắt khán giả trong thời gian tới. Những phần phim này đều được sản xuất với mục đích nắm bắt được bản chất cốt lõi trong bản thiết kế Narnia của Lewis. Trong khi bộ phim đầu tiên bám sát cuốn sách, những bộ phim tiếp theo có những cách tiếp cận sáng tạo hơn, đôi khi thay đổi hoặc lược bỏ các yếu tố và nhân vật để phù hợp với phương tiện chuyển tải. 

 

Có bao nhiêu cuốn sách về Narnia?

 

Có tổng cộng bảy cuốn trong bộ “Biên niên sử Narnia” được viết bởi tác giả C.S. Lewis. Kể từ những năm 1950, bộ truyện đã thu hút độc giả ở mọi lứa tuổi vì Lewis đã tạo dựng thành công các nhân vật, từ quái thú thần thoại đến động vật biết nói tồn tại ở thời điểm và địa điểm thú vị.

Sau khi phát hành, Biên niên sử Narnia đã nhận được sự hoan nghênh của giới phê bình và trở thành di sản văn học Lewis trong cả văn học dành cho người lớn và trẻ em. Lewis trở thành bậc thầy kể chuyện có một không hai và gây được tiếng vang trên toàn cầu. 

 

“Biên niên sử Narnia” theo thứ tự phát hành

 

1/ The Lion, the Witch and the Wardrobe (1950) (tạm dịch: Sư tử, phù thủy và tủ quần áo)

2/ Prince Caspian (1951) (Tạm dịch: Hoàng tử Caspian)

3/ The Voyage of the Dawn Treader (1952) (Tạm dịch: Hành trình trên tàu Dawn Treader)

4/ The Silver Chair (1953) (Tạm dịch: Chiếc ghế bạc)

5/ The Horse and His Boy (1954) (Tạm dịch: Con ngựa và cậu bé)

6/ The Magician’s Nephew (1955) (Tạm dịch: Cháu trai của pháp sư)

7/ The Last Battle (1956) (Tạm dịch: Trận chiến cuối cùng)

Đối với những độc giả chưa quen với mọi thứ về C.S. Lewis, “Biên niên sử Narnia” có thể được đọc theo hai cách: theo thứ tự xuất bản hoặc theo dòng thời gian. Ban đầu, bộ truyện được khuyến khích đọc theo thứ tự xuất bản, bắt đầu với “The Lion, The Witch, và The Wardcoat” và kết thúc với “The Last Battle”. Tuy nhiên, những năm qua đã có sự thay đổi với việc người hâm mộ ủng hộ cách tiếp cận theo dòng thời gian, bắt đầu từ “The Magician's Nephew” và đỉnh điểm là “The Last Battle”. Những người hâm mộ lâu năm khác còn có một cách tiếp cận khác: tùy chọn niên đại trong chính câu chuyện. Lewis từng viết một bức thư gửi người hâm mộ rằng: 

“Bộ sách không được lên kế hoạch trước. Khi tôi viết “The Lion”, tôi không biết mình sẽ viết nữa. Sau đó, tôi viết “P. Caspian” như phần tiếp theo và vẫn không nghĩ sẽ có phần tiếp nữa, và khi hoàn thành xong “The Voyage”, tôi cảm thấy khá chắc chắn rằng đây sẽ là phần cuối cùng. Nhưng tôi thấy mình đã sai. Vì vậy có lẽ việc mọi người đọc chúng theo thứ tự nào không quan trọng lắm. Tôi thậm chí còn không chắc chắn rằng tất cả những cuốn khác đều được viết theo đúng thứ tự chúng được xuất bản. Tôi không bao giờ ghi chép hay những điều đó và cũng chẳng ghi nhớ ngày tháng.”

Rõ ràng, Lewis cũng tin rằng cuối cùng, người ta cũng có thể lập luận rằng thứ tự của câu chuyện không nhất thiết là điều quan trọng. Nhưng nếu bạn là người đọc bộ sách này lần đầu, bạn có thể đọc theo thứ tự sau đây. 

1/ The Lion, the Witch and the Wardrobe (1950)

Trong “The Lion, the Witch and the Wardrobe”, bốn anh chị em gồm Peter, Susan, Edmund và Lucy Pevensie, từ London chuyển đến vùng nông thôn nước Anh trong Thế chiến II. Trong khi khám phá ngôi nhà cũ của Giáo sư Kirke, Lucy, cô út phát hiện ra một chiếc tủ quần áo và bắt đầu cuộc hành trình khó quên đến vùng đất huyền diệu Narnia. Ở đó, cô gặp ông Tumnus, một thần nông, người đã kể cho cô nghe về mụ Phù thủy Trắng độc ác đã nguyền rủa Narnia bằng một mùa đông vĩnh hằng. Khi những đứa trẻ đến Narnia, họ bắt đầu tìm hiểu thêm về lịch sử của nó và hợp tác với Aslan vĩ đại để để lật đổ Phù thủy Trắng và khôi phục lại hòa bình và mùa xuân cho vùng đất Narnia.  

Bộ truyện vượt thời gian này thường được cho là chứa những câu chuyện ngụ ngôn về Cơ đốc giáo, với Aslan được coi là một nhân vật giống Chúa Giê-su vì cái chết hy sinh và sự phục sinh sau đó. 

2/ The Prince Caspian (1951)

Lewis tiếp tục đưa người đọc đến với cuộc chiến giữa thiện và ác trong “The Prince Caspian”. Trong phần này, bọn trẻ nhà Pevensie trở về Narnia sau khi được triệu hồi bởi chiếc sừng ma thuật của Susan. Khi đến nơi, họ phát hiện ra rằng nhiều thế kỷ đã trôi qua kể từ khi họ rời đi trước đó và biết được rằng người thừa kế hợp pháp, Hoàng tử Caspian, đã mất ngai vàng và đang sống ẩn giật, còn Narnia thì nằm dưới sự cai trị độc tài của người chú của hoàng tử, Vua Miraz. Với sự giúp đỡ của các anh chị em nhà Pevensie và Aslan, Caspian tập hợp những người Narnia cổ - những loài động vật biết nói và những sinh vật thần thoại - để giành lại ngai vàng của mình và khôi phục sự cao quý của Narnia.

3/ The Voyage of the Dawn Treader (1952)

Trong “The Voyage of the Dawn Treader”, Lewis tiếp tục câu chuyện về Narnia qua lăng kính hàng hải bằng cách đi theo Edmund và Lucy Pevensie cũng như người anh họ bất đắc dĩ của họ là Eustace Scrubb, khi họ được đưa đến Narnia thông qua một bức tranh ma thuật. Trong cuộc phiêu lưu hồi hộp này, họ cùng với Vua Caspian lên con tàu mang tên Dawn Treader và bắt đầu thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm bảy lãnh chúa thất lạc của Narnia. Cuộc hành trình đưa họ đến những hòn đảo bí ẩn, chạm trán với rồng, rắn biển và những sinh vật huyền bí mà chỉ Lewis mới có thể tưởng tượng được. Trên hành trình ấy, Eustace không còn là một cậu bé ích kỷ nữa, cậu đã học được những bài học quý giá về lòng trắc ẩn. 

4/ The Silver Chair (1953)

Trong “The Silver Chair”, Eustace Scrubb trở lại Narnia cùng với người bạn cùng trường là Jill Pole. Aslan giao cho họ nhiệm vụ tìm kiếm Hoàng tử Rilian, đứa con trai thất lạc của Vua Caspian, người đã bị Lady of the Green Kirtle bắt giữ và bỏ bùa mê. Cuộc phiêu lưu đưa họ đến Thành phố khổng lồ và thế giới ngầm của Underland, nơi họ phải đối mặt với rất nhiều thử thách. Nhưng với sự giúp đỡ của Puddleglum, một người lang thang trong đầm lầy, họ phát hiện ra sự thật về Hoàng tử Rilian và cuối cùng phá vỡ bùa chú.

5/ The Horse and His Boy (1954)

“The Horse and His Boy” lấy bối cảnh dưới thời trị vì của những anh em nhà Pevensie ở Narnia và kể về cuộc hành trình của cậu bé Shasta cùng một con ngựa biết nói tên là Bree khi họ trốn thoát khỏi vùng đất Calormen đến Narnia.

Shasta đã sống một cuộc đời khó khăn và làm nô lệ của một ngư dân tên Arsheesh. Sau đó, trên hành trình, cậu tìm ra danh tính thực sự của mình là Cor, đứa con trai thất lạc từ lâu của Vua Lune của vương quốc Archenland. Bree, một con ngựa chiến bị người Calormenes bắt giữ, khao khát tự do cho quê hương. Trong cuộc phiêu lưu, họ gặp Aravis, một nữ quý tộc trẻ trốn thoát khỏi cuộc hôn nhân sắp đặt và con ngựa biết nói Hwin của cô. Cùng nhau, họ khám phá ra âm mưu của Hoàng tử Calormene Rabadash nhằm xâm chiếm Archenland và Narnia. Cuộc phiêu lưu của họ là câu chuyện về lòng dũng cảm, tình bạn và việc khám phá danh tính thực sự của mỗi người. Đồng thời, cuộc hành trình không chỉ thử thách lòng dũng cảm của họ, mà còn tiết lộ mối liên hệ sâu sắc giữa họ và vùng đất mà họ bảo vệ, nhấn mạnh thông điệp về sự cứu chuộc và sức mạnh của số phận.

6/ The Magician's Nephew (1955)

“The Magician's Nephew” đóng vai trò là phần tiền truyện, đưa độc giả trở về giai đoạn lịch sử trước đó để khám phá ra nguồn gốc của Narnia. Câu chuyện kể về Digory Kirke và Polly Plummer, những người được chú của Digory là pháp sư Andrew, dịch chuyển đến nhiều thế giới khác nhau. Trong cuộc phiêu lưu này, họ chứng kiến ​​việc Aslan tạo ra Narnia và vô tình đưa Nữ hoàng độc ác Jadis, người sau này trở thành Phù thủy Trắng, đến Narnia. Cuốn sách cung cấp một cái nhìn ngược thời gian hấp dẫn, giải thích nguồn gốc của tủ quần áo và phép thuật tại Narnia. Những người theo đạo Cơ đốc coi phần này của bộ truyện Narnia là câu chuyện về sự sáng tạo trong Kinh thánh, và cụ thể hơn là trong sách Sáng thế ký.

7/ The Last Battle (1956)

“The Last Battle” là cuốn sách cuối cùng trong bộ truyện mô tả sự kết thúc của Narnia. Vua Tirian, vị vua cuối cùng của Narnia, phải đối mặt với sự phản bội và lừa dối từ Shift, một con vượn, và Puzzle, một con lừa đội lốt sư tử Aslan. Vị vua này đã dẫn dắt người dân Narnia đi vào con đường sai lầm bởi sự thao túng và kiểm soát. Với sự giúp sức của Eustace và Jill, Tirian chiến đấu để cứu Narnia khỏi sự hủy diệt. Cuốn sách gắn kết toàn bộ bộ truyện với nhau trong cuộc chiến giữa thế lực thiện và ác, dẫn đến kết cục cuối cùng và sự kết thúc của Narnia cũ như họ đã biết. Nhiều người theo đạo Cơ đốc xem cuốn sách này như một sự mô tả về Sách Khải Huyền của Kinh thánh, với mô tả về ngày tận thế. 

Trong khi một số người hâm mộ bộ truyện ủng hộ việc đọc sách theo thứ tự chúng được xuất bản, thì những người khác tin rằng việc đọc sách theo dòng thời gian của từng câu chuyện mang lại góc nhìn đa chiều, độc đáo. Bất chấp điều đó, C.S. Lewis đã tạo ra di sản Narnia để truyền cảm hứng cho độc giả ở mọi lứa tuổi.

- Theo Forbes

 

Tags: