6 sai lầm mà các nhà lãnh đạo thất bại đều mắc phải
6 sai lầm mà các nhà lãnh đạo thất bại đều mắc phải
Nhưng để trở thành nhà lãnh đạo tồi thì có thể dễ dàng tìm thấy 6 yếu tố cũng là 6 sai lầm mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải

Phẩm chất lãnh đạo nằm sâu tiềm ẩn trong mỗi con người chúng ta, nhưng không phải ai cũng có thể phát huy hay vận dụng nó một cách đúng đắn. Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi đòi hỏi ở bạn tinh thần dám thử, dám làm và kỹ năng tìm tòi học hỏi và hoàn thiện bản thân bằng những kinh nghiệm học được từ người đi.

Nhưng để trở thành nhà lãnh đạo tồi thì có thể dễ dàng tìm thấy 6 yếu tố cũng là 6 sai lầm mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải, đó là: 

 1/ Tôi không cần lời khuyên

Mọi nhà lãnh đạo thất bại đều có điểm chung là: vây xung quanh họ là “Yes-men: những người chỉ biết vâng lời”. Khi cấp dưới quá yếu đuối, luôn đồng tình với mọi quyết định của cấp trên, sẽ khiến người lãnh tự tạo nên cái tôi vô cùng lớn. Thay vì những nhân viên dám đối đầu sẽ chỉ ra sự trịch thượng, cao ngạo của họ. 

2/ Tôi có quyền lực đặc biệt

Nhà lãnh đạo có thể nhận được những đặc quyền riêng (mà nhân sự cấp dưới không có), nhưng không bao giờ nghĩ rằng họ phải được hưởng những đặc quyền. Những nhà lãnh đạo khôn ngoan học cách tạo ảnh hưởng bằng sự chính trực, minh bạch và khiêm tốn.

3/ Những người trẻ thì không đủ kỹ năng

Nếu đội ngũ của bạn không có những nhà lãnh đạo trẻ, bạn chắc chắn sẽ thất bại. Những người trẻ sẽ không dùng tư duy lối mòn hay trung thành với giải pháp truyền thống. Họ sẽ liên tục đặt ra các câu hỏi về các chuẩn mực và giả định, để tìm thấy những giải pháp khác biệt, mới mẻ và sáng tạo.

4/ Không cho phép cấp dưới phản hồi về quyết định của mình

Mọi tổ chức thành công đều có những nhà lãnh đạo dũng cảm, tạo ra một văn hóa doanh nghiệp - nơi mọi người có thể phản hồi cởi mở và trung thực. Những nhà lãnh đạo đòi hỏi sự đồng thuận và tránh né tranh luận sẽ đánh mất uy tín, làm suy yếu sự đoàn kết và tự loại bỏ những người tốt khỏi tổ chức.

5/ Tán tỉnh người khác giới 

Mọi nhà lãnh đạo đều phải học cách tránh rơi vào bẫy tình cảm nơi công sở. Tránh ở một mình với người khác giới. Giữ cửa mở nếu điều đó là không thể tránh khỏi. Tránh đụng chạm gần gũi, hạn chế nhắn tin thường xuyên. Kiểm soát cảm xúc và rung động cá nhân. Hãy tập trung vào cuộc sống cá nhân của mình.

6/ Tôi quan trọng hơn người khác

Điều nguy hiểm với nhà lãnh đạo là xu hướng nghĩ: “Bởi vì tôi là lãnh đạo nên tôi là người quan trọng và mọi người nên tôn trọng và công nhận tôi”. Những nhà lãnh đạo vĩ đại không tìm kiếm cơ hội để nâng cao bản thân, họ tìm kiếm cơ hội để nâng những người xung quanh.

Trạm Đọc tổng hợp

Tags: