6 chiến lược giúp bạn khoanh vùng tất cả các ý nghĩ tiêu cực
6 chiến lược giúp bạn khoanh vùng tất cả các ý nghĩ tiêu cực
Tất cả chúng ta đều rất cần những quá trình suy nghĩ để tồn tại và cạnh tranh trong thế giới hiện đại. Khả năng tư duy phản biện cho phép chúng ta giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả. Suy nghĩ sáng tạo cho phép chúng ta xây dựng những ý tưởng và mối liên kết độc đáo, đa dạng và tinh xảo. Nhưng chính thói quen suy nghĩ tiêu cực không mong muốn lại là thứ khiến tâm trí bừa bộn và rút cạn lòng nhiệt tình trong cuộc sống của chúng ta.
Tối Giản Tâm Trí
(6 lượt)
Theo nhà tâm lý học kiêm bác sĩ người Úc Russ Harris, tác giả cuốn The Happiness Trap: How to Stop Struggling and Start Living (tạm dịch: Cái bẫy hạnh phúc: Làm thế nào để ngừng vật lộn và bắt đầu sống), “Tiến hóa đã định hình bộ não chúng ta để giờ ta luôn có xu hướng chịu đau khổ về mặt tâm lý: so sánh, đánh giá và tự phê phán bản thân, tập trung vào những gì mình đang thiếu, ngày càng trở nên bất mãn với những gì mình đang có, tưởng tượng ra đủ mọi viễn cảnh đáng sợ mà phần lớn sẽ không bao giờ trở thành hiện thực. Thật dễ hiểu khi con người cảm thấy khó mà hạnh phúc được!”

Nhiều người sống cả đời làm nạn nhân của những ý nghĩ tiêu cực của chính họ. Họ cảm thấy mình không thể kiểm soát những ý nghĩ trong bộ não mình – và tồi tệ hơn, họ tin vào những “tiếng nói” bên trong cho rằng bầu trời đang sập xuống.

Trong khi định kiến tiêu cực là có thật, nó vẫn không thể đứng vững khi bạn dồn tâm sức để thay đổi và tự nhận thức bản thân. Trong khi thả mình theo tâm trí để lo lắng và buồn bã có vẻ là việc cực kỳ tự nhiên, bạn đã củng cố thói quen suy nghĩ tiêu cực khi không chịu thách thức nó mà lại thừa nhận những ý nghĩ này là bản ngã của bạn. Nhưng bạn có sức mạnh để nhận ra xu hướng này và thay đổi nó bằng cách xây dựng thói quen nhìn nhận ý nghĩ từ góc độ khác.

Bước đầu tiên là phải nhận ra các quy luật suy nghĩ của bạn và ngăn chặn chúng trước khi chúng vượt khỏi tầm kiểm soát.

Dưới đây là sáu chiến lược mà bạn có thể sử dụng để phá vỡ quy luật, đồng thời cảm hóa được tâm trí mình. 

Mỗi chiến lược chỉ mất vài phút để áp dụng mà thôi.

Chiến lược #1: Làm người quan sát

Hãy bắt đầu bằng cách nhận thức những ý nghĩ của mình. Hãy tách “bản ngã” của bạn khỏi các ý nghĩ, hãy đơn thuần chỉ quan sát những gì đang diễn ra trong tâm trí.

Bí quyết ở đây là bạn phải thực hiện theo cách hoàn toàn khách quan mà không đánh giá bất kỳ ý nghĩ nào. Bạn chỉ cần nhận thức bản thân mình với tư cách là một nhân chứng khách quan đang quan sát các ý nghĩ.

Bài tập này có thể được thực hiện rải rác trong ngày hoặc trong một buổi thiền định. Quan sát các ý nghĩ của bạn thay vì gắn chặt với chúng sẽ tước đi quyền lực của các ý nghĩ và các cảm xúc mà chúng gây nên.

Chiến lược #2: Đặt tên ý nghĩ

Một cách khác để tách bản thân bạn khỏi ý nghĩ của mình là thừa nhận về mặt tinh thần rằng chúng chỉ là ý nghĩ – chứ không phải thực tế. 

Ví dụ nếu bạn nghĩ rằng: “Mình sẽ không bao giờ làm xong hết những việc này” hãy thay đổi tiếng nói bên trong thành “Tôi đang nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ làm xong được hết những việc này.” 

Điều này củng cố sự thật rằng bạn là thực thể tách biệt với các ý nghĩ của mình.

Chiến lược #3: Đơn giản hãy nói không

Khi bạn nhận thấy mình đang rơi vào vòng xoáy lo lắng, hãy đơn giản nói, “DỪNG LẠI!” thật to (việc nói thành tiếng sẽ càng có tác dụng gián đoạn), sau đó tưởng tượng một bức tường bằng kim loại nặng rơi xuống đánh rầm, chắn ngay trước những ý nghĩ đang vượt khỏi tầm kiểm soát của bạn.

Chiến lược #4: Hãy thử chiêu Sợi dây cao su

Hãy đeo một sợi dây cao su trên cổ tay. Mỗi khi bạn nhìn thấy nó, hãy dừng lại và nhìn nhận

các ý nghĩ của mình. Nếu bạn bị mắc kẹt trong thói quen suy nghĩ tiêu cực, hãy đổi sợi dây cao su sang cổ tay bên kia hoặc nhẹ nhàng kéo nó bật vào cổ tay. Hành động này sẽ làm gián đoạn luồng ý nghĩ tiêu cực.

Chiến lược #5: Nhận biết dấu hiệu châm ngòi

Thông thường, việc suy nghĩ quá nhiều và tiêu cực được châm ngòi bởi một người, một sự

việc hoặc tình trạng thể chất. Hãy chú ý tới các mối lo lắng và căng thẳng thông thường bạn vẫn hay phiền lòng.

Liệu có ai đó hoặc chuyện gì đó đã xảy ra và khiến những việc này xuất hiện trong trong tâm trí bạn hay không?

Nếu có, hãy viết lại những dấu hiệu châm ngòi để bạn nhận thức được khi chúng xảy ra. Nhờ thế, bạn có thể tránh không bị phục kích bởi các ý nghĩ tiêu cực.

Chiến lược #6: Tự làm mình sao lãng

Hãy phá vỡ chu trình bằng các yếu tố gây sao lãng. Hãy làm việc gì đó khiến tâm trí bạn bận bịu, như thế sẽ không còn chỗ cho các suy nghĩ tiêu cực nữa. Hãy lao mình vào một dự án nào đó đòi hỏi sự tập trung và trí lực.

Nếu bạn phải ngồi lì trong xe hoặc đang đứng xếp hàng, hãy thử nhẩm lại bảng cửu chương trong đầu hoặc cố gắng thuộc một bài thơ.

—---------- 

Liệu chúng ta có buộc phải trở thành nạn nhân của “tâm trí khỉ”? Liệu chúng ta có buộc phải chiến đấu liên tục với các suy nghĩ và để chúng lôi ta xuống hố sâu lo lắng, dằn vặt và căng thẳng? Làm cách nào để thanh lọc tâm trí, không còn bị vướng bận bởi những điều tiêu cực và đau đớn.

Bạn có thể sẽ không giữ nổi căn nhà tâm trí của mình luôn gọn gàng, nhưng bạn có thể chi phối suy nghĩ đủ sâu để cải thiện chất lượng cuộc sống và mức độ hạnh phúc của bạn. 

Thông qua những bài tập rèn luyện sự chú tâm và các thói quen hữu ích trong cuộc sống mà tác giả S.J. Scott và Barrie Davenport chia sẻ trong cuốn sách “Tối giản tâm trí”, bạn có thể tước đi sức mạnh của các ý nghĩ tiêu cực, có thêm “không gian” trong tâm trí để tận hưởng sự tĩnh tâm và hạnh phúc. Bạn sẽ sớm có được sự minh mẫn để biết điều gì là quan trọng nhất với mình, thứ gì không còn phục vụ cho mục tiêu của mình nữa và bạn muốn sống mỗi ngày như thế nào. 



Tags: