IELTS Writing Task 2: Bí ý tưởng phải làm sao?
IELTS Writing Task 2: Bí ý tưởng phải làm sao?
IELTS Writing là kỹ năng “khó nhằn”, khó để bật band nhanh với hầu hết người học. Đặc biệt, với IELTS Writing Task 2, thí sinh sẽ càng dễ “lạc lối” hơn nếu không có phương pháp học phù hợp vì độ đa dạng và không giới hạn của đề. Vậy làm thế nào nếu bạn gặp phải một đề lạ và không nghĩ ra ý tưởng nào để triển khai?
Sách IELTS Writing Navigator Dò Trúng Lỗi, Sửa Đúng Lỗi = 7.0 IELTS Writing Task 2 (Trương Hải Hà 9.0 IELTS)
(9 lượt)

#Thursday_with_Gamma tuần này sẽ chia sẻ những chiến thuật vô cùng hữu ích từ cuốn sách IELTS Writing Navigator của tác giả Trương Hải Hà - một trong những người đạt 9.0 đầu tiên tại Việt Nam, giúp bạn gỡ rối trong phòng thi nếu gặp phải “kiếp nạn” bí ý tưởng này!

—---------

Khi gặp phải một đề lạ và không biết nên triển khai ý như thế nào, bạn dễ mắc phải các tình trạng như sau:

  • Suy nghĩ quá lâu không biết viết gì, khi đặt bút viết thì không đủ thời gian để hoàn thành bài.
  • Viết lan man, không đúng trọng tâm vì không biết phải phân tích như thế nào

Các trường hợp này sẽ khiến bài viết của bạn bị trừ điểm vì không hoàn thành yêu cầu của đề (Task Response). Điểm thi Writing cũng vì thế mà bị tụt dốc.

Tuy nhiên, trong cuốn sách IELTS Writing Navigator, tác giả Trương Hải Hà cho rằng thí sinh vẫn có thể hoàn thành tốt bài thi của mình kể cả khi gặp phải một đề lạ, bởi “IELTS không phải là bài kiểm tra kiến thức chuyên môn mà chỉ kiểm tra năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh của bạn”.

Bạn vẫn có thể sử dụng chính kiến thức nền tảng của mình để hoàn thành một bài luận trọn vẹn, miễn là bài viết đó trả lời đúng tất cả yêu cầu của đề bài.

Dưới đây là chiến thuật mà tác giả Trương Hải Hà đã đưa ra để giúp các bạn có thể hoàn thành bài luận IELTS Task 2 của mình khi gặp phải một đề lạ.

Bước 1: Cố gắng nghĩ ra một số ví dụ cụ thể và gần gũi cho những khái niệm trừu tượng xuất hiện trong đề. Điều này sẽ giúp bạn hình dung rõ ràng hơn suy nghĩ của mình, nhờ vậy mà không bị mơ hồ mông lung khi viết.

Bước 2: Cố gắng khái quát hóa các ví dụ cụ thể đó lên một tầm vĩ mô hơn và đặt chúng và hệ quy chiếu phù hợp, chẳng hạn như:

Khi compartmentalize (phân chia thành cụm từ) ý tưởng của mình theo cách đó, bạn sẽ thấy được bức tranh lớn hơn, dễ gom ý thành đoạn và dễ đi tới kết luận của bản thân hơn. 

Chúng ta có thể áp dụng các bước trên vào một ví dụ cụ thể như sau:

  • Ví dụ cụ thể: my aims in life: pass university entrance exam, land a dream job - long hours of studying and preparing needed, not luck.
  • Khái quát hóa: academic and professional accomplishments - diligence and dedication required. Luck not a contributing factor.

Bằng cách tìm ví dụ cụ thể và khái quát hóa lên như vậy, bạn sẽ dễ dàng triển khai ý, bám sát với yêu cầu của đề hơn để tránh bị trừ điểm với tiêu chí Task Response.

—----

IELTS Writing Navigatorcuốn sách với hướng tiếp cận hoàn toàn mới, đi từ Bảng tiêu chí chấm IELTS Writing Task 2 giúp người học nhận định và tránh các lỗi sai, hướng tới một bài luận "sạch lỗi". Sách được viết bởi tác giả Trương Hải Hà - một trong những người Việt Nam đạt 9.0 IELTS overall đầu tiên. 

GAMMA đem tới các sản phẩm học ngôn ngữ hữu ích và có chất lượng, với các dòng sản phẩm chính gồm: Gamma Test-prep, Gamma Junior (sách tiếng Anh cho học sinh phổ thông). Gamma Gen (sách từ vựng - ngữ pháp, tiếng Anh công sở)...

 

Tags: