Và khi có sự xung đột trong nhóm, nguyên tắc đầu tiên là bạn không được vào vai ông chủ, "lên mặt dạy đời" mà phải đóng vai người hòa giải. Hay nói cách khác, bạn phải sử dụng các kỹ năng hòa giải của mình chứ không phải sử dụng quyền lực để áp đặt lên những người xung quanh. Bạn có thể nói với đồng nghiệp rằng mặc dù bạn có quyền làm vậy, nhưng bạn hy vọng có thể cùng mọi người hợp tác để tìm ra giải pháp phù hợp.
Giống như chú Cua Kết Quả đã nói: "...tớ cũng từng loay hoay tìm cách sửa đổi những gì chưa hiệu quả, tìm cách nói với mọi người phải làm gì hay phải như thế nào. Nhưng tớ nhận ra là cố sửa đổi quá khứ, cố thay đổi lẫn nhau, dồn tâm trí vào những gì không hiệu quả, hoặc thậm chí cảm thông với ai đó vì sai lầm trong quá khứ của mình - chẳng việc gì trong số đó giúp chúng ta tự do cả. Tất cả chúng ta cần tập cách dồn tâm trí vào mục tiêu chung là thoát khỏi chiếc nồi này. Sẽ rất cần nhiều nỗ lực và rèn luyện, nhưng chúng ta có thể làm được."
Lẩu cua là truyện tranh ngụ ngôn sử dụng nghệ thuật nhân hóa, khiến người đọc dễ dàng liên tưởng từ một đàn cua thảo luận cùng nhau sang nhiều tính cách bướng bỉnh trong một tổ chức đang loay hoay tìm tiếng nói chung để vượt qua khó khăn. Rất nhiều người, trong đó có cả bản thân mình, có thể nhận ra bóng dáng của chính mình trong những chú cua đó.