Leonardo da Vinci là một đứa con ngoài giá thú chào đời tại thị trấn Vinci, nước Ý. Có điều gì đó đã xảy ra trong quá trình kết hợp bộ gen của người đàn ông và người đàn bà để hình thành bộ gen của một thiên tài có tầm nhìn phi thường, một người hướng về tương lai và thấy được những thứ không ai có thể tưởng tượng nổi. Mọi thế hệ đều bị thu hút bởi trí tuệ của Leonardo da Vinci.
Và chính ông là người đã tạo nên kiệt tác: Bữa tiệc ly mà nhân loại được chiêm ngắm cho tới ngày hôm nay.
Căn phòng có bức họa Bữa tiệc ly từng là nhà bếp và phòng ăn dành cho những người làm việc tại tu viện St. Mary of Grace, căn phòng này giáp với một ngọn đồi đá. Đầu tiên, ông phủ lên mặt đá một lớp thạch cao, rồi phủ thêm lớp thứ hai cho đến khi tạo được bề mặt thật nhẵn. Sau đó, ông sử dụng một loại sơn gốc chì màu trắng để mô tả ánh sáng chiếu qua các ô cửa sổ trong bức tranh. Phần còn lại của bề mặt phẳng và nhẵn này được phủ bằng màu acrylic.
Tuy nhiên, đây mới là điểm đặc biệt của bức tranh:
Nhân vật đầu tiên Leonardo da Vinci chọn vẽ là Chúa Giê-su, và ông cần tìm một người ở thành phố Milan, Ý để làm mẫu cho ông vẽ. Vị danh họa không hề hời hợt trong chuyện này. Ông tìm đến các tu viện và nhà thờ, quan sát mọi người đến tham dự thánh lễ và ra về. Ông cần tìm một khuôn mặt nhân hậu, toát lên vẻ thánh thiện. Cuối cùng ông cũng chọn được một người: đó là một chàng trai trẻ. Chàng trai đồng ý, thế là quá trình vẽ bức họa Bữa tiệc ly được bắt đầu.
Người làm mẫu cho khuôn mặt của Chúa Giê-su được hộ tống vào căn phòng ăn của tu viện. Bức tường vẫn chưa có hình vẽ nào trên đó. Khi việc làm mẫu đã hoàn tất và người này rời đi, anh không thấy gì trên tường ngoài hình của Chúa Giê-su vừa được vẽ. Phần còn lại của bức tường vẫn trống trơn.
Trong Kinh thánh có nói: “Một người trong số anh em sẽ phản bội thầy”.
Sau khi vẽ xong hình ảnh của Chúa Giê-su, Da Vinci dành ba năm tiếp theo để vẽ tiếp mười một tông đồ. Mỗi người đều có khuôn mặt, dáng người khác nhau và ngồi trong một tư thế đặc biệt. Họ đều đang hỏi nhau: “Ai trong chúng ta sẽ phản bội Thầy?”
Đến cuối năm thứ ba, bức họa đã gần hoàn tất, chỉ còn thiếu gương mặt và hình dáng của Giu-đa (kẻ phản bội Chúa Giê-su). Da Vinci muốn tìm khuôn mặt độc ác nhất trong thành Milan để làm mẫu vẽ mặt Giu-đa. Lần này, ông không đến tu viện hay nhà thờ, mà đến những nơi nguy hiểm nhất trong thành nhằm tìm kiếm gương mặt xấu xa nhất mà ông từng thấy. Ông tìm đến các nhà tù và trại giam, tìm những tên tội phạm suy đồi nhất của thành phố.
Cuối cùng, Da Vinci đã tìm được người ông muốn: đó là một tên tội phạm từng ngồi tù, một kẻ sống trụy lạc.
Da Vinci tiếp cận và muốn hắn ta làm mẫu để vẽ Giu-đa. Hắn đồng ý và đi theo Da Vinci vào tu viện và bước vào một phòng ăn nhỏ. Hắn sững sờ trong giây lát, hắn nhận ra mình từng đến căn phòng này. Đó là 3 năm trước, khi bức họa trên tường chưa có gì ngoài khuôn mặt từ bi nhân ái của Chúa Giê-su.
Hắn nhìn vào phần thân người đã được vẽ xong. Bàn tay của người đó đang nắm chặt một chiếc túi chứa ba mươi đồng bạc, thứ vốn thuộc về kẻ phản bội Chúa Giê-su. Ngoài ra, trên bàn còn có một dĩa muối nhỏ bị lật úp, trong văn hóa thời đó, đổ muối là dấu hiệu cho thấy người đầy tớ sẽ phản bội chủ nhân của mình.
Đột nhiên người đàn ông ôm đầu và hét lên: “Ba năm trước, tôi đã từng bước vào căn phòng này với ông và ông yêu cầu tôi làm mẫu để vẽ gương mặt của Chúa Giê-su Kitô. Bây giờ, sau ba năm, ông lại yêu cầu tôi làm mẫu cho ông vẽ khuôn mặt của Giu-đa!”, chính Da Vinci cũng sững sờ vào giây phút này.
Đó là bí ẩn trong bức họa Bữa tiệc ly của Da Vinci. Một người đàn ông có gương mặt thánh thiện đã chìm trong trụy lạc và bệ rạc đến nỗi chính sắc mặt cũng như làn da nhăm dúm của hắn đã tố cáo tội ác trong trái tim hắn.
Câu chuyện trên được lược trích trong cuốn sách: Phúc cho ai không thấy mà tin của Gene Edwards.
Người ta thường nói, tâm sinh tướng khi người ta bắt đầu trưởng thành và già đi, những gì họ từng trải sẽ ghi dấu trên khuôn mặt họ. Tuy nhiên, người đàn ông trong câu chuyện này không cần mất cả đời mà chỉ cần mất 3 năm, từ khuôn mặt thánh thiện trong sáng giờ đây đã in dấu mọi sự trụy lạc của thành Milan. Thật không dễ dàng gì cho một người lún sâu vào cái ác đến nỗi gương mặt của anh ta – gương mặt từng thể hiện lòng nhân từ của Chúa giờ đã trở thành gương mặt của kẻ phản bội Giu-đa.
Cuốn Phúc cho ai không thấy mà tin của tác giả Gene Edwards do First News phát hành tại Việt Nam. Bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu thêm về cuốn sách tại đây. Trạm Đọc dành tặng mã ưu đãi PHUC10 giảm thêm 10% khi đặt sách qua Tiki Trading.
>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Keanu Reeves và 20 chiêm nghiệm về cuộc đời khiến bạn đọc thấm thía và nhìn lại bản thân mình