Chuyện sử còn bỏ ngỏ: Nhà thám hiểm Marco Polo đã bị Hốt Tất Liệt giam cầm hay được trọng dụng tại Đế quốc Mông Cổ?
Chuyện sử còn bỏ ngỏ: Nhà thám hiểm Marco Polo đã bị Hốt Tất Liệt giam cầm hay được trọng dụng tại Đế quốc Mông Cổ?
Marco Polo: Từ Venice đến Thượng Đô chứa đựng một lượng tri thức khổng lồ về miền đất Mông Cổ, và đặc biệt là Đại Hãn Hốt Tất Liệt. Nhưng điểm cuốn hút của cuốn sách không phải là những thông tin chi tiết của cuộc du hành, mà là những phân tích về mâu thuẫn tâm lý đối với nhân vật Marco của Bergreen. Mâu thuẫn đó chính là: ở lại phụng sự Đại Hãn đến cuối đời hay phải rời khỏi Đế quốc Mông Cổ càng sớm càng tốt?
Marco Polo - Từ Venice tới Thượng Đô
(14 lượt)

Chàng trai 17 tuổi, Marco Polo đã bắt đầu chuyến hành trình về châu Á cùng cha và chú của mình. Quyết định dấn thân của nhà Polo bất chấp trở ngại, đồng nghĩa với việc họ đang lao vào một cuộc hành trình mà nhiều người trong cộng đồng Ki-tô giáo cho là con đường dẫn tới sự hủy diệt  và chết chóc. Về mặt lý trí, dường như đây là một hành trình bất khả thi, việc thành công vượt qua thử thách không khác gì phép màu

Trở lại với độc giả sau cuốn sách “Columbus - Bốn chuyến hải hành”, tác giả Laurence Bergreen tiếp tục gây ấn tượng với cuốn sách “Marco Polo - Từ Venice đến Thượng Đô”. 

Cuốn sách Marco Polo: Từ Venice đến Thượng Đô đã được phát hành tại Việt Nam

 Cuốn sách cũng chứa đựng một lượng tri thức khổng lồ về miền đất Mông Cổ, và đặc biệt là Đại Hãn Hốt Tất Liệt. Nhưng điểm cuốn hút của cuốn sách không phải là những thông tin chi tiết của cuộc du hành, mà là những phân tích về mâu thuẫn tâm lý đối với nhân vật Marco của Bergreen. Mâu thuẫn đó chính là: ở lại phụng sự Đại Hãn đến cuối đời hay phải rời khỏi Đế quốc Mông Cổ càng sớm càng tốt? 

Nghe có vẻ giống như những nhân vật trong các tiểu thuyết văn học lãng mạn. Nhưng cách khai thác mâu thuẫn này để phát triển cuốn sách của Bergreen khiến cuốn sách thú vị hơn rất nhiều. 

GIAM CẦM TRONG AN TOÀN

Cuộc hành trình của Marco Polo là cả một cuộc đời, và là một trong những câu chuyện cuốn hút nhất từng được kể lại. Những ghi chép của ông, đặc biệt là những ghi chép về Đại Hãn Hốt Tất Liệt, có thể coi như một nghiên cứu về cách thức tốt nhất để cai trị một đế quốc, và nó tương đương một công trình phân tích về thuật quản trị nhà nước khác của nước Ý thời Trung Cổ. 

Đại Hãn Hốt Tất Liệt và Đế quốc Mông Cổ là sự ưu tiên trong những ghi chép của Marco. Rất nhiều lần trong cuốn sách, tác giả Bergreen đã phân tích về sự ngưỡng mộ của Marco dành cho Hốt Tất Liệt.

“Marco đánh giá Đại Hãn Hốt Tất Liệt là một bậc thầy của nghệ thuật quân sự, một bạo chúa và một hiền triết. Đối với Marco, Đại Hãn là một con người bằng xương bằng thịt, nhưng cũng là một nhân vật vĩ đại sánh ngang Alexander Đại đế, một nhà cai trị có khả năng thay đổi thế giới và thay đổi chính lịch sử. Đại Hãn là vị hoàng đế đầy quyền lực, một nhà lãnh đạo quân sự thiên tài, một con người đầy dục vọng và một đấng tinh thần.” 

Nếu trải qua những khó khăn, nguy hiểm và nhiều năm tháng dằng dặc trong chuyến du hành đến châu Á trên Con đường Tơ lụa, và được an toàn nhờ sự bảo bọc của Đại Hãn Hốt Tất Liệt, thì những nhà du hành khác cũng sẽ có thái độ giống Marco. 

Ở Đế quốc Mông Cổ thịnh vượng, Marco đã tìm thấy chính mình. Khả năng sử dụng lưu loát nhiều ngôn ngữ đã giúp ông được Hốt Tất Liệt trọng dụng, và vị hoàng đế này đã phái ông làm “sứ giả thực hiện một số sứ mệnh quan trọng của hoàng gia.” Phụng sự Đại Hãn Hốt Tất Liệt, Marco đã đặt chân đến nhiều quốc gia và tập trung ghi chép, viết lại tất cả những điều mới mẻ - kỳ lạ mà ông nghe và thấy được, để khi quay trở về có thể kể lại làm thỏa mãn mong ước của Đại Hãn. Marco đã gợi ra hình dung về những vùng đất xa xôi, lạ lẫm một cách tài tình, khiến chúng hiện lên vừa kỳ diệu vừa dễ hiểu. 

Marco Polo đã bị giam cầm tại Mông Cổ

 Nhưng tại sao lại có thể nói Marco đang bị giam cầm, nhưng lại an toàn? Từ khoảnh khắc cha của Marco, ngài Niccolò giao Marco cho Đại Hãn Hốt Tất Liệt sai bảo, số phận của Marco đã thay đổi. Ông đã trở thành người hầu cận của Đại Hãn. Địa vị của nhà Polo ở Đế quốc Mông Cổ cũng khá bấp bênh. Vì sự an toàn của họ phụ thuộc vào thiện chí của Đại Hãn nên họ không thể từ bỏ hay bỏ trốn khỏi Đại Hãn, chứ không phải họ không muốn quay trở về Venice..

Nhà Polo chỉ mất hơn 3 năm để đi từ Venice đến cung điện của Đại Hãn Hốt Tất Liệt, nhưng họ mất nhiều thời gian hơn để quay về nhà. Họ bị mắc kẹt ở Trung Hoa, mắc kẹt trong âm mưu của triều đình Mông Cổ. Họ vừa là những vị khách có đặc quyền, vừa là tù nhân ở đế quốc lớn nhất hành tinh thời ấy, cam chịu phục vụ Đại Hãn trong một thời gian dài vô tận. 

HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM TỰ DO 

Sự biến chuyển trong suy nghĩ của Marco về Đế quốc Mông Cổ và Đại Hãn Hốt Tất Liệt diễn ra khi ông gặp Tống Độ Tông. Marco đã nảy sinh ý tưởng cho rằng vị hoàng đế Tống Độ Tông là người vĩ đại nhất, chứ không phải Hốt Tất Liệt, bởi trái tim biết yêu công lý trong xã hội và trong hoạt động kinh tế. 

Khi làm một người thu thuế, ông tự mình quan sát những gì người Mông Cổ đang làm ở Trung Hoa, và ông dần vỡ mộng khi nghĩ đến người Mông Cổ. Từ đây, mâu thuẫn trong suy nghĩ của Marco ngày càng phát triển. 

Trong thời gian ở Hàng Châu, Marco vẫn luôn say sưa ngắm nhìn những con thuyền chở hàng nơi đây và mường tượng ra một âm mưu đào tẩu khỏi Đế quốc Mông Cổ, để rời khỏi Trung Hoa và trở về thành Venice đầy hoài niệm và tự do

Khi Đại Hãn bước vào thời kỳ già nua, chậm chạp và đầy đau đớn, nhà Polo đã tuyệt vọng tìm cách rời khỏi triều đình Mông Cổ. Thêm một năm trôi qua là thêm một năm năm niềm hy vọng quay trở về Venice khi còn sống của họ dần lụi tàn. 

“ Mặc dù họ nhận thấy mình giàu có về mặt tiền bạc và của cải, nhưng nỗi khát khao được trở về quê hương luôn ám ảnh trong tâm trí họ; và mặc dù họ được tôn vinh và ủng hộ, nhưng họ không nghĩ gì khác ngoài quê hương và cuộc trở về. "

Niccolò đã ngọt ngào năn nỉ Đại Hãn chính thức cho phép ba người gia đình ông được rời khỏi Đế Quốc Mông cổ, nhưng yêu sách của nhà Polo không được chấp thuận, bởi điều đó có nghĩa là họ sẽ không còn trung thành với nhà lãnh đạo Mông Cổ nữa. Hoặc cũng có thể vì lý do: sự ra đi của nhà Polo có thể là dấu hiệu quyền lực trong tay Đại Hãn đang suy yếu. 

Thời vận đảo lộn đã mang đến cho nhà Polo cơ hội mong manh khi thực hiện thành công sứ mệnh hộ tống công chúa Kokachin đến làm vợ Han Argon. Đại Hãn đã cho họ cơ hội quay trở về quê hương, nhưng sau một thời gian, họ phải trở lại với Đại Hãn. Nhà Polo lên đường, nhưng không có ý định làm theo lời hứa. Họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc rời đi ngay, trước khi Đại Hãn qua đời. 

Về sau này, khi tường thuật lại chuyến du hành của mình, Marco đã nhấn mạnh bước ngoặt này đến 2 lần để khẳng định tầm quan trọng của nó. Và ông coi đó là sự kiện đáng chú ý nhất trong toàn bộ quãng đời phụng sự Đế quốc Mông Cổ. 

 Theo từng dặm đường trên Con Đường Tơ Lụa cho đến khắp những vùng xa xôi, Marco đã tự viết cho mình trang văn để đời, góp nhặt những trải nghiệm để dựng lên một thiên sử thi vĩ đại dẫu thất thường, lãng mạn mà thực tế, có mục đích mà cũng không kém phần bốc đồng. 

Hiện nay trong giới sử gia trên toàn cầu vẫn còn tồn tại cuộc tranh cãi rằng liệu Marco Polo có thực sự đến Trung Hoa hay không? Và cuốn sách này, cũng như bản thân Bergreen cũng đã khẳng định rằng: Marco đã đặt chân lên Trung Hoa.

Bộ sách hiện đã có mặt trên gian hàng Shopee và Tiki của Trạm Đọc với ưu đãi lên tới 30% và miễn phí phí vận chuyển. Ghé thăm ngay tại:

Shopee: http://ldp.to/shopee-marcopolo 

Tiki: http://ldp.to/tiki-marcopolo 

>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Bill Gates chia sẻ về cuốn sách mới của mình: Làm cách nào để tránh một thảm họa khí hậu?

Jack London - Tác giả Tiếng gọi nơi hoang đã ĐỌC GÌ và ĐỌC NHƯ THẾ NÀO để trở thành một nhà văn?

 
Tags: