Hạnh phúc hay đau khổ không phải đích đến: Nó LÀ cách sống
Hạnh phúc hay đau khổ không phải đích đến: Nó LÀ cách sống
Thất vọng là trạng thái độc nhất của con người, mặt trái của khả năng sáng tạo và tưởng tượng của chúng ta. Chỉ có con người “mơ về những thứ không bao giờ tồn tại” và nói “Sao lại không nhỉ?”, như George Bernard Shaw đã từng nói. Khả năng sáng tạo đã giúp chúng ta có những cỗ máy biết bay và cả máy tính cá nhân. Nó cũng mang lại cho chúng ta tỉ lệ tự sát ngày càng tăng trên toàn thế giới, từ Mỹ cho tới Ấn Độ và cả Việt Nam.

Để có thể bất hạnh tới mức chấm dứt cuộc đời mình, một con người đầu tiên phải tưởng tượng ra một trạng thái đạt tới hạnh phúc tuyệt vời, sau đó mất hết hy vọng rằng hạnh phúc đó có thể đạt được. Bởi vì trí tưởng tượng của con người là không giới hạn, nên lúc nào “phía bên kia cũng có bãi cỏ xanh hơn”. Mặc dù chúng ta thường hay shock khi người giàu và người nổi tiếng hay tự sát, nhưng lẽ ra chúng ta không nên cảm thấy như vậy. Cho dù giàu có hay nổi tiếng, hay bất cứ thứ gì mà người ta sở hữu trên đời, đều không thể làm dịu đi ước muốn đạt được một điều gì khác.

John Keats, là một chàng trai 23 tuổi đầy tài năng khi anh tuyên bố rằng mình “đã phải lòng với cái chết”. Suy ngẫm về sự ngọt ngào của một bài hát chưa từng được cất lời, anh đã ghi ra vài dòng về sự thất vọng trong lý trí con người.

Sự mệt mỏi, cơn sốt và băn khoăn

Ở đây, nơi con người ngồi và nghe thấy tiếng rên rỉ của những người khác;

Nơi mà tay run, buồn bã và tóc muối tiêu,

Nơi tuổi trẻ lớn lên nhợt nhạt, những bóng ma mờ, và chết;

Nơi mà để suy nghĩ là đầy phiền muộn

Và những cặp mắt chất chứa nỗi buồn. . . 

Một lí do rất thuyết phục là xã hội hiện đại bây giờ rất kém trong việc chuẩn bị cho những con người của thế kỉ 21 trước những thất bại không thể tránh khỏi và dòng chảy của sự bất hạnh. Trên thực tế, nhà trị liệu tâm lý và triết gia James Davies đã chứng minh cho điều này bằng một cuốn sách nghiên cứu có tên “Tầm quan trọng của việc chịu đựng”, và cuốn sách best-seller kế tiếp đó: “Đổ vỡ: Tại sao Tâm thần học lợi bất cấp hại.”

Tác giả James Davies nêu ra luận điểm rằng chúng ta đã tạo ra một nền văn hóa luôn cho rằng hạnh phúc là trạng thái khỏe mạnh bình thường của loài người. Những sai lệch trong con đường đi tới hạnh phúc - buồn bã, lo âu, thất vọng - được coi là bệnh tật và phải tìm cách chữa trị. Niềm tin văn hóa độc hại này khiến mọi người tin rằng việc phải chịu đựng là một thứ gây hại cần được loại bỏ càng nhanh càng tốt và niềm tin này đang ngày càng lớn mạnh hơn. Nhưng thực ra việc tiếp cận các cảm xúc không dễ chịu có thể được côi như một trải nghiệm hiệu quả mà chúng ta có thể cảm nhận và học hỏi từ đó.”

Tôi sẽ không đi  xa như Davies bàn về thuốc tâm thần; trầm cảm lâm sàng và lo lắng là những căn bệnh nghiêm trọng đã trở nên dễ quản lý hơn với sự trợ giúp của thuốc được kê theo đơn của bác sĩ. Nhưng một điều không thể nghi ngờ  là những hợp chất hóa học này sẽ không làm cho thế giới trở nên hạnh phúc hơn. Mặc dù sử dụng rộng rãi các loại thuốc trầm cảm, chúng ta đang thấy một đại dịch lạm dụng ma túy và tỷ lệ tự sát ngày càng tăng.

Trong lịch sử, nhiều nền văn minh đã tôn vinh giá trị của sức chịu đựng khi phải đối mặt với đau khổ và những hiểu biết đến từ nghịch cảnh. Đó là nền tảng mà Robert F. Kenedy, em trai của tổng thống John Kenedy dựa vào khi ông phải công bố tin Martin Luther King đã bị ám sát bởi một người phân biệt chủng tộc cách đây 50 năm:

"Nhà thơ yêu thích của tôi là Aeschylus (một nhà soạn kịch nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại). Ông viết: Trong giấc ngủ của chúng ta, nỗi đau không thể quên rơi từng giọt xuống trái tim ta, trong sự tuyệt vọng của ta, đi ngược với ý chí của ta, cho tới khi sự hiểu biết và thông thái tới qua ơn huệ khủng khiếp của chúa Trời."

Ngày nay rất ít nhà lãnh đạo nói về sự đau khổ như một điều tích cực. Thật khó có thể tưởng tượng khi Abraham Lincoln viết cho một sinh viên trường sĩ quan đang tuyệt vọng: “Người mẹ hiền của cậu nói với tôi rằng cậu đang cảm thấy rất tệ với hoàn cảnh hiện tại. Hãy cho phép tôi đảm bảo với cậu rằng cậu chắc chắn sẽ sớm cảm thấy tốt hơn, hạnh phúc hơn, chỉ khi cậu kiên định với quyết tâm mà cậu đã chọn.”

Lincoln có thể viết ra những dòng đầy chắc chắn như thế bởi vì trong quá khứ ông cũng ở trong vực thẳm. Người bạn thân của ông Joshua Fry Speed đã thấy nỗi tuyệt vọng của Lincoln trẻ tuổi kinh khủng tới nỗi ông phải bỏ hết những vật sắc nhọn ra khỏi phòng của người tổng thống tương lai. Với Lincoln, chúng ta có thể nhìn thấy một người đàn ông bị trầm cảm tấn công một cách đau đớn, để thử thách tận linh hồn người ấy; những lúc vật lộn làm việc cực nhọc để có thể sống sót đã giúp ông phát triển những kĩ năng và khả năng quan trọng, và cá tính mạnh mẽ của ông được tạo tác từ những cơn trầm cảm… tất cả được đúc lại qua nhiều thập khỉ chịu đựng đau khổ.”

Nếu bạn hay người mà bạn yêu thương cảm thấy muốn tự sát, xin hãy tìm kiếm sự giúp đỡ, hãy nói cho họ về tầm quan trọng của việc chịu đựng sự đau khổ. Tự sát không phải một lựa chọn.  Ước tính 80% những người muốn tự tử nếu được điều trị, chăm sóc đúng cách sẽ vượt qua được sự tuyệt vọng của bản thân. Tuy nhiên, “những dấu hiệu của việc muốn tự tử không phải lúc nào cũng rõ ràng…”. Vì vậy, hãy trò chuyện (ask), quan tâm (care) và chăm sóc (treat) với bạn bè, người thân của bạn nếu phát hiện họ có ý định tìm đến cái chết. 

Theo Washington Post
Trạm Đọc.

Tags: