Hội chứng lo lắng thái quá và sự trốn tránh những bình yên
Hội chứng lo lắng thái quá và sự trốn tránh những bình yên
Bạn lo lắng khi có gì đó bất ổn xảy ra, và rồi bạn lo lắng ngay cả khi mọi chuyện quá bình yên.
Có vẻ thật nghịch lý và ngớ ngẩn khi nói rằng ai đó cần kiếm một điều để mà lo lắng khi họ muốn cân bằng lại cuộc sống của chính mình. Sau tất cả, lo lắng chỉ là thứ cảm giác gì đó mà chúng ta thực sự ghét phải trải qua và chỉ nên dính dáng đến khi thực sự cần thiết.

Tuy vậy, đôi khi chúng ta lại cảm thấy lo lắng rõ rệt khi mọi việc xung quanh dần lắng xuống và sự tĩnh lặng dần bao trùm. Và theo một cách nào đó, chúng ta bắt đầu cảm thấy lo lắng về tương lai chính xác khi nào mà trên trời lại chẳng có lấy một gợn mây, tại sao mọi thứ lại trở nên quá êm đềm. Ta thức dậy vào một đêm yên tĩnh nhưng trong lòng lại ngập tràn mỗi nỗi sợ hãi không tên: chộp lấy điện thoại và mong chờ nó sẽ mang đến một thông tin gì đó, xấu tốt gì cũng được; điên cuồng đọc tin tức và hy vọng một cái gì đó xảy ra thoảng mùi lo lắng; lướt thật nhanh qua những email “có vẻ có” vấn đề. Và, như một lẽ thường, ta nhanh chóng dính vào những thứ mang lại cho mình cảm giác lo lắng hơn.

Hành vi của chúng ta có thể dễ dàng được giả lập rồi bỏ qua nhưng thực tế, việc chúng ta cần tìm điều gì đó để lo lắng không chỉ là một sự vui thích nhất thời. Sự cấp thiết của việc lo nghĩ là bằng chứng rằng - đâu đó trong quá khứ chúng ta chưa hoàn toàn hiểu rõ - chúng ta đã phải trải qua một điều gì đó buồn bã và đau đớn. Trước khi trưởng thành, chúng ta phải chịu đựng hàng loạt những sự việc gây bàng hoàng từ sâu thẳm bên trong, khiến chế độ “On” trong sự cảnh giác luôn được bật và hầu như ta chẳng còn có cơ hội để làm cỗ máy ấy và cả bản thân mình dịu yên thêm nữa.

 

Chúng ta bắt đầu cảm thấy lo lắng về tương lai chính xác khi nào mà trên trời lại chẳng có lấy một gợn mây, tại sao mọi thứ lại trở nên quá êm đềm.

 

Nhưng điều tồi tệ là những chấn thương ban đầu lại thường bị lãng quên. Chúng ta thậm chí không nhận thức được rằng các hệ thống báo động bên trong mình đang kêu. Những người lo lắng thái quá luôn lo lắng là vì họ không thể tìm thấy mối liên hệ thực sự của cảm xúc này với những sự việc đã xảy ra trước đây. Sự lo lắng thuộc về thời gian và địa điểm xa xôi nào đó đã được phân phối và chia nhỏ cho hàng trăm sự việc khác nhau cho đến tận bây giờ (từ nơi làm việc cho đến danh tiếng, tiền bạc, công việc, gia đình…) chỉ bởi vì nguồn gốc và khởi nguyên thực sự của mối lo lắng ấy vẫn chưa được biết đến và giải quyết triệt để.

Chúng ta đang sử những vụn vặt của sự lo lắng hằng ngày như một đại diện cho những chấn thương không đáng tin cậy: xấu hổ, sự sỉ nhục, cảm giác bất an, thiếu quan trọng, thiếu an toàn, bỏ bê hoặc lạm dụng. Chúng ta không nên mỉa mai những người lo lắng rằng họ chỉ cần “lo lắng có giải quyết được gì đâu” hay “không lo lắng cũng chả sao đâu mà”, chúng ta cần nhận ra rằng có những điều kinh khủng đến mức họ đã chôn sâu trong vô thức, là thứ đã dẫn con người ta đến một cảm giác sợ hãi liên tục trong suốt sự tồn tại mong manh của họ.

Related image

Nhà phân tâm học Donald Winnicott đã nắm bắt được sức mạnh của sự quên lãng này trong một cụm từ đáng nhớ: "Thảm họa mà chúng ta nghĩ sẽ xảy ra trên thực tế đã xảy ra."

Điều chúng ta - những kẻ lo lắng thừa thãi nên có không phải sự mỉa mai là mà tìm kiếm những người đồng thành thông minh và đắc lực để họ trao cho ta cơ hội yêu thương ta cần, để dám nhìn lại quá khứ - một cái nhìn sâu sắc để cố gắng hành động khác đi. Cảm giác của chúng ta về sự sợ hãi là một triệu chứng của một nỗi buồn cổ xưa, khi mà ta không thể tìm thấy mục tiêu của mình ở đây và bây giờ, và nhiệm vụ thôi thúc liên tục của chúng ta là một dấu hiệu cho thấy chúng ta không tìm thấy bất cứ điều gì trong thế giới bên ngoài để giải đáp cho sự kinh hoàng sâu thẳm bên trong.

Không cần thiết phải nói rằng, đây không phải là trường hợp mà ở đó không có gì để lo lắng cho hiện tại, chỉ đơn giản là những người lo lắng thái quá thường có xu hướng tin rằng có ít những nỗi lo hơn mà thôi. Hơn nữa, những gì cần phải lo lắng có thể được đối mặt với khả năng phục hồi cao hơn so với những người lo lắng thái quá có thể tưởng tượng, vì họ đang hành động với những gì thuộc về bản năng của một đứa trẻ và khả năng sống sót của một đứa trẻ.

Thay vì liên tục kiểm tra điện thoại của mình lúc 4 giờ sáng, những người lo lắng thái quá nên dần dần trao đổi cảm giác sợ hãi của họ cho tương lai, cho một sự thấu hiểu và muộn phiền đầy nhẫn nại với một quá khứ và những vết thương chưa lành, những bí mật chưa được khám phá hết.

Theo The Book of Life.

Tags: