Con có thể ngồi xuống được không, cha có chuyện muốn nói với con
Con có thể ngồi xuống được không, cha có chuyện muốn nói với con
Trước khi nhận được cuộc điện thoại định mệnh đó, tôi đang tận hưởng một buổi sáng chủ nhật tại nhà ở Los Angles (Mỹ). Tôi ngồi tại bàn ăn cùng với đứa con trai út bé bỏng Felix. Cậu bé đòi ra khỏi giường khi trời vừa mới bình minh.
Trong lúc đổ mật ong ra bát, chúng tôi bật loa ngoài để gọi điện thoại đến một vài người thân. Cuộc gọi đầu tiên là tới gia đình ở Bờ Đông nước Mỹ. Tôi chờ chị gái Faith và cháu gái của tôi nhấc máy nhưng vào buổi sáng hôm đó, chị ấy lại không trả lời. Chúng tôi tiếp tục gọi cho bà ở Chicago nhưng bà cũng ra ngoài. Vì vậy, chúng tôi đã gọi cho ông.


Bố tôi cũng sống ở Chicago, quê nhà của chúng tôi và ôm nỗi sầu muộn dai dẳng khi sống giữa những người Do Thái cùng thế hệ. Ông là người sẽ giơ hai bàn tay lên bầu trời giống như Tevye và kêu gào “Tại sao lại là tôi?!” khi trời lớt phớt mưa nhẹ. Tôi nhớ, khi chị Faith và tôi còn nhỏ, bố tôi luôn tỏ ra chán nản. Tôi không thể quên những giờ làm việc dài của ông, về nhà với giọng điệu gắt gỏng. Các bức rèm được kéo xuống, không ai dám đánh thức ông dậy. Tôi nghĩ nếu tôi đánh thức bố dậy, thứ tôi nhận được không chỉ là một cơn cuồng nộ mà còn là một màn nước mắt của bản thân. Một trong những điều ám ảnh nhất đối với tôi có lẽ là nỗi buồn khi phải sống lẩn khuất đâu đó cạnh ông. Sau khi chị Faith và tôi rời khỏi gia đình, bố và mẹ tôi đã ly hôn. Mẹ để bố ra đi và chúng tôi cũng dễ dàng nhìn bố ra đi bởi vì đây là điều chúng tôi luôn muốn.

Qua nhiều năm, bố và tôi đã tìm ra cách thức nói chuyện với nhau. Chính vào thời điểm đó, Felix và tôi đang ngồi cùng nhau. Tôi bật loa ngoài của điện thoại giống như mọi khi. Con trai Felix của tôi thường hay ăn ngũ cốc và bố tôi thì hay trả lời rằng, “Chào Jilly”. Chúng tôi nói chuyện với nhau trong vài phút và sau đó tôi hỏi về ngày cuối tuần của bố ra sao. Bố tôi nói, ông đã đến dự một bữa tiệc và tôi hỏi rằng: “Ai là chủ bữa tiệc đó ạ?”. “Con có thực sự muốn biết không?”, bố hỏi tôi và tôi đáp lại đầy hào hứng: “Đương nhiên là con muốn biết rồi thưa bố”. Ông nói: “Có thật không Jilly? Vậy con có thể ngồi xuống được không?”.

Tôi nhận ra rằng nếu tôi cần phải ngồi xuống thì tôi nên tắt loa ngoài và nếu làm như vậy, con trai Felix của tôi sẽ không nghe thấy cuộc nói chuyện giữa tôi và bố. Cả bố mẹ tôi vô tình biết được cái chết thương tâm của một ai đó trong một vụ bắt cóc ở địa phương trên bản tin thời sự. Tôi đã nhấc ngay điện thoại ra khỏi bản và đưa lên sát tai mình.

Bố tôi nói: “Jilly, bố đang định nói với con. Bố là người… chuyển giới”.

Giọng ông rất nhỏ nhẹ còn tôi như nín thở.

“Vâng, bố, con yêu bố. Bố có thể giữ máy trong vài giây được không ạ?”

Tôi dẫn Felix ra phòng khách, bật TV, chuyển đến chương trình “Dinosaur Train” và trở lại phòng bếp. Bố tôi bắt đầu kể với tôi về một nhóm có tên gọi là Chi Chapter. Một phần cuộc đời ông đã gắn bó với nhóm này. Thỉnh thoảng, nhóm này thường tổ chức các hội thảo. Tôi đã tra cứu trên Google tổ chức này trong lúc bố và tôi đang nói chuyện và nghĩ rằng, internet có thể giúp tôi hiểu ra vấn đề. Tôi vào một trang web với hình vẽ gây ấn tượng mạnh mẽ “Victor/Victoria” cùng lời miêu tả về những con thuyền lênh đênh cả năm trời mang tên FantaSea. Bố tôi đã kể với tôi về Hyatt ở các vùng ngoại ô Chicago. Đó là nơi nhiều cô gái đến nhận phòng, lựa chọn cho mình các trang phục nữ, thay đồ và sau đó đến nhà hàng chuyên bán món salad Caesar và Chardonnay.

Tất cả bọn họ đều âm thầm làm điều này mà không ai hay biết. Hầu hết những người đó đều đã kết hôn. Bố tôi kể với giọng đầy hào hứng trong lúc tôi đang nghe máy, liên tục tìm kiếm, đọc thông tin trên mạng. Ông kể tiếp rằng, một người phụ nữ tuyệt vời ở Nordstrom đã giúp ông chọn quần áo trong nhiều năm (Nordstrom ư? Liệu tôi có nhớ rằng ông từng đến Nordstrom không?)

Buổi sáng hôm đó, tôi nghĩ bố tôi đang kể với tôi về một sở thích kỳ quặc của ông nhưng bây giờ tôi mới biết rằng ông đang giới thiệu với tôi về một người phụ nữ đã sống trong nhà chúng tôi suốt quãng thời gian tôi còn thơ bé. 

Tôi thực sự cảm thấy bối rối, tôi hiểu mình đang lắng nghe và chỉ biết thốt lên những lời trấn an: “Con hy vọng bố hiểu rằng con sẽ mãi yêu bố một cách vô điều kiện”.

Tôi hít thở thật sâu. “Bố còn có điều gì muốn kể với con không ạ?”, tôi hỏi.

“Carrie”, bố tôi nói. “Carrie London”.

“Tại sao cái tên cuối cùng nghe mới thế ạ?”, tôi hỏi lại.

“Carrie London bởi vì, con biết đấy, bố là người Anh”.

“Đương nhiên rồi”, tôi nói.

“Vậy mẹ và chị Faith thì sao ạ? Mẹ và chị có biết biết không ạ?”

“Không. Và làm ơn đừng kể với họ. Hãy để bố làm việc đó”.

Tôi đã nhắn tin ngay cho chị Faith rằng: “Chị hãy gọi bố ngay đi ạ”.

Khi cuộc gọi kết thúc, tôi chạy lên tầng. Chồng tôi, Bruce đang ngủ say. Tôi chạy đến bên anh, lay anh thức dậy.

“Bố em… bố em… Thôi được rồi, bố em chỉ vừa nói rằng, ông khoẻ và em nghĩ ý ông là thỉnh thoảng ông hay mặc quần áo nữ”.

“Đợi đã, cái gì cơ?”

Tôi đáp lại sự ngỡ ngàng của chồng rằng: “Ông là người chuyển giới. Ý em là bố nằm trong nhóm những người có giới tính thứ 3”.

“Mẹ có biết không em?” anh Bruce hỏi lại tôi.

“Mẹ không biết anh à”.

“Chị Faith có biết không?”

“Chị ấy đang gọi cho bố.”

“Ôi Chúa ơi”.

Cuối cùng thì anh Bruce cũng ra khỏi giường. Anh quàng tay ôm lấy tôi như cố gắng trấn tĩnh, an ủi tôi. Chuyện gì vừa xảy ra vậy? Tôi cố gắng hiểu xem phải làm gì lúc đó. Tôi phải gọi cho ai? Liệu chị Faith đã biết sự thật này chưa? Còn mẹ thì sao?

“Chính vì vậy tôi nghĩ mình xuống tầng và cố tỏ ra bình thường nhất có thể chăng?” Có lẽ đó là điều tôi nên làm, phải tận hưởng ngày chủ nhật của chúng tôi? Liệu đó có phải là thứ bố mẹ đã cố gắng che giấu chúng tôi?

“Đương nhiên rồi. Em hãy bình tĩnh”, anh Bruce nói.

Tôi xuống cầu thang và tìm chị Felix. Tôi gửi tin nhắn cho chuyên gia trị liệu của mình: Ông có thể nói chuyện sau với tôi được không thưa ông? Cuối cùng khi Bruce xuống cầu thang, anh không nói bất kỳ lời nào, chỉ hành động một cách tự nhiên và nói về việc liệu chúng tôi có đến chợ của người nông dân hay không. Chúng tôi đã cùng nhau trò chuyện.

Vào một ngày, hai tháng sau đó, chị Faith đã gửi cho tôi một tin nhắn.

“Được rồi, cuối cùng, chị cũng đã có một hình ảnh về bà”.

“Về ai cơ?”

“Về bố”.

“Ồ”.

“Em có muốn biết không?”

“Vâng, tốt thôi. Vậy chị gửi đi ạ”.

Tôi đợi bức ảnh hiện lên trên điện thoại. Đó là một người phụ nữ xinh đẹp, có nhiều nét giống khuôn mặt bố tôi. Bà ấy đang đội một bộ tóc giả, đeo đồ trang sức lấp lánh và diện một chiếc áo sơ mi kẻ. Một đĩa thức ăn được bày ra trước mặt cô Carrie. Dường như cô ấy có một bữa tiệc rất ngon. Tôi tiếp tục phóng to tấm ảnh đó để có thể nhìn thấy cô ấy rõ hơn.

Người này là ai? Cô ấy có quan hệ với chúng tôi. Đó có thể là một trong những người cô của tôi. Cô ấy đang nở nụ cười rạng rỡ trên môi. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy bố mẹ mình cười vui vẻ như vậy.

Tôi đã nhắn tin cho chị Faith.

“Liệu có phải lúc nào cô ấy cũng mặc như thế này không? Liệu đây có phải là bộ tóc giả không? Cô ấy chỉ hoá trang thôi hay đây chính là con người thực sự của cô ấy?”

“Cô ấy có một vài bộ tóc giả khác nhau. Cô ấy đang thử đặt mình vào những tính cách khác nhau. Điều này giống như giai đoạn bạn đang học cấp ba ấy.

Tôi tự hỏi tôi sẽ nhớ điều gì trong phiên bản cũ của bố tôi. Ấn tượng lớn nhất có lẽ là bộ râu nhưng chính xác là điều gì? Khi tôi kể với bạn Nicole của tôi về bố mình, cô ấy nói rằng: “Ồ, cô ấy có lẽ cảm thấy khá nhẹ nhõm khi cởi bỏ trên mình bộ comple cũ”. Nhưng bộ comple bố tôi từng mặc đã nằm ở đâu? Liệu nó có nằm trên chỗ nào đó ở sàn nhà hay không. 

Không lâu sau đó, tôi nhận được tin cô Carrie, cô Ruth cũng sắp qua đời. Mẹ tôi đã lên kế hoạch phẫu thuật thay mông và cần chúng tôi hỗ trợ. Tôi quyết định đến Chicago để chào tạm biệt cô Ruth, ở đó khi mẹ tôi làm phẫu thuật và cuối cùng là gặp cô Carrie.

Cô Ruth đang ở độ tuổi khoảng 80. Khi tôi đến căn hộ của cô, người giúp việc của cô đã ra mở cửa. Cô ấy là một người dễ chịu. Không khí trong nhà thật ấm cúng và yên tĩnh. Tôi ngồi bên giường cô Ruth. Cô uống vài ngụm nước. Tôi kể với cô ấy rằng, tôi đã rất nhớ cô ấy và thực sự cảm thấy ngỡ ngàng vì thần sắc của cô rất tốt. Con trai cô ấy David, người em họ của tôi cũng tới đó. Nhưng trước khi cô ấy rời đi, dường như cô ấy muốn nhắn nhủ điều gì đó với tôi. Liệu tôi có nên kể hết những ý nghĩ của mình về bức thư cô ấy gửi cho bố tôi hay không 

“Nội dung bức thư là gì vậy ạ?” Tôi hỏi.

“Tôi không muốn ông ấy mặc quần áo nữ giới khi đến lễ tang của tôi”, cô ấy nói.

“Dạ hoá ra là vậy ạ”, tôi đáp lại.

Người em họ tôi, David đã tới. Cô ấy kể với David về những điều cô ấy muốn nói trong bức thư và cậu ấy đã đồng ý chắp bút cho những suy nghĩ của cô. “Khi lá thư được viết xong, có lẽ cháu có thể đưa nó cho bố cháu chứ ạ?”, tôi hỏi cô. Cũng giống như mẹ tôi, cô ấy hiểu giới tính của bố tôi. Cô ấy không muốn biến tang lễ của mình trở thành một ngày hội hoá trang dù đương nhiên, khi đó, cô không còn sống để chứng kiến cảnh tượng đó.

Tôi không chắc liệu mình có trao cho bố tấm thiệp đó không. Nhưng David nói, cậu ấy sẽ làm thế.

Sau đó, tôi trở lại khách sạn. Tôi tự nhủ chỉ có một cách để thoát khỏi những chuyện này là tập trung vào công việc. Tôi bật máy tính và bắt đầu viết kịch bản. Đây sẽ là một bộ phim truyền hình nhiều tập về chủ đề “Chuyển giới”. Mọi ý tưởng đến với tôi thật dễ dàng.

Vào đêm tiếp theo, tại nhà mẹ tôi, trong lúc bà đang nghỉ ngơi ở bệnh viên, lần đầu tiên, chị Faith và tôi đã ăn tối cùng cô Carrie. Mỗi giây phút trôi qua dường như nhẹ nhàng hơn khi chúng tôi cùng nhau thưởng thức món thịt nướng.

“Cô ấy đã đến”, chị Faith nói và ra ngoài mở cửa. Cô Carrie có giọng nói rất nhẹ nhàng. Chúng tôi luôn muốn nghe thấy giọng nói của cô.

Chị Faith thật hài hước. Chị giơ điện thoại lên, giả bộ như chúng tôi đang ở giữa một buổi trình diễn thời trang, mời gọi cô Carrie hãy xoay vài vòng cùng chúng tôi và bông đùa, gọi cô là siêu mẫu.

Sau bữa tối vui vẻ, tôi đề nghị lái xe đưa cô Carrie về nhà. Trên đường đi, chúng tôi trò chuyện với nhau không nhiều nhưng từng đó cũng đủ để tôi không thể quên được mùi hương nước hoa lạ lẫm của cô.

Ngay sau khi cô ấy xuống xe, tôi bắt đầu khóc.

Vài ngày sau đó, cô Ruth đã vĩnh viễn từ biệt thế giới này. Chị Faith, cô Carrie và tôi đã đến dự tang lễ của cô. David thú nhận với tôi rằng, cậu ta chưa bao giờ gửi tấm thiệp đó. Nhưng bằng cách nào đó, cô Carrie dường như vẫn biết. Cô ấy ăn vận trang phục nam giới nhưng lại sơn móng tay màu be hồng, đi đôi giày lười dành cho phái nữ và cầm theo một chiếc ví nhỏ. Và đương nhiên, không ai chú ý đến điều này.

Theo The New Yorker

Jenny

Tags: