Thường thì khi người ta yêu lâu tình cảm cũng phai nhạt dần, nhưng những thứ ràng buộc với nhau cứ ngày một nhiều hơn. Liệu yêu lâu làm tăng hay giảm sự lãng mạn trong tình yêu? Tất cả đều tùy thuộc vào cách mà chúng ta định nghĩa tình yêu.
Khi yêu lâu không là yêu sâu
Cảm xúc thường xảy ra khi chúng ta nhận thấy những thay đổi tích cực hoặc tiêu cực đáng kể trong chính chúng ta - hoặc trong những người có liên quan tới mình. Qua quan điểm của thuyết tiến hóa, bạn sẽ có lợi hơn nếu tập trung vào những thay đổi thay vì những kích thích ổn định. Thay đổi biểu thị rằng tình trạng của chúng ta là bất ổn và biết được điều này là một thứ quan trọng sống còn. Khi chúng ta đã quen với những thay đổi, các hoạt động tinh thần sẽ giảm xuống bởi vì chúng ta không cần phải tốn thời gian và năng lượng cho những thứ mà ta đã thích nghi được.
Những cảm xúc dữ dội đi liền với sự bất ổn, cường độ mạnh và sự mất cân bằng. Những cảm xúc này gần như chỉ là trải nghiệm nhất thời bởi vì một hệ thống không thể thiếu ổn định trong một thời gian dài mà vẫn có thể hoạt động bình thường; nó có thể vỡ tung ra nếu cường độ cảm xúc cứ liên tục gia tăng. Hơn nữa, sự thay đổi không thể kéo dài trong một khoảng thời gian dài. Sau một khoảng thời gian, chúng ta sẽ coi thay đổi là một điều bình thường và nó sẽ không kích thích chúng ta nữa. Khoảng thời gian tồn tại của một cảm xúc dữ dội là một điều vẫn đang được tranh cãi. Tùy thuộc vào loại cảm xúc và hoàn cảnh, nó có thể kéo dài từ vài giây cho tới vài giờ hay thậm chí lâu hơn.
Nếu cảm xúc dữ dội thường ngắn, thì yêu lâu có nghĩa là yêu ít hơn— tình yêu cứ phai nhạt dần theo thời gian, khiến cảm xúc khao khát đam mê trở thành một thứ trải nghiệm gắn bó giữa hai người.
Mặc cho khoảng thời gian ngắn ngủi của những cảm xúc yêu đương mãnh liệt, chúng ta có thể những cảm xúc yêu lâu thành hai nhóm chính—cảm xúc kéo dài và cảm xúc bền bỉ.
Cảm xúc kéo dài (hoặc các giai đoạn cảm xúc) liên quan tới những trải nghiệm lặp đi lặp lại liên tiếp—ví dụ như hàng giờ đồng hồ tức giận hay cảm giác muốn làm tình suốt cả đêm. Nếu cảm xúc kéo dài là một thứ lặp đi lặp lại những cảm giác mà ta đã trải qua, thì sự kéo dài về thời gian chỉ khiến chúng ta nhanh chán hơn. Và ở đây yêu lâu có nghĩa là yêu ít đi.
Cảm xúc kéo dài không giải quyết được mâu thuẫn giữa yêu lâu và yêu sâu, bởi vì chẳng có thành phần nào trong những thứ cảm xúc này có thể khiến tình yêu dài hơn trở nên có ý nghĩa và sâu đậm.
Khi yêu lâu là yêu sâu
Cảm xúc bền bỉ liên quan tới một quá trình phát triển bao gồm cả một số thành tựu trong một mối quan hệ. Một tình yêu lãng mạn dàilâu giữa hai người là một ví dụ như thế. Quá trình phát triển biến những cảm xúc lặp đi lặp lại từ lần đầu tiên mà đang mất dần hiệu quả trở thành một thứ kết nối lãng mạn và sâu đậm.
Một điểm khác biệt lớn giữa cảm xúc mạnh mẽ và cảm xúc bền bỉ là những cảm xúc mạnh mẽ nhưng không kéo dài thường được tạo ra bởi những thay đổi bên ngoài, trong khi những cảm xúc bền bỉ thường được tạo ra bởi những phát triển bên trong mang nhiều ý nghĩa. Sự phát triển này đòi hỏi thời giàn và một khi đã được định hình thình nó sẽ mang tính tích cực. Quá trình phát triển này rất sâu và có một mặt “khách quan”, và nó sẽ tùy vào tính chất và hoàn cảnh riêng.
Sau đó chúng ta có thể phân biệt giữa mức độ của lãng mạn: thành phần chủ yếu của các cảm xúc yêu đương mãnh liệt và sự sâu sắc của lãng mạn: liên quan đến tình yêu bền bỉ. Mức độ lãng mạn là một lát cắt của đỉnh cao cảm xúc tại một thời điểm nhất định: nó liên quan đến các cung bậc của khát khao, thường là những khao khát về tình dục.
Sự sâu sắc trong lãng mạn đã vượt qua những cảm xúc mãnh liệt và trong nó bao gồm cả yếu tố thời gian. Những cảm xúc lãng mạn là yếu tố chính cho sức khỏe của tình yêu, nó có ảnh hưởng dài lâu tới cuộc sống chúng ta và còn có thể định hình nhân cách. Các hoạt động bên ngoài chỉ ảnh hưởng đến phần bề mặt cuộc sống chúng ta—chúng bị hạn chế về mặt phạm vi và tác động của chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của chúng ta nếu chúng ta thực hiện nó quá mức.
Thay đổi bên ngoài rất quan trọng trong việc tạo ra các cảm xúc mạnh mẽ. Trong khi đó tình yêu bền bỉ, sự quen thuộc và ổn định mới mang lại nhiều tác dụng hơn. Những điều mới mẻ có ích trong việc ngăn chặn sự nhàm chán, những điều lãng mạn quen thuộc mới thực sự vun đắp mối quan hệ của chúng ta.
Sự thay đổi bên ngoài đằng sau tình yêu mãnh liệt là một sự kiện đơn giản, một sự kiện đơn giản tạo ra một cảm xúc mãnh liệt. Thay đổi như vậy có tác động ngắn vì chúng ta nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi. Sự phát triển của tình yêu sâu sắc là liên tục. Đó là kết quả của quá trình phát triển liên tục của cả hai người và được thể hiện trong một tình yêu lâu dài. Bởi vì những người yêu và mối quan hệ của họ liên tục phát triển, vấn đề tác động tiêu cực do sự nhàm chán không nảy sinh.
Tầm quan trọng của tình yêu sâu đậm lâu dài là một bằng chứng quan trọng cho hạnh phúc vào tuổi già và lợi ích về sức khỏe và một cuộc sống hôn nhân viên mãn, bao gồm việc dành thời gian cho nhau đủ nhiều. Trong bài giảng TED của mình, Robert Waldinger đã kết luận rằng: “Những người thỏa mãn trong các mối quan hệ của mình ở tuổi 50 là những người khỏe mạnh nhất ở tuổi 80. Và một mối quan hệ tốt làm chúng ta bớt lung lay ở tuổi già.”
Nếu tình yêu lãng mạn đã tiến đến trạng thái mà những cảm xúc yêu đương dài lâu được định hình bởi quá trình phát triển tích cực, thì yêu lâu có nghĩa là yêu sâu.
Và chúng ta biết rằng yêu lâu là điều kiện cần nhưng không phải là đủ để tạo ra tình yêu sâu sắc. Dĩ nhiên có nhiều trường hợp là do thời gian chỉ làm phai nhạt chứ không làm sâu sắc thêm tình yêu.
Theo Psychologytoday
Minh họa: Brian Rea