Đọc hơn 600 cuốn sách và tôi học được gì?
Đọc hơn 600 cuốn sách và tôi học được gì?
Tôi đã đọc hơn 600 cuốn sách. Và không phải tất cả đều có giá trị. Nhưng nhiều cuốn sách đã mang lại cho tôi những hiểu biết thực sự đã thay đổi cuộc đời tôi và giờ tôi muốn chia sẻ một số những hiểu biết đó với bạn. 

Bài viết này sẽ dài cảm dặm nếu tôi đề cập đến từng cuốn sách, vì vậy tôi sẽ chia sẻ với bạn những bài học hay nhất mà tôi đã học được.

 

Bài học số 7: Trở thành người bạn thân nhất của chính mình là cách chữa trị tốt nhất cho sự trì hoãn

 

Theo một cuộc khảo sát ở Mỹ, 88% người nuôi thú cưng có xu hướng cung cấp dinh dưỡng và thuốc chất lượng cao cho chó của họ hơn là cho chính mình. Đó là sự thật. 

Hầu hết chúng ta đều coi trọng sức khỏe và hạnh phúc của những chú chó của mình hơn chính chúng ta. Tuy hiện tại tôi không nuôi một chú chó nào nhưng tôi đã phải đấu tranh để đối tốt với bản thân trong một thời gian dài, cho tới khi đọc được cuốn sách “Radical-Acceptance” (tạm dịch: Chấp nhận để tỉnh thức) của thiền sư Tara Brach.

Về cơ bản, đây là một cuốn sách dạy bạn cách chấp nhận toàn bộ khía cạnh của con người để bạn có thể cảm thấy bình yên hơn với chính mình. Có một đoạn cô ấy nói về nghệ thuật trở thành người bạn thân nhất của chính mình.  Khi tôi đọc nó, lúc đó tôi nhận ra rằng có lẽ tôi là người xa cách nhất với người bạn thân nhất của mình.

Tôi luôn đánh giá bản thân và giữ mình theo những tiêu chuẩn công việc mà tôi không thể đáp ứng. Tôi luôn có tham vọng, và vào thời điểm đó, chủ nghĩa cầu toàn đã làm tôi khổ sở.

Nhưng trong cuốn sách, Tara Brach nói về cách bạn có thể ở đó vì chính mình như một người bạn tuyệt vời mà bạn luôn muốn ở bên. Nghe có vẻ hơi sến nhưng bạn có thể là người động viên, an ủi bạn khi bạn thực sự cần.

Hầu hết chúng ta đấu tranh để tự an ủi bản thân bởi vì khi làm điều đó, nó như chia cắt chúng ta thành hai nửa. Thay vì chỉ đảm nhận vai trò người chăm sóc hoặc người nhận sự chăm sóc, chúng ta đang thực hiện cả hai vai trò cùng một lúc, điều này có thể khá khó hiểu. 

Thật kỳ lạ, nhưng nó cũng có tác dụng, đặc biệt là khi luyện tập. Khi bạn tự nhủ rằng lần sau bạn sẽ làm tốt hơn, bạn đã tách mình ra khỏi nỗi đau khổ. Bạn đang cho thấy mình không phải là nạn nhân. Bạn bước ra khỏi vai trò nạn nhân, bạn bình tĩnh lại và cho phép bạn chọn phản ứng tốt hơn.

Có rất nhiều lợi ích khi trở thành một người bạn tốt hơn cho chính mình. Quan trọng nhất, nếu bạn muốn thành công, điều này sẽ giúp bạn chấm dứt sự trì hoãn. Theo Giáo sư Fuschia Sirois, giáo sư Tâm lý học tại Đại học Durham, sự trì hoãn không chỉ là vấn đề điều tiết cảm xúc. Đó là một vấn đề về lòng trắc ẩn. Những người trì hoãn kinh niên thường là những nhà phê bình gay gắt nhất của chính họ. Và theo Sirois, đây chính là nguyên nhân khiến chu kỳ trì hoãn kéo dài hàng năm, thậm chí hàng thập kỷ.

Trở thành người bạn thân nhất của chính mình có nghĩa là bạn sẽ dễ dàng vượt qua thời điểm khó khăn hơn. Nếu bạn là người cầu toàn và không bao giờ cho bản thân nghỉ ngơi, có lẽ bạn cần phải suy nghĩ lại về điều này.

 

Bài học số 6: Giá trị của những thất bại

 

Có 3 cơ hội vàng ẩn chứa trong mỗi thất bại.

Rick Rubin, tác giả cuốn sách “The Creative Act” (tạm dịch: Hành động sáng tạo) là một huyền thoại trong ngành kinh doanh âm nhạc. Nhà sản xuất âm nhạc tóc bạc, trông hơi giống ông già Noel, đã làm việc với các nghệ sĩ thuộc mọi thể loại nhạc, từ Linkin Park đến Johnny Cash, Shakira và Eminem. 

Sau hàng loạt album đạt giải thưởng, Rubin đã học được một điều. Bạn không thể kiểm soát khán giả. Những kỷ lục tuyệt vời có thể thất bại và những tác phẩm tưởng chừng thất bại có thể cất cánh. Tất cả những gì bạn có thể làm là đặt ra cho mình những tiêu chuẩn cao nhất có thể và tuân thủ nó. Nếu làm được điều đó, bạn có thể buông bỏ ý nghĩ thất bại.

Một người khác phải kể đến là Steven Pressfield, tác giả cuốn “The War of Art” (tạm dịch: Cuộc chiến nghệ thuật) luôn coi thất bại là một người thầy. Ông nói rằng nếu bạn tiếp tục thất bại, có lẽ đã đến lúc thay đổi kế hoạch và nghiên cứu một khía cạnh mới trong nghề của bạn. Và ông đã quen với thất bại.  Ông đã bị các nhà xuất bản từ chối trong suốt 15 năm. Sau đó, ông quyết định ngừng viết một thời gian, chuyển đến Hollywood và học viết kịch bản. Điều này đã giúp ông viết tiểu thuyết hay hơn. Cuối cùng, sách của ông đã được xuất bản và đạt được thành công lớn. Nếu ông chưa từng chuyển đến Hollywood, có lẽ ngày hôm nay ông vẫn thất bại. 

Một ví dụ khác với Beastie Boys, khi album thứ hai của họ thất bại. Nó cho họ sự tự do để thử những điều mới. Một khi bạn đã chạm tới đáy, bạn có thể tự do sáng tạo theo ý muốn vì dù sao cũng không ai mong đợi những điều tuyệt vời từ bạn. Thành công đi kèm với áp lực phải duy trì nó có thể hạn chế sự sáng tạo của bạn. Đi kèm với thất bại luôn có một sự tự do kỳ lạ. Thất bại là một dạng may mắn đã được ngụy trang. Những người thành công nhất thường là những người dám thất bại nhất. Với mỗi thất bại có ba cơ hội tuyệt vời: 

  • Để tìm ra những gì bạn có thể kiểm soát.
  • Để tìm ra những gì bạn cần phải cải thiện.
  • Để tự do thể hiện ý tưởng của bạn.

 Hãy nhớ ba điều này: khi bạn quá sợ thất bại, bạn thậm chí sẽ không có bắt đầu.

 

Bài học số 5: Một công thức giúp bạn có được sự sung túc, sự giàu có và trí tuệ là không tồn tại

 

Nếu có một điều tôi học được từ việc đọc rất nhiều sách self-help, thì đó là hầu hết những người viết sách self-help đều tin rằng họ đã tìm ra một phương pháp có thể giải quyết vấn đề của mọi người. Nhưng điều đó không hề đúng. Trong hơn 100 năm qua, đã có vô số bậc thầy về self-help, chuyên gia tài chính và triết gia đều nói về các công thức để đạt được sự sung túc, giàu có và trí tuệ. Nếu có một công thức thực sự đã được chứng minh, thì tại sao nó rộng rãi ngay bây giờ?

Sự thật là, không có công thức nào mà bạn có thể áp dụng cho quá trình giảm cân, hay để có được tài khoản ngân hàng dồi dào hoặc giữ tâm trí bình tĩnh. Bạn có thể đọc tất cả sách trên thế giới, tuy nhiên, việc chọn lời khuyên mà bạn sẽ áp dụng và xem liệu nó có phù hợp với bạn hay không là tùy thuộc vào bạn. 

Có một bài học tôi đã học được từ Tiến sĩ Justin Mager, một bác sĩ cho các vận động viên Olympic, chuyên gia y tế và doanh nhân ưu tú. Ông nói rằng bạn phải tìm ra cách tiếp cận của riêng mình bằng cách thử nghiệm. Bạn có thể đọc sách, tự học và thử các chế độ ăn kiêng khác nhau. Nhưng cuối cùng, bạn vẫn cần ăn gluten để tìm hiểu xem mình có bị chứng không dung nạp gluten hay không.

Những gì hiệu quả với nhà vô địch vòng loại có thể không hiệu quả với vận động viên chạy nước rút chuyên nghiệp hoặc một bà mẹ nội trợ. Chỉ thông qua việc ứng dụng, bạn mới có thể chuyển những bài học thành kết quả thực sự.

 

Bài học số 4: Lời khuyên sai lầm có thể hủy hoại bạn

 

Không có ví dụ nào phù hợp hơn cho bài học này bằng ví dụ về Hoàng đế Napoléon Bonaparte khi ông nghe theo một số lời khuyên tồi tệ. Năm 1812, Napoléon quyết định phát động một chiến dịch quân sự được gọi là Chiến dịch Nga. Bộ trưởng Ngoại giao Charles Maurice de Talleyrand và một số chỉ huy quân sự của ông đã nảy ra một ý tưởng và nghĩ rằng nó tuyệt vời, đó là: xâm lược nước Nga. Những người thân cận nhất của Napoléon cũng nói với ông rằng các đồng minh khác cũng sẽ cùng đến Nga. Quyết định nghe theo lời khuyên này của Napoléon hoàn toàn là một thảm họa. Ở thời điểm đó, quân đội của ông có thể nói là hùng mạnh nhất, nhưng điều này cũng chẳng giúp được gì. Quân đội Nga đã đốt cháy đất đai, làng mạc và mùa màng khi rút lui. Điều này khiến người Pháp gần như không thể tự nuôi sống mình. Nhiều người chết vì đói và kiệt sức. Và khi mùa đông đến, tình hình còn trở nên tệ hơn. Chẳng bao lâu, quân đội Pháp tan rã như ruồi vì đói, bệnh tật và nhiệt độ khắc nghiệt ở Nga. Cuối cùng khi họ đến được Moscow, thành phố đã bị bỏ hoang và chìm trong biển lửa. Không có nguồn cung cấp, Napoléon buộc phải rời đi và trở về nước Pháp. Đội quân hơn 600.000 của ông đã giảm xuống còn dưới 200.000 sau chiến dịch đó. 400.000 người đã chết và danh tiếng bất khả chiến bại của Napoléon sụp đổ. Tất cả chỉ vì ông quyết định nghe theo những lời khuyên sai lầm. 

Do đó, hãy lựa chọn lời khuyên một cách cẩn thận. Người khác có thể dễ dàng đưa ra lời khuyên cho bạn mọi lúc mọi nơi nhưng phần lớn nó không dành cho bạn. Chỉ một lượng rất nhỏ những lời khuyên ấy có sức mạnh thay đổi cuộc đời bạn. Một số có thể hữu ích, còn lại thì không nên áp dụng. Thậm chí, một số lời khuyên được đưa ra nhằm mục đích hạ bệ bạn. Điều quan trọng bạn cần làm là tìm hiểu sự khác biệt. 

 

Bài học số 3: “Không” là một từ quan trọng

 

Đây là điều mà chỉ những người thành công mới thực sự biết. Khi bạn đi sâu hơn vào lĩnh vực của mình và bắt đầu khẳng định mình là chuyên gia, mọi người sẽ chú ý đến bạn. Rất nhiều. Điều này giống như một quy luật, khi một thành công đến với bạn thì thế giới sẽ ném vào bạn những phiền nhiễu. Giải pháp là nói không với hầu hết mọi thứ. Nhưng nói thì dễ hơn làm.

May mắn thay, có nhiều cách để nói không. Dưới đây là một số gợi ý từ tác giả và doanh nhân Tim Ferriss (tác giả cuốn sách “Tuần làm việc 4 giờ”), người luôn thực tế và hữu ích:

  • Hãy cân nhắc việc thuê ai đó xử lý email và cuộc hẹn của bạn, đồng thời hướng dẫn họ từ chối 99% các yêu cầu gửi đến.
  • Nếu không thể tuyển người khác, hãy đóng vai trò là người gác cổng của chính bạn và xử lý email như thể bạn cần bảo vệ thời gian của mình.
  • Hãy  cân nhắc xem có phải bạn nói đồng ý chỉ vì cả nể hoặc cảm giác sợ hãi hay không. Nếu đúng vậy thì đó không phải là những lý do chính đáng để bạn nói đồng ý.
  • Hãy tưởng tượng sự kiện xảy ra vào sáng sớm hôm sau khi bạn đang vội. Bạn vẫn muốn nói đồng ý chứ?

Mặc dù "không" là một từ quan trọng nhưng đây là một góc nhìn khác: Gary Vaynerchuk, một chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số, dành 20% thời gian của mình để nói đồng ý với những cơ hội. Điều này cho phép anh ta giữ một tâm trí cởi mở.

Có nhiều cách nói không nhưng hãy ghi nhớ phương pháp 20% này. 

 

Bài học số 2: Sức mạnh của tâm trí là thứ giúp bạn có được phép màu

 

Tôi không nghĩ có phép màu. Nhưng nếu phép thuật là khả năng định hình thực tế của bạn và thay đổi mọi thứ theo những cách không thể giải thích dễ dàng, thì nó luôn xảy ra. Thông qua sức mạnh của tâm trí, bạn có thể thay đổi hoàn toàn thực tế của mình. 

Một ví dụ điển hình về điều này là khi Conor McGregor tranh đai UFC Featherweight vào năm 2015. Anh đã phải đối đầu với một con quái vật thực sự. Nhà vô địch hạng lông (61kg - 66kg) người Brazil Jose Aldo đã bất bại trong 8 năm và chưa bao giờ bị knockout.  Nhưng khi Conor bước ra ngoài và hạ gục người đàn ông đó trong 13 giây, tất cả đều có chung một thắc mắc. 

Thế quái nào mà anh làm được điều này? Và phản hồi từ nhóm của Conor đã tạo ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời. Họ nói rằng họ đã nhìn thấy điều đó trước khi nó xảy ra. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đó là một trò đùa, nhưng đó là trước khi đoạn phim ghi lại cảnh đội của Conor trong phòng thay đồ một giờ trước trận đấu được công bố. Đoạn phim cho thấy Conor đang thực hành trình tự chính xác. Thực hiện cú đấm tay phải của Aldo và phản đòn bằng tay trái, cuối cùng là màn hạ knockout 13 giây. Không ai có thể tin được điều đó. Conor và nhóm của anh  đã sử dụng khả năng hình dung và sức mạnh của trí óc để bẻ cong thực tế theo ý muốn của họ. Và kể từ ngày đó, Conor có biệt danh là “Mystic Mac” vì có khả năng đoán trước kết quả các trận đánh trước khi chúng diễn ra.

Và có nhiều cách chúng ta có thể khai thác sức mạnh của tâm trí thông qua sự tự nhận thức, suy ngẫm và hình dung để đạt được kết quả mong muốn.

Giả sử bạn bị nghiện YouTube. Bây giờ, bạn có thể đang vật lộn để ‘cai nghiện’. Nhưng một ngày nọ, bạn quyết định viết nhật ký về chứng nghiện của mình một thời gian cho đến khi bạn phát hiện ra rằng đó chỉ là một cơ chế đối phó thời thơ ấu. Bạn nhận ra nó, điều này giúp bạn dễ dàng phát hiện hơn khi nó xảy ra. Sau đó, bạn có thể viết về những việc khác mà bạn có thể làm và hình dung ra một cuộc sống mà bạn không thường xuyên xem YouTube. 

Bằng cách làm điều này, bạn đang sử dụng sức mạnh của nhận thức, suy ngẫm và hình dung. Và chẳng bao lâu nữa, bạn có thể bắt đầu nhận thấy mình xem YouTube ít hơn và tự nhiên cảm thấy mong muốn có một nghề tay trái. Một năm trôi qua nhanh chóng, cuộc sống của bạn hoàn toàn khác. Và đó là phép màu để thay đổi cuộc sống của bạn.

Và còn những cảm xúc đang kìm hãm bạn, như lo lắng hay buồn chán thì sao? Giống như Chúa Giê-su rõ ràng đã biến nước thành rượu, những người có nhiều ý thức về bản thân có thể biến những cảm xúc tiêu cực thành tích cực. Họ gọi đây là thuật giả kim cảm xúc. Nhận thức và sức mạnh của tâm trí cũng có thể giúp bạn rất nhiều trong những hoàn cảnh khốn khó. Khi bạn hiểu được đam mê, nỗi sợ hãi, điểm mạnh và điểm yếu của mình, bạn có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp hơn với con người thật của mình. Và điều này cũng có thể gọi là phép màu. 

 

Bài học số 1: Nếu bạn có một lý do TẠI SAO đủ mạnh mẽ… bạn có thể chịu đựng được hầu hết mọi thứ

 

Trong số tất cả những cuốn sách tôi đã đọc, có một cuốn đặc biệt gây ấn tượng với tôi khi mọi thứ trở nên khó khăn. Đây có lẽ là một trong những cuốn sách quan trọng nhất mà bạn từng đọc. Cuốn sách đó có tên là “Đi tìm lẽ sống”, được viết bởi một người khá ngầu tên là Viktor Frankl. David Goggins là một người cứng rắn, nhưng nếu cả hai người họ đều bị đưa vào trại tập trung, thì tôi vẫn sẽ lựa chọn Frankl. Tại sao? Bởi vì những điều trong cuốn sách là những gì Frankl đã làm.

Năm 1942, Frankl và gia đình bị đày đến trại tập trung Auschwitz. Ở đó họ đã trải qua rất nhiều chuyện tồi tệ mà bạn không thể tưởng tượng ra được: khổ sai, tra tấn, những thí nghiệm đáng sợ, hành quyết hàng loạt, bệnh tật… Nhưng điều thú vị về Viktor là ông đã phát hiện ra một điều gì đó cực kỳ quan trọng khi ở đó. Ông nhận ra rằng những người có ý thức về mục đích hoặc ý nghĩa trong cuộc sống sẽ có nhiều khả năng sống sót hơn. 

Ví dụ: một số người tìm thấy ý nghĩa trong mong muốn được gặp lại những người thân yêu của họ hoặc chỉ để bảo vệ và hỗ trợ lẫn nhau. Một số biến nỗi đau khổ thành một thứ gì đó sáng tạo như âm nhạc hoặc nghệ thuật. Thậm chí một số người còn tìm thấy ý nghĩa trong việc đưa ra quyết định chịu đau khổ một cách cao thượng.

Vì vậy, ngay cả trong tình huống xấu nhất, ông vẫn chọn giữ thái độ tích cực. Ông nghĩ rằng mọi đau khổ xảy ra đều có lý do nào đó. Và ông muốn tìm thấy lý do đó. Vì vậy Viktor đã chọn cách giúp đỡ và an ủi những tù nhân khác, ngay cả khi ông cũng đang phải vật lộn đề sinh tồn.

Khi còn ở trong trại, ông đã đã lên kế hoạch trong đầu về những bài giảng và cuốn sách sắp viết trong tương lai. Ông dùng trí tưởng tượng của mình để thoát khỏi thực tại của trại tập trung. Ông thậm chí còn viết ra những hiểu biết sâu sắc và ý tưởng của mình lên những mảnh giấy mà ông tìm được. 

Thật đáng buồn nhưng gia đình Viktor đã không thể vượt qua được. Khi ra tù vào năm 1945, ông đã biến những trải nghiệm của mình thành một liệu pháp gọi là liệu pháp ý nghĩa, nhằm tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống. Ý tưởng cơ bản là bất kể bạn đang trải qua điều gì, bạn luôn có thể chọn cách mình phản ứng. Những điều xảy ra trong cuộc sống không bao giờ có thể ngăn cản bạn lựa chọn lối suy nghĩ tích cực. Thành thật mà nói, tôi không thể nghĩ ra bài học cuộc sống nào sâu sắc hơn thế. Nếu bạn hoàn toàn nắm bắt được điều đó, bạn có thể đạt được bất cứ điều gì bạn đặt ra. 

- Trạm Đọc

- Bài viết gốc của Dylan Sigley trên Linkedin

 

Tags: