4. Marketer càng ngày càng ưa thích sử dụng nỗi sợ hãi để bán hàng

Mặc dù có phần láu cá khi sử dụng neuron phản chiếu hay dấu ấn thể xác, nhưng hai thủ thuật này hầu như vô hại. Tuy nhiên không phải kỹ thuật marketing nào cũng được như vậy, và thậm chí một vài kỹ thuật còn khai thác những cảm giác tiêu cực của chúng ta để bán được nhiều hàng hơn.

Thực tế cho thấy, nỗi sợ hoàn toàn có thể trở thành một kỹ thuật marketing vô cùng thuyết phục. Khi chúng ta bị stress hay lo lắng, chúng ta thường tìm kiếm một giải pháp có thể giải quyết tất cả, một sự giải tỏa (ví dụ như hành động mua) cùng lúc đó, não được kích thích để tạo ra dopamine.

Ngược lại, dopamine cũng khiến chúng ta mua nhiều hơn. Một vài nhãn hiệu đồ lót phụ nữ có thể khơi lên sự cô đơn đồng thời cho chúng ta giải pháp để giải quyết nỗi sợ này, do đó có thể khiến chúng ta muốn mua hơn.

Một ví dụ khác gây nhức nhối không kém là đoạn quảng cáo mang tên "Daisy" trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1964. Ứng cử viên Lyndon B. Johnson tung ra đoạn quảng cáo với hình ảnh một cô bé đang chơi với những bông hoa cúc thì một quả bom hạt nhân phát nổ ngay ở phía sau. Thông điệp được thể hiện hết sức rõ ràng: bỏ phiếu cho Johnson hoặc chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân.

Để nghiên cứu hiệu quả của đoạn quảng cáo này, nhà chiến lược chính trị Tom Freedman đã theo dõi hạch hạnh nhân (phần của bộ não kiểm soát nỗi sợ) của người xem đoạn phim này: Cường độ hoạt động trong hạch hạnh nhân tăng lên. Sau đó, Johnson đã trở thành tổng thống thứ 36 của nước Mỹ.

Những dấu ấn thể xác dựa trên nỗi sợ khiến chúng ta nghĩ rằng việc mua hàng có thể giúp ta tránh khỏi những kết cục không mong muốn, dù cho ta còn chưa trải qua chúng. Với những viên thuốc ăn kiêng hoặc các phần mềm bảo mật chẳng hạn, chúng ta bị thúc đẩy mua bởi những viễn cảnh tồi tệ. Điển hình nhất là với Johnson & Johnson's với câu slogan "No more tears": không còn nước mắt. Nhãn hàng sữa tắm cho trẻ sơ sinh cam đoan rằng sẽ không làm mắt những đứa bé cay xè. Vậy ai dám đánh cược đôi mắt của đứa con sơ sinh?