7 cuốn sách giúp bạn suy nghĩ và quản lý cuộc sống số của mình
7 cuốn sách giúp bạn suy nghĩ và quản lý cuộc sống số của mình
Công nghệ mang lại cho chúng ta điều gì? Nó đang lấy đi điều gì của chúng ta? Có phải chúng ta đang mất nhiều hơn những gì chúng ta đạt được? Có cách nào để chúng ta đạt được nhiều lợi ích hơn không?

Giống như người nguyên thủy luôn có sẵn một con dao để săn bắn, lột da động vật và đẽo gọt để giải trí, điện thoại và máy tính xách tay của chúng ta là những công cụ quan trọng trong cả công việc và giải trí. 

Con người ngày càng có mối quan hệ mật thiết với công nghệ. Do đó, đọc ít nhất một cuốn sách về sự giao thoa giữa công nghệ và cuộc sống - tức là tính cá nhân, tâm lý, văn hóa và mọi khía cạnh khác của sự tồn tại mà công nghệ chạm đến là điều cần thiết vì việc đọc này mang lại cho bạn cái nhìn toàn cảnh hơn về mọi thứ. Nó thúc đẩy bạn liên tục suy ngẫm và đánh giá lại vai trò của công nghệ trong cuộc sống của mình, đồng thời điều chỉnh vai trò đó để tối đa hóa những mặt tích cực và giảm thiểu những nhược điểm của công nghệ. 

Dưới đây là 7 cuốn sách sẽ giúp bạn suy ngẫm lại vai trò của công nghệ trong cuộc sống của mình và có cách quản lý cuộc sống số. 

1/ “Digital Minimalism” (tạm dịch: Tối giản cuộc sống số) của Cal Newport

Rất nhiều cuốn sách về chủ đề này đưa ra những quan điểm sáo rỗng và/hoặc chung chung về cách từ bỏ Internet và mạng xã hội: xóa những ứng dụng tồi tệ nhất, tắt thông báo, khiến điện thoại kém hấp dẫn hơn. Những lời khuyên kiểu đó khá hữu ích nhưng cũng giống như những lời khuyên bạn dành cho một đứa trẻ. Thêm vào đó, khi áp dụng, thì chúng dường như chỉ là những biện pháp nửa vời.

Cal đưa ra khuyến nghị độc đáo về việc sử dụng điện thoại: xóa hầu hết các ứng dụng của bạn và sử dụng điện thoại thông minh ít nhất 30 ngày (ngoài những gì thực sự cần thiết cho công việc và liên lạc cá nhân với bạn bè/gia đình). Những người thực hiện thí nghiệm này ban đầu có thể thấy nó khắc nghiệt, nhưng rồi phát hiện ra rằng nó giống như một phương pháp vô cùng cần thiết. Biện pháp của Cal là không khuyên bạn từ bỏ thói quen sử dụng điện thoại, mà chỉ bổ sung những thói quen mang lại lợi ích trọn vẹn cho cuộc sống của bạn.

 

2/ “The Joy of Missing Out” (tạm dịch: Bỏ lỡ cũng vui) của Christina Crook

Trong khi Newport áp dụng cách tiếp cận của một kỹ sư đối với vấn đề quá tải kỹ thuật số thì Crook khảo sát vấn đề qua lăng kính thơ mộng hơn. Thay vì giải quyết vấn đề công nghệ, cô đặt câu hỏi: “Internet phục vụ bạn như thế nào? Nó có thực sự kết nối bạn theo những cách tốt đẹp và làm sinh động cuộc sống của bạn và cuộc sống của người khác không?”

Câu trả lời cho những câu hỏi như vậy hướng tới ý tưởng rằng những thứ tốt đẹp tạo nên cuộc sống phần lớn được tìm thấy trong thế giới thực: nấu một bữa ăn, đi dạo cùng người thân, chăm sóc một khu vườn. Những hiểu biết sâu sắc của Crook thúc đẩy sự suy ngẫm triết học và những “trách nhiệm tốt” (giữa chúng ta với con người và thế giới vật chất). 

 

3/ “Ghi chép về một hành tinh âu lo” của Matt Haig 

Cuốn sách này như là một tập hồi ký về cách văn hóa internet khiến chúng ta lo lắng. Haig đã viets về trải nghiệm của mình với giấc ngủ, cách học thực tế, sự nguy hiểm của Twitter, v.v.

Dấu ấn cá nhân của Haig sẽ khiến bạn nhận ra rằng hầu hết thời gian bạn dành trên mạng chỉ làm tăng thêm cảm giác lo lắng của bạn. Cuối cùng, giống như tác phẩm của Crook, là “chúng ta cần tìm ra điều gì tốt cho mình và bỏ qua phần còn lại”.

 

4/ “A Deadly Wandering” (tạm dịch: Chuyến lang thang nguy hiểm) của Matt Richtel 

Trong cuốn sách này, Richtel khám phá nền khoa học mang tính đột phá, gây sự chú ý thông qua câu chuyện về Reggie Shaw. Năm 2006, Shaw là một sinh viên đại học ở Utah đang lái xe qua vùng núi vào sáng sớm thì tông vào một chiếc ô tô khác và giết chết hai nhà khoa học trên đường đi làm. Thủ phạm là ai? Mặc dù ban đầu anh phủ nhận nhưng bằng chứng rõ ràng là Shaw đã vừa nhắn tin vừa lái xe. 

Người đọc không chỉ hiểu được khoa học về sự chú ý và phân tâm, đặc biệt là khi nói đến việc sử dụng điện thoại và lái xe - mà còn có sự suy xét cá nhân về cách chúng ta áp dụng khoa học đó vào cuộc sống hàng ngày. Chỉ vì ý muốn kiểm tra tin nhắn của bạn khi đang lái xe, bạn có thể giết chết ai đó. Đây là một cuốn sách và một câu chuyện sẽ đọng lại trong bạn rất lâu sau khi đọc.

 

5/ “Bored and Brilliant” (tạm dịch: Buồn tẻ và Tuyệt vời) của Manoush Zomorodi

Nếu cuốn sách của Newport hướng dẫn nhiều hơn và cuốn sách của Crook thơ mộng hơn thì cuốn sách của Zomorodi là một cuốn sách thú vị. Thông qua điểm yếu của chính cô ấy đối với trò chơi Two Dots, Manoush thử nghiệm cảm giác khi loại bỏ hết những thứ “thú vị” trên điện thoại, và điều cô tìm được là sự nhàm chán. 

Tuy nhiên, cô cũng tìm được những lợi ích từ sự nhàm chán đó. Cho phép tâm trí lang thang hóa ra lại là một điều cực kỳ hữu ích và lành mạnh. Ngoài ra, khi bạn hiểu rõ hơn về sự nhàm chán, bạn nhận ra rằng việc quan sát thế giới xung quanh, nói chuyện và dành vài phút để suy nghĩ về điều gì đó có giá trị hơn bất cứ thứ gì trên màn hình của bạn.

 

6/ “Không thể cưỡng lại” của Adam Alter

Những cuốn sách trước trong danh sách này phần lớn nói về việc quản lý những mặt trái của cuộc sống số cũng như khám phá những lợi ích của việc đặt điện thoại xuống. Trong “Không thể cưỡng lại”, Adam Alter theo dõi cách chúng ta đến với công nghệ thông qua đâu - màn hình và ứng dụng đã thu hút sự chú ý của chúng ta như thế nào và khiến chúng ta khó bỏ xuống đến mức nào. Điều gì đang xảy ra trong não khi chúng ta lướt Instagram? Làm thế nào mà các công ty công nghệ thiết kế những trò chơi và ứng dụng này theo cách khiến chúng ta thèm khát những phần thưởng công nghệ của họ?

Cuốn sách này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng nghiện hành vi của chính mình (chắc chắn rằng chứng nghiện này khác rất nhiều so với chứng nghiện sinh học). Thực sự có chút xấu hổ khi nhận ra bạn đã dán mắt vào các thiết bị của mình như thế nào, nhưng sau đó Alter sẽ giúp bạn có được một cuộc sống cân bằng có chủ ý. Mặc dù màn hình của chúng ta rất giỏi trong việc giam giữ chúng ta nhưng cuối cùng chúng chỉ là những chiếc máy tính “ngu ngốc” sống trong túi của chúng ta.

 

7/ “Trí tuệ giả tạo” của Nicholas Carr

“Trí tuệ giả tạo” ban đầu được xuất bản cách đây một thập kỷ, nhưng những hiểu biết sâu sắc của nó về những gì Internet tác động đến bộ não và nhận thức của chúng ta vẫn phù hợp hơn bao giờ hết. Dựa trên tác phẩm của Marshall McLuhan, Carr bắt đầu bằng cách dẫn dắt người đọc tìm hiểu lịch sử của các công nghệ trí tuệ và cách chúng đã định hình nền văn hóa và cách sống của chúng ta. Sự thay đổi từ văn hóa truyền miệng sang văn hóa đọc/hình ảnh đặc biệt có tác động mạnh mẽ.

Nhưng giờ đây, chúng ta đã chuyển từ văn hóa đọc đó sang văn hóa internet - chúng ta vẫn đọc mọi thứ nhưng theo một cách khác. Màn hình đã thay đổi căn bản cách con người xử lý và suy nghĩ. Carr lập luận rằng web vốn đã khiến suy nghĩ của chúng ta trở nên nông cạn và thiếu tập trung. Thế giới của chúng ta sẽ có ít chiều sâu hơn khi nó được lọc qua mạng Internet đầy phiền nhiễu. “Trí tuệ giả tạo” dường như là một bộ phim kinh dị rất cần thiết và ngày càng thấm thía hơn theo năm tháng.

- Trạm Đọc

- Tham khảo artofmanliness

 

Tags: