Trong bài phỏng vấn dưới đây, bạn đọc sẽ hiểu hơn về quá trình thai nghén, hình thành và hoàn thiện tác phẩm này thông qua những chia sẻ của tác giả Bergreen.
Vài năm trước, khi tôi có ý định viết về các nhà thám hiểm, Marco Polo là người tôi nghĩ đến đầu tiên vì sự ảnh hưởng của ông đến Thời đại Khám phá nói chung và đến những nhà thám hiểm khác nói riêng như Magellan và Columbus. Tôi viết về những chiến công và di sản mà ông để lại mới gần đây thôi nhưng ý tưởng này đã được thai nghén hàng năm trời. Câu chuyện cuộc đời ông có nhiều chi tiết mê hoặc và lý thú, và không có nhiều tác phẩm viết về ông hoặc hành trình của ông dành cho người lớn. Một trong những lý do thôi thúc tôi viết về Marco Polo là tôi tin rằng những chuyến phiêu lưu của ông sống mãi với thời gian. Tôi bắt đầu cuốn sách này bằng việc nghiên cứu về thế kỷ 13 nhưng khi kết thúc dự án tôi nhận ra thế giới khi đó không khác mấy so với thế giới bây giờ. Bản chất của loài người và địa lý không hề thay đổi, những hệ thống đức tin mà ông chứng kiến vẫn còn hiện hữu đến ngày nay. Phương Tây bị hấp dẫn bởi Trung Quốc và giao thương với họ hệt như thời của Polo. Sau một thời gian, tôi tự hỏi mình: “Liệu có bất kỳ điều gì thay đổi không?” Đương nhiên là có rất nhiều, nhưng những chuyến phiêu lưu của ông ấy vẫn rất bổ ích, mới mẻ và có tính phóng sự cao.
Tôi bắt đầu cuốn sách này bằng việc nghiên cứu về thế kỷ 13 nhưng khi kết thúc dự án tôi nhận ra thế giới khi đó không khác mấy so với thế giới bây giờ. Bản chất của loài người và địa lý không hề thay đổi, những hệ thống đức tin mà ông chứng kiến vẫn còn hiện hữu đến ngày nay. Phương Tây bị hấp dẫn bởi Trung Quốc và giao thương với họ hệt như thời của Polo.
Đây là một trường hợp hiếm gặp và tôi cũng rất ngạc nhiên khi nhận ra điều này. Có nhiều sách dành cho độc giả nhỏ tuổi và vô số tài liệu học thuật về ông, nhưng gần như chẳng có gì dành cho độc giả trưởng thành phổ thông dù Marco Polo là người nổi tiếng. Tôi không biết lý do chắc chắn nhưng tôi nghĩ tính cách độc đáo và có phần khó phân loại của Marco Polo – được phản ánh rõ trong tác phẩm của ông – là một nguyên nhân. Ông có phạm vi hiểu biết rất rộng. Marco Polo đã đặt chân đến nhiều quốc gia và lục địa và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa cùng ngôn ngữ khác nhau nên rất khó để tiếp cận ông nếu chỉ gộp chung sự giao thoa văn hóa đó. Không những thế, ông rất giỏi trong việc quảng bá bản thân. Marco Polo không cần ai giới thiệu về mình nhưng đó là 500 năm về trước. Giờ đây, di sản của ông cần nền tảng và bối cảnh để giải thích hoàn cảnh mà chúng ra đời.
Những câu chuyện của Marco Polo có thể chỉ là tin đồn bịa đặt nếu không có chuyện ông bị bắt trong một trận chiến ở Genoa và bị bỏ tù chung với một nhà văn lãng mạn kiêm công chứng viên tên Rustichello thành Pisa. Là một người dễ nói chuyện, Marco đã kể lại những câu chuyện của mình cho Rustichello. Sau này, Rustichello viết lại chúng. Marco bắt đầu quảng bá tác phẩm ấy nhưng tiếng tăm của ông vẫn chưa được biết đến rộng rãi. Vào thế kỷ 15, Sir John Mandeville tự viết lại và hư cấu hóa những chuyến đi của mình và truyện của ông này bán chạy hơn truyện của Marco Polo gấp năm lần. Marco muốn người ta nhớ đến mình là nhà thám hiểm vĩ đại nhất nhưng ông gặp khó khăn trong việc thuyết phục người dân Venice tin rằng ông đã đến từng ấy nơi thậm chí từng phục vụ cho Hốt Tất Liệt – vị hoàng đế quyền lực nhất thế giới. Ông có thể bị lãng quên trong làn sương mờ của lịch sử nên không nhờ những học giả chứng minh những câu chuyện của ông là sự thật. Vào thế kỷ 19, tên tuổi của ông bắt đầu được biết đến rộng rãi. Người ta nhìn nhận Marco Polo theo cách mà ông muốn: một người ghi chép lịch sử chứ không phải một kẻ ảo tưởng. Việc bào chữa tên tuổi cho ông đã kéo dài hàng thế kỷ.
Chuyện đó không khó như tôi tưởng tượng. Tôi có một nguồn tài liệu khá lớn từ thế kỷ 19 về Marco Polo đã làm sẵn chuyện đó: xác minh các chuyến đi của ông, chỉ ra điểm khác biệt hoặc mốc thời gian khác nhau so với những sử liệu khác. Nhà sử học người Pháp thế kỷ 19 M. G. Pauthier đã cẩn thận so sánh lời kể của Marco đối với biên niên sử Trung Quốc và gần như luôn tìm thấy nguồn trung lập xác nhận những gì Marco Polo đã viết. Tương tự, Henry Yule và Henri Cordier - người phát hành ấn bản tiếng Anh những câu chuyện của Marco Polo - đã làm việc với một nhóm chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới, chủ yếu là người Anh, để kiểm tra lại thông tin về người, địa điểm và những gì mà Marco chứng kiến. Một lần nữa, họ thường tìm thấy những tài liệu xác nhận trung lập. Tuy nhiên, chúng ta phải thật cẩn thận trong việc bóc tách sự thật về Marco khỏi những yếu tố hư cấu. Rustichello muốn người dân Venice xúc động khi đọc tác phẩm của mình nên ông đã lồng ghép vào đấy câu chuyện về những trận chiến và sự huyền diệu của Đạo Cơ Đốc, một số sao chép hoàn toàn từ những tác phẩm trước của ông. Một khi bạn hiểu được vai trò của Rustichello trong mối quan hệ hợp tác này, rất dễ để nhận ra đâu là phần thêm vào của ông và đâu là sự kiện có thật. Thực tế, tôi nghĩ sự hợp tác của họ là không bình đẳng. Tôi cảm giác Rustichello áp đặt những tư tưởng văn học của mình lên lời kể của Marco. Giọng văn và ý đồ câu chuyện không hòa quyện; họ không ăn ý như Nordhoff và Hall. Tôi cần nói thêm một thứ: Marco có trí tưởng tượng phong phú và trong sách tôi có đưa ra suy đoán rằng ông đã sử dụng thuốc phiện ở Afghanistan, trung tâm mua bán thuốc phiện ở cả thời đó lẫn bây giờ. Kết quả, phần lớn câu chữ của ông ấy đều rất có chiều sâu và giàu sức gợi vì bộ não của ông ấy hoạt động liên tục. Để đánh giá chính xác khả năng nhận thức cũng như năng lực miêu tả của Marco ta cần so sánh tác phẩm của ông với những nhà thám hiểm đương thời. Ông ấy chú ý đến nhiều thứ hơn và diễn giải sự vật theo nhiều góc khác nhau.
Đầu tiên là có thể áp dụng những quan sát của ông thế nào đối với thế giới ngày nay, đối với thương mại quốc tế, với ngoại giao, xung đột toàn cầu và sự suy yếu và lụi tàn của các hệ thống chính trị và tài chính. Một khía cạnh khác là cách mà người ta phân loại Marco Polo. Marco Polo luôn được xem là một nhà thám hiểm thời trung cổ điển hình, nhưng giai đoạn trung cổ mà ông lớn lên thì cực kỳ thịnh vượng và năng động. Nó không phải một giai đoạn cứng nhắc với mọi thứ đồng nhất thành một khối. Venice là một trong những khu vực phát triển nhất ở Tây Âu. Chỉ riêng việc được sinh ra ở đó đã cho ông nhiều lợi thế của thời đại. Mặc dù có tư duy của người trung cổ, Marco hướng đến việc vượt qua giới hạn và thách thức những gì chính thống. Theo chuẩn của ngày hôm nay ông đã làm nhiều chuyện vượt qua lẽ thường. Mặc dù không nói rõ ràng, nhưng ông coi con người là thước đo của vạn vật, nên trong mắt tôi ông giống một người từ thời Phục Hưng hơn.
Có thể áp dụng những quan sát của ông thế nào đối với thế giới ngày nay, đối với thương mại quốc tế, với ngoại giao, xung đột toàn cầu và sự suy yếu và lụi tàn của các hệ thống chính trị và tài chính.
Không hẳn. Người ta tin rằng một số loại mì bắt nguồn từ vùng Tiểu Á và thông qua Con đường Tơ Lụa đến với những vùng đất khác. Marco Polo quay lại Venice cùng thông tin về những phát minh có tầm ảnh hưởng, ví dụ như tiền giấy, than đá, thuốc súng nhưng không phải mỳ pasta hay kem.
Theo những gì Marco Polo viết, cuộc sống trên Con đường Tơ Lụa khá khó khăn và phải chịu căng thẳng thường xuyên. Những tên cướp luôn đe dọa tính mạng và tài sản và ông đã nhiều lần thoát chết trong gang tấc. Trên thực tế, bọn cướp nguy hiểm đến nỗi phần lớn Con đường Tơ Lụa bị đóng cửa cho đến khi quân Mông Cổ sử dụng sức mạnh quân sự để mang lại hòa bình. Rồi còn vấn đề thời tiết nữa. Marco miêu tả những khó khăn khi leo lên những ngọn Pamirs, nơi được gọi là Nóc nhà của thế giới, một khu vực cao đến nỗi không có loài chim nào bay tới và lửa dễ dàng bị dập tắt vì thiếu oxy. Bão tuyết cũng là một thử thách lớn vì Venice ấm hơn nhiều. Sét đánh và động đất xảy ra liên tục, giếng bị nhiễm độc, côn trùng có độc và lũ quét. Nhưng trên Con đường Tơ Lụa có thú tiêu khiển để bù đắp những khó khăn ấy. Cứ vài dặm sẽ có nhà trọ cho để những kẻ lữ hành có thể nghỉ ngơi. Ở đó họ có thể tìm thấy thức ăn và nơi trú ẩn cho bản thân và vật nuôi. Marco viết rằng một số thị trấn đặc biệt hiếu khách đối với khách lữ hành, cho họ giường, đồ ăn và phụ nữ.
Marco và Hốt Tất Liệt cần nhau. Marco thể hiện rất rõ ràng rằng ông không những là một người đưa tin trung thực mà còn rất giỏi thu thập thông tin. Nhà Đại Hãn gặt hái được nhiều lợi ích từ việc đó. Về phía Marco, ông cần sự bảo vệ của Hoàng đế Mông Cổ ở lục địa châu Á rộng lớn và hoang dã. Marco có sức thuyết phục rất lớn và ông biết làm cách nào để thuyết phục Hốt Tất Liệt. Đó là một tài năng. Chuyến đi của Marco tác động rất lớn đến cách người châu Âu nhìn nhận người châu Á. Tôi không nghĩ ra được bất kỳ ai có tầm ảnh hưởng tương tự. Dù mất một thời gian để những câu chuyện về ông lan rộng, nhất là trước thời Gutenberg, khi những cuốn sách được truyền tay từ người này sang người khác.
Ở một khía cạnh nào đó, đây là một cuốn sách về giao thương toàn cầu, vì vậy nó khá hợp thời. Marco Polo muốn tác phẩm của mình được phân loại vào mẹo và thủ thuật cho khách du hành trên Con đường Tơ Lụa. Các nhà ngoại giao có giấy tờ, lính thì làm theo mệnh lệnh, và những người theo đạo thì có điều lệ riêng. Marco muốn những người như ông có một cuốn sách thực địa về giao thương với châu Á và bao quát được mọi thứ, từ hệ thống chính trị địa phương, những mặt hàng có giá trị giao dịch (nhất là đá quý), những điểm dừng chân thoải mái và nơi người địa phương thường tập trung. Mặc dù Marco có vẻ có ý phản đối, ông vẫn miêu tả chi tiết những nơi mà một người lữ hành mệt mỏi và cô đơn trên Con đường Tơ Lụa đầy trắc trở có thể tìm thấy một người bạn giường hoặc một nhóm cộng đồng tâm linh, tùy theo tâm trạng của anh ta. Dường như Marco hứng thú với cả hai điều này. Nó làm ông trở nên hấp dẫn hơn trong mắt tôi đồng thời khiến ông trông giống một người đến từ thời kỳ Phục Hưng. Thi thoảng tôi cảm thấy ông đang viết một cuốn hướng dẫn căn bản về châu Á, một hướng dẫn đậm tính cá nhân và hơi khác thường về Đế quốc Mông Cổ và người Trung Quốc. Một khi bạn bóc tách được những thủ pháp văn học của cuốn sách, bạn có thể thấy ông thường đưa ra những lời khuyên mua bán và khoe khoang về những khám phá của mình. Ông rất muốn được xem là một người trở về Venice với chiến lợi phẩm trong tay. Trớ trêu là tại quê nhà Venice ông lại không nổi bật. Ông chỉ là một người lữ hành vừa trở về từ châu Á như bao người khác và khoe mẽ những khám phá của mình. Gia đình của ông tuy giàu có nhưng không thuộc về nhóm nhỏ kiểu soát công việc của nhà nước. Những chuyến đi của ông làm ông trở nên đặc biệt. Những nhận xét thời bấy giờ về Marco Polo thường có tính hoài nghi và trịch thượng rõ rệt.
Còn điểm chung gì so với ngày hôm nay? Chà, lúc đó Trung Quốc tựa như một gã khổng lồ ngủ say đang bắt đầu thức tỉnh, một vùng đất với những nguồn tài nguyên phi thường nhưng chưa được khai thác tối đa. Người Mông Cổ đang càn quét phương Đông, sang đến châu Âu và đang có tham vọng chinh phục toàn cầu. Venice của Marco Polo được so sánh với cách trung tâm thương mại lớn hiện nay, chẳng hạn như New York và London, hoặc có lẽ là Paris của thế kỷ 19 – một thỏi nam châm thu hút những người tìm kiếm tiền tài và địa vị - một thế giới hoa lệ nhưng tàn nhẫn, và ẩn bên dưới: vô hồn. Có rất nhiều đoạn thể hiện rằng Marco cảm thấy nơi đây rất ngột ngạt. Không gian rộng mở của thảo nguyên châu Á vẫy gọi ông, và cuối cùng giải phóng ông. Khi Marco Polo quay về Venice ông cảm thấy hoài nghi thay vì vinh quang. Tôi phải lưu ý rằng ông trở nên nhàm chán hơn cũng như ít vị kỷ hơn. Cuối cùng, ông tham gia vào thứ mà ông từng cố trốn thoát – xã hội phân tầng của Venice. Ngày nay chúng ta đánh giá cao Marco người đã viết nên cuốn “Những chuyến du hành” chứ không phải con người ông trở thành trong những năm cuối đời.
Ngày nay có nhiều Marco Polo hơn bao giờ hết. Tôi đang nói về những doanh nhân toàn cầu, những người đi tiên phong trong việc xúc tiến thương mại Đông – Tây. Giống như Marco ngày trước, họ phát hiện ra rằng giao thương là một ngôn ngữ chung có thể vượt qua mọi lằn ranh tôn giáo, chính trị và địa lý.
*Phỏng vấn được thực hiện bởi Penguin Random House
>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Guillaume Musso - tác giả sách bán chạy nhất của Pháp: “Không có bí mật hay công thức kỳ diệu nào”
Bill Gates chia sẻ về cuốn sách mới của mình: Làm cách nào để tránh một thảm họa khí hậu?
Jack London - Tác giả Tiếng gọi nơi hoang đã ĐỌC GÌ và ĐỌC NHƯ THẾ NÀO để trở thành một nhà văn?