Tại sao chúng ta phải học cách quên đi để có thể sống tiếp
Tại sao chúng ta phải học cách quên đi để có thể sống tiếp
Cứ day dứt mãi thì liệu cuộc sống ta có tốt đẹp hơn không?

Nền văn hóa của chúng ta có một cái nhìn hết sức tích cực về kí ức và ghi nhớ: ta coi trọng việc nghiên cứu lịch sử, ta tán dương những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc quý giá, chúng ta nghĩ rằng những bài học trong quá khứ có thể sẽ có ích vào hiện tại; ta hứa sẽ không quên những người từng quen biết và ta cố gắng tham gia các buổi tâm lý trị liệu để hàn gắn lại những cảm xúc bản nguyên từ thời thơ ấu.

Không thể phủ nhận những điều này, nhưng chúng ta cũng cần phải tôn trọng tư tưởng cho rằng để sống tiếp, ta cũng cần chủ động làm một thứ khác: quên đi. Một số ký ức có nguy cơ hủy diệt tương lai và khả năng tồn tại của chúng ta. Nếu chúng ta giữ mọi việc đã từng xảy ra với mình như những cuốn phim rực rỡ đầy màu sắc, ta sẽ phải chịu đựng quá mức, đi cùng với lo âu và buồn bã, ta sẽ vẫn tiếp tục bị dằn vặt và bị nuốt chửng bởi những điều nuối tiếc: ta sẽ bị đẩy vào tuyệt vọng với mọi điều có ý nghĩa mà ta từng hội ngộ, với những tội lỗi ngu ngu ngốc mà ta đã phạm phải và mọi vẻ đẹp mà ta đã đánh mất. Có một trí nhớ tồi, trong nhiều trường hợp, là một cách để sống sót.

Vào năm 1870s, triết gia người Đức Friedrich Nietzsche đã bàn về chủ đề này trong một tiểu luận tên là On the Use and Abuse of History for Life. Mặc dù Nietzsche chính bản thân ông là một nhà sử học xuất sắc, có hiểu biết về lịch sử chính trị xã hội, ông cũng buộc phải thừa nhận rằng quên đi là một trong những điều thiết yếu để có khả năng chịu đựng, ở cả cấp độ cá nhân và tập thể. Như ông đã viết:

 

Ở một mức độ nào đó, thì mất ngủ, tư duy và những sự kiện lịch sử sẽ làm hỏng và hủy hoại cuộc sống của bất kể người hay cộng đồng hay nền văn hóa nào.

Nietzsche gắn sức sống mãnh liệt và khắc kỉ tự nhiên của động vật về sự thờ ơ với quá khứ của chúng. Nếu một con bò biết mọi chuyện đã từng xảy ra với ông bà cha mẹ nó, thì đời nó sẽ có cảm giác như không thể chịu nổi. Tương tự, ông nói rằng trẻ con có thể trưởng thành như chúng ta bởi vì chúng không phải chịu đựng những ký ức và tiếc nuối dày vò linh hồn của những ai bước qua tuổi 25; gần như chẳng có gì xảy ra với những đứa nhỏ, và vì thế có rất nhiều thứ đều khả thi.

Nietzsche đã tiếp cận một câu hỏi cơ bản: nghĩ về quá khứ thì có ý nghĩa gì? Câu trả lời của ông thật chính xác: chúng ta chỉ nên nhớ những gì mà thực sự giúp ta sống trong hiện tại. Ký ức có giá trị ở mức độ mà nó giúp chúng ta lên kế hoạch và tránh được những lỗi lầm mà ta đã phạm phải, nhưng khi những ý ức đó hoạt động như một chướng ngại vật trên con đường đưa chúng ta tới một cuộc sống tốt hơn, ta nên dành sức cho việc quên đi.

Cách tốt nhất để quên đi không chỉ là thời gian mà chính xác hơn là cả các sự kiện. Nên để chia tách chúng ta khỏi những điều làm ta ám ảnh, ta phải đảm bảo rằng có thể tạo ra nhiều tầng lớp dày các sự kiện giữa ta và những kí ức đó; nói tóm lại, ta cần phải làm mấy thứ.

Đây là một điều đặc biệt chính xác sau một cuộc chia tay không mấy tốt đẹp, khi một số địa điểm, thời gian và hoạt động vẫn còn gắn chặt với quá khứ và liên tục gợi lại một cách đau đớn:

  • Bất cứ khi nào nhìn thấy một tiệm bánh pizza, chúng ta day dứt nhớ lại những kỉ niệm về một ngày Chủ Nhật ấm áp cùng người yêu (nay đã thành cũ) ăn pizza ở đó.

  • Mỗi khi đạp xe đâu đó trên phố ta lại nhớ đến những chuyến đi đầy niềm vui và có chút điên khùng trong những ngày tâm hồn còn rạo rực.

  • Sự êm ái của đệm sofa đâm chúng ta đau bằng cách bắt ta nhớ lại những lúc ta cùng nhau nằm đọc sách trên đó.

Ta bị vây khốn bởi những hàng rào dây thép gai cảm xúc. Trái tim ta cứ vỡ ra rồi lại vỡ ra một lần nữa.

Dù đôi lúc có mong muốn, nhưng ta cũng không thể nào bỏ lại thế giới của mối quan hệ đã kiệt quệ và tự kết thúc nó. Ta không thể đốt những chiếc đệm hay phá bỏ nhà hàng. Để quên đi, ta phải đặt những tầng lớp trải nghiệm mới về những thứ mà ta gắn nó với tình yêu đã mất. Ta nên mang những bạn bè khác tới chỗ ăn pizza, đạp xe cùng người khác- người làm ta đặc biệt ấn tượng hay làm quen với những người mới mà có thể cùng ta ngồi trên chiếc sofa đó. Ta phải đòi lại những chất liệu cuộc sống từ người đã làm ta tan nát trái tim.

Với cam kết để quên đi, ta có thể hồi phục lại hy vọng như của một đứa trẻ và sự dũng cảm như của một con bò núi.

Theo Thebookoflife.com

Tags: