Mở đầu chương sách, tác giả đã đưa ra một định nghĩa quan trọng về “vùng xám”. Hiểu theo nghĩa đen, đó “là nơi không chỉ có màu trắng hoặc màu đen, là nơi không dễ dàng phán xét đúng hay sai”. Nhân rộng nghĩa trong bối cảnh kinh tế, đó là những vấn đề phức tạp và khó khăn mà các nhà quản lý phải đối mặt.
Badaracco trong cuốn sách của mình đã kể chúng ta nghe một câu chuyện đầy ấn tượng về vị doanh nhân Aaron Feuerstein. Ông có một công ty dệt may tên là Malden Mills, sản xuất loại vải nổi tiếng polartec. Vào sinh nhật lần thứ 70, một đám cháy lớn đã thiêu rụi hoàn toàn nhà xưởng của ông. Khoảnh khắc đối mặt với một vấn đề rất lớn trong vùng xám, Aaron Feuerstein đã đưa ra một quyết định mang dấu mốc quan trọng cá nhân, đó là xây dựng lại nhà máy. Có thể hiểu được rằng, quyết định này đã đẩy hình ảnh Feuerstein trở thành vị anh hùng của nước Mỹ và là ân nhân của hàng ngàn công nhân ở New England. Nhưng trớ trêu thay, chỉ vài năm sau, nhà máy mới đã phải nộp đơn xin phá sản. Và cuối cùng, tấm lòng tận tụy và lòng vị tha của Feuerstein cũng không thể giúp được Malden Mills.
Trong cuốn sách “Đằng sau một quyết định lớn”, Badaracco đã đặt vai trò của một nhà quản lý lên hàng tối thượng, đáng được đề cao. Dù đó là một tổ chức thế nào, một đội, một phòng hay cả một công ty, tất cả sẽ đều chịu ảnh hưởng bởi những quyết định của họ. Tác giả đứng trên lập trường tư tưởng của các nhà triết học và các nhà cải cách xã hội, đã chỉ ra những “mấu chốt then yếu” trong câu chuyện “đầy tiếc nuối” của vị doanh nhân Aaron Feuerstein.
Cuộc sống này vốn dĩ là “một bức tranh sinh động, không phải một bức họa muốn vẽ sao thì vẽ, còn khá nhiều thứ liên quan đến trải nghiệm sống của con người, chứ không phải chỉ có hai thứ hạnh phúc và khổ đau”. “Tầm nhìn” của các nhà lãnh đạo do vậy đóng một vai trò quan trọng. Đó là cái nhìn bao quát RỘNG về điều gì sẽ mang đến hạnh phúc nhiều nhất và ít đau khổ nhất cho nhiều người nhất; và suy nghĩ SÂU về những hệ quả có thể xảy ra liên quan đến con người (hạnh phúc, hy vọng, niềm vui, rủi ro, đau khổ,...).
Vào năm 1945, Mỹ quyết định thả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật là Hiroshima và Nagasaki. Ngoài những hậu họa thương tâm mà nhân loại ngày nay đều nghe tới, chúng ta không hề biết thêm rằng, chính quyết định này đã kéo theo chứng nhức đầu kinh khủng của Tổng thống Mỹ Truman, khi ông không thể chịu nổi ý nghĩ “Giết tất cả những đứa trẻ vô tội ở đó”.
“Liệu có thể sống chung với quyết định này không?” Đó là câu hỏi lớn được Badaracco đặt ra đối với các bậc quản lý.
Con người thường hành động bằng một thiên kiến rất mạnh về sự đúng mực của bản thân mình mà quên đi rằng: Thực tế bên ngoài luôn biến động không ngừng. Một kế hoạch tốt đôi khi trở nên tồi tệ, còn kế hoạch tồi đôi khi lại hiệu quả. Thế giới này là một nơi gồ ghề, không yên vị và hầu như mọi người đều vượt ngoài vòng kiểm soát của chúng ta.
Do vậy, tính cách và sự suy xét đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý vấn đề trong vùng xám. “Trong hoàn cảnh này, trách nhiệm cơ bản của tôi là cần phải làm gì và không cần làm gì?” Những thứ thuộc về bản năng chung của con người đã trực tiếp tạo ra những trách nhiệm và nghĩa vụ của con người với nhau, khiến mỗi người có cảm giác như mang nợ nhau. Mỗi quyết định đưa ra ở một thời khắc quan trọng phải xuất phát một phần từ ý thức, một phần từ vô thức, là sự kết hợp giữa phân tích và bản năng, giữa bộ não và trái tim của một CON NGƯỜI.
“Con người là một sinh vật xã hội”. Và các mối quan hệ xung quanh sẽ định nghĩa chúng ta là ai.
Badaracco thông qua “vùng nằm” kiến thức uyên thâm của mình từ tôn giáo, triết học, những ý tưởng quan trọng của thuyết Tiến hóa,... đã lý giải sâu thêm về quan điểm “thực dụng có đạo đức”. Quản lý là cách sống, chứ không đơn thuần là công việc hay sự nghiệp. “Phải nhìn nhận bản thân mình như là một sợi tơ trong một mảnh vải”, đặt giá trị cá nhân vào bối cảnh cộng đồng để tìm ra những chọn lựa phù hợp với lợi ích cộng đồng. “Tâm nhạy cảm” của một nhà quản lý chính là cánh cửa quý giá để dẫn đường đi vào thế giới phức tạp của con người, từ đó đưa ra những suy nghĩ cụ thể, mở rộng và sống động hơn về những hệ quả. Do vậy, “quản lý thành công cũng được xem là một nghệ thật nhân văn”.
“Đằng sau một quyết định LỚN” của một nhà quản lý, là sự tổng hòa trọn vẹn một chặng trình tư duy, xúc cảm, hành động đầy đắn đo, trăn trở. Badaracco trong cuốn sách của mình hoàn toàn không đưa ra cho chúng ta một lời giải xác đáng nào, nhưng những ý tưởng nằm dưới trang sách của ông chắc chắn sẽ tạo cảm hứng và kích thích nhiều suy tưởng mới mẻ đối với các lãnh đạo doanh nghiệp.
Hồ Sương
>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: