Tại sao ta cần quen với những suy nghĩ điên rồ để sống tốt hơn
Tại sao ta cần quen với những suy nghĩ điên rồ để sống tốt hơn

 

Chúng ta loại bỏ rất nhiều những ý nghĩ trong đầu mình ngay từ khi chúng được sinh ra, bởi vì chúng bị coi là “điên”, quá đê tiện, quá tầm thường, phi lý hay nhỏ bé, đến mức ta không muốn nghĩ thêm nữa. Nhưng đó là một trong những bi kịch trong suy nghĩ của chúng ta, bởi vì trong số những suy nghĩ bị gạt bỏ đó, có vô số những ý tưởng có giá trị lớn lao, nếu chúng ta dám đào sâu suy nghĩ hơn, nếu chúng ta không sợ hãi vì nó, nếu ta không cố gắng chống lại những suy nghĩ điên rồ “bùng nổ” trong đầu.

 

Rất nhiều tư tưởng vĩ đại của nhân loại đã được sinh ra dưới chiều kích của sự bất thường, và ở một góc độ nào đó là sự điên cuồng. Những kiệt tác nghệ thuật, những kế hoạch kinh doanh của vài tập đoàn, đoạn đối thoại của những người yêu nhau say đắm, tầm nhìn của các chính trị gia, tất cả đều mang những yếu tố phản kháng lại trạng thái bình cân bằng (status quo) và mang màu sắc lập dị, đối nghịch lại với những quan điểm thường nhật - nhưng tất cả những thứ đó đều mang lại những lợi ích to lớn cho giống loài chúng ta. Đời sống tư duy của chúng ta bị tổn thương sâu sắc bởi một nền tảng bắt buộc phải xuất hiện ở những thời điểm bình thường và hoàn toàn tỉnh táo: Để có thể đạt sự thông tuệ, ta cần phải biết làm quen với những suy nghĩ điên rồ.

 

Cốt lõi của việc suy nghĩ điên rồ là tạm thời đặt sang một bên những hạn chế thường ngày trong trí tưởng tượng của chúng ta. Ví dụ như, bình thường tiền gần như là một phần mà ta hay cân đong đo đếm, nhưng với một tâm hồn điên loạn, ta có thể tự hỏi mình rằng liệu rằng có khi nào tiền không phải một điều gì đó quá quan trọng. Có lẽ ta sẽ chợt nhận ra rằng có một sự nghiệp đặc biệt nào đó hợp với bản chất con người ta, có lẽ chúng ta sẽ tập trung nhiều hơn vào cái đẹp và sự tử tế, sự trung thực hay những phiêu lưu, có khi ta sẽ sống ở một đất nước hoàn toàn mới hay bắt đầu một mối tình khác. Không còn những ngăn cấm của việc tư duy trong khuôn khổ trong kế hoạch tài chính, những ý tưởng bị kiểm duyệt qua đều có thể ra phía trước, và thực sự có giá trị. Hơn thế nữa, hóa ra nếu xem xét kĩ lưỡng hơn, một trong những kế hoạch mà ta mong đợi có thể thực sự không hoàn toàn phụ thuộc vào tài chính, có thể đơn giản là ta đã được dạy để biến mọi ý tưởng khát khao của ta thành các giá trị tiền bạc.

 

Cũng như thế, mỗi khi định thực hiện một bước đi nào đó trong sự nghiệp, với một tinh thần rồ dại ta có thể tự hỏi rằng mình sẽ làm gì nếu biết rằng mình không thể thất bại. Hãy giải phóng chính mình khỏi suy nghĩ rằng người khác sẽ chỉ trích và cười nhạo, ta có thể khám phá ra rằng ta đang theo đuổi một điều mạo hiểu - nếu ta biết được rằng nó chỉ có thể đem lại lợi nhuận vững chắc trong vòng vài năm; hay có lẽ ta có thể tập trung vào thể thao - nếu ta đảm bảo rằng mình có thể đạt đến trình độ chuyên nghiệp. Hay ta có thể lựa chọn dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc những đứa trẻ - nếu ta biết rằng điều này sẽ không cản trở ta tiến bước trong công việc. Hay ta có thể dành nhiều đêm viết một cuốn tiểu thuyết - nếu nó chắc chắn sẽ được xuất bản và bán được hàng đống. Nhưng dĩ nhiên thực tế sẽ không bao giờ được bảo đảm như thế, nhưng đặt nỗi sợ hãi sang một bên vào một vài thời điểm nào đó có thể xác định được những gì ta thực sự đam mê, những khao khát mà ta đã đẩy ra khỏi tâm trí mình ngay từ đầu.

 

Mở rộng ra hơn nữa, ta có thể dùng những suy nghĩ điên rồ để phát triển được quan điểm của ta về chính trị-xã hội. Ta có thể tự hỏi mình rằng, sẽ thế nào khi ta được hoàn toàn thống trị thế giới trong một tháng. Có lẽ ta sẽ tập trung vào kiến trúc hay kiến thiết lại hệ thống trường lớp. Ta có thể nghĩ lại xem ai sẽ được tưởng thưởng và ai sẽ xuất hiện trên bìa tạp chí. Ta có thể thiết kế lại những khu nghỉ dưỡng và tái thiết đường lối mà các lãnh đạo khác đã chọn. Những bài luyện tập điên rồ này sẽ giúp ta nhận ra rằng những tham vọng xã hội và chính trị đều hoàn toàn xứng đáng. Những suy nghĩ điên cuồng không phải là một điều gì kì lạ với thực tế, nó là một cơ chế tưởng tượng để khám phá ra những khả năng tồn tại trong thế giới thực.

 

Suy nghĩ điên rồ có thể không cần câu trả lời chính xác (làm sao để cải tạo truyền thông hay giúp ta ngưng việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch) nhưng nó khuyến khích chúng ta nghĩ rằng nó có một vị trí quan trọng nào đó không kém gì lúc tỉnh táo: việc xác nhận một vấn đề đặc biệt nào đó mà ta muốn thấy được giải quyết hay làm ta muốn hành động. Những thay đổi trong đời sống cá nhân, trong xã hội và trong kinh doanh thường không bắt đầu với những bước thực tế: chúng bắt đầu bằng việc tưởng tượng, với một cảm giác nhạy bén hơn về việc cần có một điều gì đó mới mẻ, một phong trào xã hội, một điều luật hay một cách để tận hưởng ngày cuối tuần. Chi tiết của việc thay đổi có thể sẽ xảy ra trong thực tế nhưng sự kết tinh trong ước muốn đổi thay đã nhen nhóm ngay từ ở giai đoạn bào thai, trong tâm trí của những người đủ tự do để nhìn ra những gì chưa tồn tại và có vẻ như còn phi lý.

 

Một trong những nhà tư tưởng điên rồ đầy cảm hứng nhất là nhà văn nổi tiếng người Pháp vào thế kỉ 19 tên là Jules Verne. Trong một chuỗi tiểu thuyết và truyện kể, ông đã có những tư tưởng lạ lùng về việc ta sẽ sống thế nào trong tương lai. Trong Hai vạn dặm dưới đáy biển, được xuất bản năm 1870 ở Paris, Jules Verne đã mô tả cuộc hành trình của tàu Nautilus, một tàu ngầm khổng lồ đi vòng quanh thế giới (Hai vạn dặm - khoảng 80.000km -là quãng đường du hành). Khi viết câu chuyện này, Verne không quá để ý đến việc giải quyết những vấn đề kĩ thuật khi du hành dưới đáy biển: ông đã cố tình để lại những lỗ hổng mà ông cảm thấy rằng một ngày nào đó sẽ có thể giải quyết. Ông mô tả con tàu Nautilus được lắp những cửa sổ khổng lồ mà chính ông cũng không biết làm thế nào để tạo ra được loại kính có thể chịu được sức ép khổng lồ. Ông nghĩ ra một loại máy lọc có thể biến nước biển thành nước ngọt, mặc dù khoa học trong việc làm nước ngọt thời đó gần như không tồn tại. Và ông miêu tả tàu Nautilus chạy bằng pin - mặc dù công nghệ này thời đó còn trong thai nghén.

 

Jules Verne không phải là kẻ thù của công nghệ; ông đã bị quyến rũ sâu sắc bởi những vấn đề kĩ thuật. Nhưng trong khi viết tiểu thuyết, ông đã gạt bỏ hết mọi lo lắng về những chi tiết của câu hỏi “làm thế nào”. Ông muốn vẽ một bức tranh mà mọi thứ đều có thể, trong khi loại bỏ đi những chướng ngại trong thực tế mà một ngày nào đó có thể được giải quyết. Verne đã có thể mang tới những ý tưởng về tàu ngầm gửi gắm vào tâm tư của hàng triệu người trong khi công nghệ dần phát triển để biến nó thành thực tế. Cuối cùng, ta luôn phải tìm ra cách để trả lời câu hỏi “làm thế nào”, nhưng những suy nghĩ điên rồ sẽ nhắc nhở cho ta tầm quan trọng, sự nổi bật của những ý tưởng khởi đầu.

 

Trong tiểu thuyết Từ Trái Đất đến Mặt trăng, Verne đã phát minh ra khái niệm bay quanh quỹ đạo và sau đó đáp xuống mặt trăng. Ông cho phép mình tưởng tượng một việc làm kì diệu mà không hề ngại rằng nó hoàn toàn vượt ngoài tầm với của công nghệ vào thời điểm đó.

Làm sao người ta có thể phóng tên lửa lên vũ trụ?

 

Verne tưởng tượng rằng nước Mỹ có thể phóng một quả tên lửa tới mặt trăng từ một căn cứ ở Nam Florida. Ông viết rằng con tàu được làm bằng kim loại nhẹ nhất thời điểm bấy giờ (nhôm). Ông cho rằng việc phóng tàu đó cần một số tiền khổng lồ, có thể ngang bằng hoặc hơn cả GDP của nước Pháp lúc đó — hóa ra lại là một ước đoán tương đối chính xác về số tiền mà người ta dành cho chương trình Apollo. Đó là một sự tiên đoán thiên tài. Cuốn sách nổi tiếng của ông có thể không giúp trực tiếp bất cứ kĩ sư nào, nhưng về lâu dài nó cũng góp một phần quan trọng: nó nuôi dưỡng nguồn cảm hứng. Đó là lí do tại sao NASA đặt tên cho một miệng hố khổng lồ ở phần tối của Mặt trăng theo tên của Vernes vào năm 2008, một tên lửa du hành tới Trạm vũ trụ Quốc tế mang một phần của quyển tiểu thuyết này trong khoang chở hàng của nó.

 

Tự hỏi chính mình về một phiên bản tốt hơn của cuộc sống chúng ta sẽ như thế nào, mà không cần phải tìm cách để giải quyết, có vẻ hơi ngây thơ và trẻ con. Nhưng bằng cách thay đổi tầm nhìn trong tương lai, ta hoàn toàn có thể bắt đầu bằng việc xác định rằng có gì đó sai lầm đang xảy ra, và bắt đầu thay đổi. Qua những thí nghiệm điên rồ trong đầu, ta sẽ làm quen với việc ứng phó những bất lợi của chúng ta để ức chế suy nghĩ của chúng ta xung quanh những tình huống như mong muốn nhưng ít có khả năng xảy ra. Và những ý tưởng kì dị đó thực sự rõ ràng, bởi vì khi ta nhìn lại vào lịch sử ta có thể thấy rất nhiều các cỗ máy, các dự án và cách sống tưởng như trong mơ đã trở thành sự thực. Ví dụ như chiếc điện thoại của Thuyền trưởng Kirk.

Máy liên lạc của thuyền trưởng Kirk

 

Chúng ta đều có phần điên rồ nằm đâu đó trong đầu, mà ta thường cẩn thận phải che giấu đi vì sợ bị cười vào mặt. Dù là con đường dẫn đến rất nhiều ý tưởng hay ho, những sáng kiến có giá trị đã vượt qua được những định kiến về rồ dại hay kì cục. Nếu ta cảm thấy quá ghê tởm hay sợ hãi khi tâm trí ta gợi ra những ý tưởng hoang dại hơn, ta sẽ dừng quá trình tư duy quá sớm - và không thể cho những suy nghĩ tốt nhất một cơ hội mà chúng mong đợi từ lâu.

 

Hướng dẫn thực hành:

Trong tâm trí, hãy cho phép bạn được một lúc suy nghĩ điên rồ.

Phiên bản lớn nhất của những tham vọng hiện tại của mình là gì?

Nếu không thể thất bại, mình sẽ làm gì?

Nếu người khác không cười, mình sẽ làm gì?

Nếu không có áp lực tài chính, mọi thứ sẽ thế nào?

Nếu là người thống trị trái đất, bạn sẽ cải tổ lại nó thế nào?

Không nghĩ quá nhiều, hãy hoàn thành câu sau: Nếu người ta không quá sân si, tôi sẽ...

 

Hãy mô tả một đất nước lí tưởng: nhà cửa ra sao? Các công ty sẽ làm gì? Người ta sẽ yêu đương thế nào? Họ có công nghệ gì?

Hãy lựa chọn sự điên rồ - vì đó là của bạn.

Theo The School of Life

Tags: