"Thói quen tìm kiếm mối quan hệ giữa các sự việc là điều quan trọng nhất trong việc tạo ra các ý tưởng" - James Webb Young viết. Nhưng làm thế nào để một người xây dựng được thói quen tư duy? Đó chính xác là những gì mà Maria Konnikova khai phá trong "Mastermind: Làm thế nào để tư duy như Sherlock Holmes" - một nỗ lực biến hệ thống lý thuyết của Holmes thành những hiểu biết có thể áp dụng và thực hành được.
Phân tích các giai thoại phong phú từ những cuộc phiêu lưu của Sherlock Holmes bằng những nghiên cứu cổ điển cũng như tiên tiến nhất trong tâm lý học, Konnikova xây dựng nên một học thuyết đầy sức hấp dẫn giao thoa giữa khoa học và tâm linh, nhấn mạnh sức mạnh của sự quan sát tỉ mỉ bênh cạnh sự tỉnh thức (chú tâm) - một khái niệm từ Phật giáo.
Ý tưởng về tỉnh thức không hề mới. Ngay từ cuối thế kỉ XIX, William James, cha đẻ của tâm lý học hiện đại, đã viết rằng: "Năng lực tự ý thức để mang trở lại sự chú ý đang đi lang thang, hết lần này tới lần khác, là cội nguồn của đánh giá, tính cách, ý chí,... Một nền giáo dục phát triển năng lực này sẽ là nền giáo dục xuất sắc". Năng lực này, xét về mặt cốt lõi, là bản chất của tỉnh thức. Và nền giáo dục mà James đề xuất, là một nền giáo dục trong hướng tiếp cận nhận thức với cuộc sống và suy nghĩ.
Nhưng tỉnh thức là một kĩ năng có được nhờ quyết tâm và luyện tập, thay vì là một tài năng bẩm sinh hay một thành tích dễ dàng đạt được sau vài lần cố gắng hời hợt. Và vì thế, tất cả những gì chúng ta có thể là luyện tập, cho tới khi trở thành thói quen của chúng ta, bất kể là dưới áp lực khủng khiếp như thế nào, cũng có thể đưa ra những khuôn mẫu lập luận mà chúng ta rất cố gắng để thành thạo.
Konnikova lập luận rằng, không giống như sức mạnh ý chí và vòng lặp của thói quen, sự chú tâm tương tự như cơ bắp - có thể trở nên căng thẳng, nhưng cũng có thể được tăng cường bằng tập huấn và sử dụng lặp lại một cách có mục đích. Bà đúc kết ra bốn điều chủ chốt trong luyện tập tỉnh thức để độc giả có thể áp dụng, và có thể một ngày nào đó, bạn sẽ suy nghĩ như Sherlock Holmes
Thị giác của chúng ta có sự chọn lọc cao - võng mạc thông thường chụp được khoảng 10 tỷ bit thông tin thị giác mỗi giây, nhưng chỉ có 10 ngàn bit thông tin thực sự đến được lớp đầu tiên của vỏ não thị giác, và, lên đến đỉnh của nó, thì chỉ có khoảng 10% synap của vùng đó tham gia vào tiếp nhận thông tin thị giác đi vào. Hoặc, nói cách khác, não bộ của chúng ta bị bắn phá bởi thứ gì đó như là 11 triệu mảnh thông tin - có nghĩa là tất cả những thứ xung quanh đều đi vào các giác quan của chúng ta cùng một lúc. Trong khi đó, chúng ta chỉ có thể xử lý một cách có ý thức khoảng bốn mươi phần trăm. Điều này, về cơ bản nghĩa là, chúng ta nhìn thấy khá là ít những thứ xung quanh, và cái mà chúng ta cho là quan sát khách quan quan tốt hơn nên được gọi là chọn lọc - và trạng thái của tâm trí chúng ta, tâm trạng của chúng ta, suy nghĩ của chúng ta vào bất cứ thời điểm nào, động lực của chúng ta, mục tiêu của chúng ta còn khiến quá trình quan sát trở nên cầu kỳ hơn nữa.\
Tâm trí của chúng ta được thiết lập để chú ý có chọn lọc, vì một lý do nào đó. Thật là mệt mỏi khi phải có một hệ thống Holmes hoạt động mọi thời điểm - mà lại không tạo hiệu quả khi làm vậy. Có một lý do khiến chúng ta dễ bị lọc quá nhiều thông tin ra khỏi môi trường của chúng ta: đối với bộ não, đó là tiếng ồn. Nếu chúng ta cố gắng nhét tất cả chúng vào, chúng sẽ không tồn tại được lâu. Còn nhớ Holmes nói gì về căn gác não bộ của chúng ta chứ? Nó là một tài sản vô giá. Hãy đặt chân nhẹ nhàng và sử dụng nó một cách thông minh. Nói cách khác, hãy có chọn lọc trong việc chú tâm.
Thoạt nhìn, điều này có vẻ phản trực giác: sau tất cả, chúng ta đang cố gắng chú ý vào nhiều hay ít thứ hơn? Phải, nhưng điểm khác biệt quan trọng là giữa lượng và chất. Chúng ta muốn học cách chú ý tốt hơn, trở thành người quan sát giỏi, nhưng chúng ta không thể mong đạt được điều này nếu chúng ta - không suy tính gì cả - chú tâm tới mọi thứ. Đó là tự chuốc lấy thất bại. Điều chúng ta cần làm là phân phối sự chú tâm một cách tỉnh thức. Và suy nghĩa là sự khởi đầu của quá trình lựa chọn đó.
Đó là lý thuyết của nhà tâm lý học Daniel Gilbert về việc tin tưởng rằng những gì chúng ta thấy đã được đưa đi một nấc xa hơn: chúng ta tin vào những gì chúng ta muốn thấy và những gì căn gác tâm trí quyết định nhìn thấy, mã hóa niềm tin đó thay vì mã hóa sự thực trong khi thực sự thì những gì ta nhớ đã nhìn thấy chỉ là nhận thức giới hạn trong khoảng thời gian đó mà thôi. Chúng ta quên mất không phân tách tình huống thực tế khỏi quá trình truyền tải chủ quan của ta về chúng.
Thiết lập mục tiêu trước sẽ giúp bạn định hướng nguồn tài nguyên chú ý quý giá của mình một cách hợp lý. Không nên có một cái cớ để bạn diễn giải lại sự kiện khách quan để làm nó phù hợp với những gì bạn muốn hoặc chờ đợi. Quan sát và suy diễn là hai bước khác và phân biệt với nhau - thực tế thì, chúng thậm chí còn không nối tiếp nhau.
Sự chú tâm trong tất cả mọi giác quan của bạn: thị giác, khướu giác, thính giác, vị giác, xúc giác. Vấn đề là tiếp nhận càng nhiều càng tốt, thông qua tất cả những con đường sẵn có đó. Vấn đề là học thật nhiều chứ không để lại bất cứ thứ gì - bất cứ thứ gì liên quan tới mục tiêu bạn đã đề ra. Và vấn đề là nhận ra được rằng tất cả các cơ quan cảm giác đều tác động tới chúng ta - và sẽ tác động tới chúng ta dù chúng ta có nhận ra ảnh hưởng của nó hay không.
Để có thể quan sát trọn vẹn, để có thể thực sự chú tâm, chúng ta cần phải phối hợp và không để bất cứ điều gì trượt ra bên ngoài - và chúng ta cần nắm được cách mà sự chú tâm chuyển dịch trong khi ta không nhận thức được, nó hướng cơ quan cảm giác mà chúng ta đã nghĩ rằng không tồn tại.
Khi chúng ta nhập tâm vào những gì chúng ta đang làm, tất cả những thứ đó sẽ diễn ra. Chúng ta bền bỉ hơn với những vấn đề nan giải - và có nhiều khả năng giải quyết được chúng. Chúng ta trải nghiệm vài điều mà nhà tâm lý học Tory Higgins coi như dòng chảy, sự xuất hiện của tâm trí không cho phép chúng ra thoát ra quá xa khỏi bất cứ thứ gì mà chúng ta đang làm, nó đồng thời khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn, hành phúc hơn: chúng ta nhận được những giá trị thực tế, thỏa mãn từ sức mạnh của sự chủ động nhập tâm vào và sự chú ý tới một hoạt động, kể cả nếu hoạt động đó có tẻ nhạt như phân loại một đống mail. Nếu chúng ta có một lý do để làm điều đó, một lý do khiến chúng ta nhập tâm và tham gia vào, kết quả là chúng ta sẽ vừa làm tốt hơn vừa thấy hạnh phúc hơn. Những nguyên tắc đó vẫn đúng ngay cả khi chúng ta phải tăng cường nỗ lực tâm trí, ví dụ như trong việc giải các câu đố khó. Để mà nói thì, mặc dù phải gắng sức, chúng ta vẫn thấy hạnh phúc hơn, thỏa mãn hơn và hòa mình vào trong không gian hơn.
Hơn nữa là, nhập tâm và dòng chảy có xu hướng dẫn tới một chu kỳ đạo đức: chúng ta nói chung trở nên có động lực hơn và năng động hơn, kết quả là, nhiều khả năng sẽ hoạt động hiệu quả hơn và tạo ra thứ gì đó có giá trị.
Trạm Đọc (Read Station) lược dịch
Theo Brain Picking