Những cuốn sách sau đây sẽ từ chối nói với bạn rằng mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn, mà ngược lại: rằng cuộc sống khó khăn, thất bại là điều không thể tránh khỏi, và bằng cách nào đó, chúng ta hãy chấp nhận và tìm ra ý nghĩa trong khó khăn đó.
1/ The Wisdom of Insecurity của Alan Watts
Watts là một trong những nhà văn Phật giáo đại chúng nổi tiếng nhất từ những 60-79 của thế kỷ trước. Giống như nhiều Phật tử hippy-dippy ở thời đại đó, ông sa đọa bản thân, nghiện rượu, hoàn toàn không có khả năng quản lý tiền bạc và tích lũy.
Tuy nhiên, sự am tường của ông về các nguyên lý cơ bản của triết học phương đông vẫn không gì sánh được. Có lẽ không có cuốn sách nào tốt hơn nếu bạn muốn nhận được phần giới thiệu nhanh chóng và dễ hiểu về triết học phương đông.
Cuốn sách này rất hữu ích cho những ai đang cảm thấy bất an. Watts tin rằng, ngay cả từ những năm 1950, chúng ta đang bước vào thời đại mà sự lo lắng ngày một lớn dần. Chúng ta bị chi phối bởi sự đô thị hóa, sự phát triển công nghệ, sự kết nối rộng hơn. Và thực sự, Watts là người đi trước thời đại.
Tuy nhiên, thay vì than vãn về thế giới hiện đại này, Watts khuyến khích chúng ta hãy đón nhận nó.
“What we have forgotten is that thoughts and words are conventions, and that it is fatal to take conventions too seriously. A convention is a social convenience, as, for example, money… but it is absurd to take money too seriously, to confuse it with real wealth… In somewhat the same way, thoughts, ideas and words are ‘coins’ for real things.”
(Tạm dịch: Chúng ta đã quên một điều rằng những suy nghĩ cùng lời nói là những quy ước. Và việc quá coi trọng những quy ước là điều cực kỳ nguy hiểm. Quy ước là một tiện ích xã hội, chẳng hạn như tiền bạc… Nhưng thật vô lý nếu quá coi trọng tiền bạc, nhầm lẫn nó với sự giàu có thực sự… Theo cách nào đó, những suy nghĩ, ý tưởng và lời nói đều là “đồng tiền” cho những thứ có thật.)
2/ The Upside of Stress của Kelly McGonigal (Tạm dịch: Mặt trái của sự căng thẳng)
Trong vài thập kỷ trở lại đây, stress dường như là nguyên nhân của mọi vấn đề. Bạn tăng cân? Nguyên nhân là stress. Bạn suy sụp? Chắc chắn là do stress. Cảm thấy thế giới là địa ngục? Không gì khác ngoài stress.
Giáo sư McGonigal (không, không phải người trong Harry Potter) với The Upside of Stress đã chỉ ra rằng stress không chỉ là tự nhiên, mà nó còn thường xuyên tốt cho sức khỏe. Trong trang mở đầu, bà đã viết: “Stress happens when something you care about is at stake. It’s not a sign to run away—it’s a sign to step forward.” (Tạm dịch: Căng thẳng xảy ra khi điều gì đó bạn quan tâm đang bị đe dọa. Đó không phải là dấu hiệu để bạn bỏ chạy, mà là dấu hiệu để bước tới.”)
Cuốn sách mang đến một cái nhìn thú vị và cân bằng hơn về căng thẳng và những khoản khắc khó khăn trong cuộc sống.
Tất nhiên, cuốn sách này hữu ích cho những ai đang căng thẳng. Chúng ta đối phó với căng thẳng tốt như thế nào không thực sự là do chúng ta có bao nhiêu căng thẳng trong cuộc sống, mà là cách chúng ta ứng phó với nó. Hành động, niềm tin, thái độ và giả định của chúng ta xung quanh sự căng thẳng là gì? Làm thế nào để chúng ta nhìn thấy mối quan hệ của bản thân với tình huống căng thẳng? Đừng cố loại bỏ sự căng thẳng ra khỏi cuộc sống, mà hãy khai thác nó để thúc đẩy bạn tiến về phía trước.
"Feeling burdened rather than uplifted by everyday duties is more a mindset than a measure of what is going on in your life."
(Tạm dịch: Nói đúng hơn, việc cảm thấy công việc hàng ngày đem lại nhiều gánh nặng hơn là nâng cao tinh thần, chỉ là một suy nghĩ. Nó không thể là thước đo những gì đang diễn ra trong cuộc sống của bạn.)
3/ The Road Less Traveled của M. Scott Peck (Tạm dịch: Con đường ít người đi)
Cuốn sách mở đầu với câu nói có lẽ hay nhất từng được viết, "Cuộc sống thật khó khăn."
Hầu hết các nội dung self-help từ trước những năm 90 đều quá vui vẻ, tích cực một cách phi lý và hoàn toàn không thực tế. Nhưng The Road Less Traveled khác biệt ở chỗ nó không đưa ra bất kỳ lời hứa hẹn vĩ đại nào về tình yêu, sự an toàn hay hạnh phúc. Ngay từ đầu, nó rất trung thực: Cuộc sống là những khó khăn.
Ý tưởng đằng sau cuốn sách này rất đơn giản: chúng ta phải tự sắp xếp lại bản thân trước khi có thể thực sự yêu người khác. Chúng ta phải yêu thương người khác để phát triển. Chúng ta phải trưởng thành để trải nghiệm sự phong phú và đầy đủ của cuộc sống.
Tất cả chỉ có vậy.
Nhưng thực tế lại có nhiều điều hơn thế. Tác giả - Peck, là người theo đạo nên sẽ nói khá nhiều về tâm linh và một chút về Cơ đốc giáo. Tuy nhiên, ông không phải là một người hay đọc Kinh thánh nên cuốn sách khá thế tục.
Cuốn sách này rất hữu ích nếu bạn bị trầm cảm. The Road Less Traveled sẽ hướng dẫn bạn “trao quyền”, từ đó nâng cao cuộc sống của bản thân và những người xung quanh. Tự trao quyền là con đường ít người đi vì đó là con đường khó đi hơn trong cuộc đời. Việc than vãn, phàn nàn và đổ lỗi cho người khác sẽ dễ dàng hơn. Sẽ dễ dàng hơn nếu cho rằng bạn không thể làm gì, rằng bạn làm gì không quan trọng.
Theo nghĩa đó, cuốn sách là một thử thách mở? Bạn có sẵn sàng đọc nó?
“Life is difficult. This is a great truth, one of the greatest truths. It is a great truth because once we truly see this truth, we transcend it. Once we truly know that life is difficult—once we truly understand and accept it—then life is no longer difficult. Because once it is accepted, the fact that life is difficult no longer matters.”
(Tạm dịch: Cuộc sống khó khăn. Đây là một sự thật, một trong những sự thật vĩ đại nhất. Đó là một sự thật tuyệt vời bởi vì một khi chúng ta thực sự nhìn thấy sự thật này, chúng ta sẽ vượt qua nó. Một khi chúng ta thực sự biết rằng cuộc khống là khó khăn - một khi chúng ta thực sự hiểu và chấp nhận nó - thì cuộc sống không còn khó khăn nữa. Bởi vì khi nó đã được chấp nhận, thực tế cuộc sống khó khăn không còn quan trọng nữa.”)
4/ Feeding Your Demons của Tsultrim Allione (Tạm dịch: Nuôi dưỡng những ác quỷ bên trong bạn)
Tsultrim Allione (tên khai sinh là Joan Ewing) là một trong những phụ nữ Mỹ đầu tiên xuất gia làm ni cô theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Trong thời gian ở Nepal và Ấn Độ, Allione tình cờ bắt gặp một phương pháp thực hành ít người biết đến có tên là Chöd, liên quan đến một hình thức thiền định cho phép người thực hiện có thể trò chuyện với những “ác quỷ” bên trong mình.
Bằng cách nào đó, Allione đã tìm ra một trong những bản ghi chép duy nhất còn sót lại trên hành tinh. Bà đã dịch và hiện đại hóa nó như một hướng dẫn thiền định thực hành trực quan.
Cuốn sách này rất phù hợp cho những ai đang chịu đựng sự tủi hồ hoặc nghiện ngập. Hãy nhắm mắt lại và đón nhận bất cứ con quỷ nào trong cuộc sống của bạn và hình dung chúng như những sinh vật có hình dáng cụ thể, có thể nhìn thấy được bằng mắt. Có cả một quá trình hướng dẫn bạn chú ý đến cách tiềm thức tạo ra những sinh vật ấy, những gì chúng làm, cách chúng cư xử: hung dữ hay sợ hãy, chúng xấu xí hay đầy tính đe dọa?
Sau đó, bạn hãy ngồi xuống và uống trà với con quỷ bên trong bạn. Không, nghiêm túc mà nói, bạn bắt đầu làm bạn với những con quỷ của mình. Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng bạn hãy thử xem.
“Confess all your hidden faults! Approach that which you find repulsive! Whoever you think you cannot help, help them! Anything you are attached to, let go of it!”
(Tạm dịch: “Hãy thú nhận mọi tội lỗi tiềm ẩn của bạn! Tiếp cận những điều mà bạn cảm thấy đáng kinh ngạc! Bất cứ ai nghĩ rằng bạn không thể giúp đỡ, hãy giúp họ! Bất cứ điều gì bạn lưu luyến, hãy buông bỏ nó!”)
5/ The Obstacle Is the Way của Ryan Holiday (Tạm dịch: Chướng ngại vật là con đường)
Holiday đã khơi dậy sự hồi sinh mạnh mẽ của chủ nghĩa khắc kỷ trong 10 năm qua và The Obstacle Is the Way là nơi tất cả bắt đầu.
Dựa trên một trích dẫn từ Marcus Aurelius’Medences, ý tưởng đằng sau cuốn sách là: không thể tránh khỏi những trở ngại hoặc thất bại. Trên thực tế, chính những trở ngại và thất bại mới làm cho cuộc sống trở nên hữu ích, ý nghĩa và quan trọng.
Holiday lấy một số lượng lớn truyện ngụ ngôn, giai thoại lịch sử và những câu chuyện hiện đại để minh họa cho quan điểm của mình. Cuốn sách rất dễ đọc và đã trở thành một cuốn sách yêu thích của những người có thành tích cao ở khắp mọi nơi.
Cuốn sách này sẽ hữu ích với những ai đang gặp các vấn đề như sức ì lớn, cầu toàn và “tư lự”. Ngày càng có nhiều người mặc định cảm thấy họ không thể làm điều gì đó trừ khi họ có thể làm tốt nó. Nhưng thực tế đáng buồn rằng đây chính xác là cách để không làm tốt bất cứ điều gì.
Sự thật là trước khi trở nên đủ năng lực để làm bất cứ điều gì, chúng ta đều phải thất bại một số lần. Và vì bất cứ lý do nào đó, chúng ta thường có tin sai trái rằng quá trình thất bại, thất bại bất ngờ, sự nghi ngờ bản thân và sự chỉ trích là những điều không nên tồn tại, mình không cần phải trả qua điều đó.
“The obstacle in the path becomes the path. Never forget, within every obstacle is an opportunity to improve our condition.”
(Tạm dịch: Chướng ngại vật làm cho con đường trở thành con đường. Đừng bao giờ quên, trong mỗi trở ngại là một cơ hội để cải thiện thiện tình trạng của mình.”
6/ What Doesn’t Kill Us của Stephen Joseph (Tạm dịch: Những điều không thể khiến ta gục ngã)
Chúng ta đều biết rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) và những cách mà sang chấn có thể gây hại cho chúng ta. Nhưng ít người nhận ra rằng hầu hết những người từng trải qua sang chấn đều khẳng định rằng họ đã nhận được những lợi ích về sau.
Lĩnh vực tâm lý học này cũng ít người biết đến, vẫn còn non trẻ và chưa được khám phá nhưng Joseph đã mang đến cuốn sách chứa đựng đầy đủ những nghiên cứu có liên quan.
What Doesn’t Kill Us mang hơi hướm hàn lâm nhưng vẫn đáng đọc vì nó truyền tải thông điệp: sang chấn không phải là tận thế. Trên thực tế, nó thậm chí có thể là sự khởi đầu của một thế giới.
Cuốn sách này hữu ích với những ai đã trải qua sang chấn. Tất cả chúng ta có lẽ đã nghe ít nhất một câu chuyện nực cười về một đám trẻ ở đâu đó tuyên bố rằng chúng bị sang chấn vì que kem của chúng bị phân biệt chủng tộc. Hiện nay, sang chấn có thể là bất cứ điều gì ở bất cứ đâu.
Nhưng hóa ra phần lớn khả năng đối phó với sang chấn của bạn phụ thuộc vào thái độ và niềm tin của bạn xung quanh những gì đã xảy ra. Nếu bạn quyết định rằng mọi thứ đều là sang chấn, cơ thể bạn sẽ bị thúc đẩy để cảm thấy sang chấn về mọi thứ, kể cả những thứ nhỏ nhặt. Tương tự như vậy, nếu bạn thuyết phục bản thân rằng sang chấn là thường trực, suy nhược và bất công, sau đó bạn sẽ thả lỏng bản thân để vượt qua, thậm chí là trưởng thành từ sang chấn.
“Although psychological trauma has been the subject of great fascination and inquiry for many decades, we still know relatively little about the experiences of those who fare well in the aftermath of traumatic events—and why it is whereas one person struggles to cope, the other goes on to flourish and experience positive change.”
(Tạm dịch: “Mặc dù sang chấn tâm lý đã là chủ đề được nhiều người quan tâm và tìm hiểu trong nhiều thập kỷ, nhưng chúng ta vẫn biết tương đối ít về trải nghiệm của những người vượt qua hậu quả của những sự kiện đau buồn. Tại sao lại như vậy? Trong khi một người phải vật lộn để đương đầu, thì người khác lại có thể thoát ra để phát triển và trải nghiệm sự thay đổi tích cực.”)
- Trạm Đọc: Bài viết tham khảo từ markmanson.net/. Đọc bài viết gốc tại đây! -